Giả mạo trang web, tin nhắn từ ngân hàng để chiếm đoạt tài sản

Bộ Công an cảnh báo người dân cần cảnh giác trước các tin nhắn giả mạo trang web của ngân hàng, mạng xã hội để người dùng đăng nhập rồi chiếm đoạt quyền kiểm soát tài khoản.

LTS: Với thủ đoạn tinh vi, đa dạng, các đối tượng lừa đảo qua mạng đã chiếm đoạt số tiền hàng tỷ đồng qua nhiều vụ việc. Mặc dù cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo, nhưng do thiếu kiến thức và kinh nghiệm xử lý, nhiều người vẫn sập bẫy. Vào thời điểm cuối năm, từ cảnh báo của cơ quan chức năng, báo VietNamNet thực hiện các bài viết nhằm chỉ rõ thủ đoạn lừa đảo, cách để người dân phòng tránh loại tội phạm này.

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn các đối tượng tội phạm giả mạo các trang web, ứng dụng của các tổ chức, tài khoản của các cá nhân (ngân hàng, mạng xã hội...) gửi các đường link để người dân đăng nhập nhằm chiếm quyền điều khiển, kiểm soát tài khoản.

Sau đó, các đối tượng nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại, hoặc chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại bằng nhiều thủ đoạn khác nhau để nhận mã xác minh tài khoản nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an cho thấy, từ tháng 9 đến nay, tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng… người dân thường xuyên nhận được tin nhắn giả mạo của các ngân hàng thương mại (tin nhắn SMS Brandname) với nội dung: “Thông báo khách hàng đã đăng ký, kích hoạt dịch vụ tài chính toàn cầu có mức phí sử dụng từ 3-6 triệu đồng, nếu muốn hủy thì truy cập vào đường dẫn https://vietinbank.com.vn-vp.top hoặc https://vpbank.com.vn-vb.top...”.

Gia mao trang web, tin nhan tu ngan hang de chiem doat tai san
Nhiều tin nhắn giả mạo ngân hàng khiến người dân sập bẫy tội phạm lừa đảo. Ảnh minh hoạ

Thực chất đây là tin nhắn giả mạo ngân hàng mà các đối tượng lừa đảo tạo lập ra để dẫn dụ người dùng truy cập vào, nhằm đánh cắp thông tin, chiếm quyền quản trị tài khoản ngân hàng của người dùng, sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền có trong tài khoản.

Bộ Công an xác định đây là đường dây tội phạm có tính chất chuyên nghiệp xuyên quốc gia do các đối tượng người nước ngoài cầm đầu, cấu kết chặt chẽ với các đối tượng trong nước thực hiện.

Các đối tượng này sử dụng các thiết bị công nghệ cao được sản xuất ở nước ngoài để thiết lập giả trạm thu, phát sóng di động của các doanh nghiệp viễn thông, thu thập thông tin thuê bao di động và thông tin thiết bị để thực hiện phát tán các tin nhắn mạo danh ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trung bình mỗi ngày, các đối tượng thực hiện phát tán thành công từ 40.000 đến 80.000 tin nhắn/1 bộ thiết bị. Các bộ thiết bị mà đối tượng sử dụng có thể tùy chỉnh giả mạo đầu số tin nhắn của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Để nâng cao hiệu quả việc phòng ngừa, cũng như kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý các đối tượng lừa đảo bằng thủ đoạn nêu trên, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không bấm vào các đường link, tên miền lạ được gửi đến email, điện thoại; không cung cấp mã OTP, mã xác nhận cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng để tránh sập bẫy lừa đảo.

Gia mao trang web, tin nhan tu ngan hang de chiem doat tai san-Hinh-2

Cảnh báo từ những vụ giả mạo công an, viện kiểm sát lừa đảo tiền tỷ
Các đối tượng sử dụng mạng viễn thông, mạo danh là người làm trong cơ quan công an, viện kiểm sát để lừa đảo số tiền nhiều tỷ đồng của các nạn nhân.

Gia mao trang web, tin nhan tu ngan hang de chiem doat tai san-Hinh-3

Thủ đoạn mạo danh người nước ngoài làm quen gửi quà, tiền để lừa đảo
Bộ Công an cho biết, hình thức lừa đảo giả mạo là người nước ngoài rồi lên mạng xã hội làm quen và gửi quà về Việt Nam dù không phải cách thức mới nhưng vẫn có nạn nhân sập bẫy.

SCB cảnh báo lừa đảo qua tin nhắn giả mạo

Ngân hàng Sài Gòn (SCB) khuyến cáo khách hàng không truy cập vào đường link trong tin nhắn giả mạo Ngân hàng cũng như không cung cấp các thông tin đăng nhập.

Gần đây, xuất hiện đối tượng mạo danh SCB gửi tin nhắn SMS lừa đảo về việc tài khoản của khách hàng bị khóa hoặc đã đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền,... và yêu cầu Khách hàng BẤM vào đường link trong tin nhắn để HỦY/THANH TOÁN dịch vụ.
Các nội dung này được gửi đến nhiều khách hàng, bất kể Khách hàng có sử dụng hay không sử dụng dịch vụ của SCB.

“Bóc” chiêu trò lừa đảo của đa cấp Skyway bị Bộ Công an cảnh báo

Theo Bộ Công an, thủ đoạn hoạt động của Skyway là chào bán số lượng cổ phiếu để huy động vốn, có dấu hiệu của hành vi kinh doanh đa cấp trái phép.

Nhiều quốc gia cảnh báo
Theo khuyến cáo của Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an), Skyway được giới thiệu là tập đoàn thực hiện các dự án công nghệ vận tải trên không, được thành lập ở Belarus, hoạt động theo hình thức huy động vốn từ nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân (nhà đầu tư) thông qua hình thức mua các gói cổ phần.

Nhiều phụ nữ “sập bẫy” gã đàn ông với tờ hóa đơn hàng 77 triệu đồng

Với tờ hóa đơn ghi hàng hóa trị giá 77 triệu đồng, không có con dấu, chữ ký, gã đàn ông ăn mặc lịch sự đã khéo léo diễn màn kịch, lừa đảo chiếm đoạt nhiều chiếc điện thoại của chị em phụ nữ cả tin…

Ngày 27/11, Công an quận Hà Đông cho biết, đơn vị đang tạm giam đối với Dương Đức Đồng (SN 1985), trú xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, TP Hà Nội về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 BLHS năm 2015.