“Bóc” chiêu trò lừa đảo của đa cấp Skyway bị Bộ Công an cảnh báo

Theo Bộ Công an, thủ đoạn hoạt động của Skyway là chào bán số lượng cổ phiếu để huy động vốn, có dấu hiệu của hành vi kinh doanh đa cấp trái phép.

Nhiều quốc gia cảnh báo
Theo khuyến cáo của Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an), Skyway được giới thiệu là tập đoàn thực hiện các dự án công nghệ vận tải trên không, được thành lập ở Belarus, hoạt động theo hình thức huy động vốn từ nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân (nhà đầu tư) thông qua hình thức mua các gói cổ phần.
Tại Việt Nam, Skyway được cho là có hoạt động ở một số địa phương như Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh, Bắc Giang. Trong đó, văn phòng đại diện của Skyway tại Hà Nội ở MBLand trên đường Trung Kính và chung cư N02, ngõ 259 Yên Hòa, quận Cầu Giấy. Tại TPHCM, Skyway có văn phòng đại diện ở 37 Trần Thủ Độ, quận Tân Phú.
Còn tại Bắc Ninh, Skyway có văn phòng đại diện ở SH-66 Belhomes, Khu đô thị VSIP Từ Sơn. Tuy nhiên, văn phòng ở tỉnh này thường xuyên đóng cửa, rất ít khi hoạt động. Còn địa chỉ trụ sở ở Hà Nội không có công ty nào tên là Skyway hoạt động. Công an cáo buộc người đứng đầu tổ chức trên là Nguyễn Thu Mát (39 tuổi, quê Yên Bái).
“Boc” chieu tro lua dao cua da cap Skyway bi Bo Cong an canh bao
 Skyway chưa được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. (Ảnh chụp màn hình).
Bộ Công an cho biết, Skyway chưa được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động kinh doanh đa cấp, có dấu hiệu vi phạm pháp luật thông qua việc giới thiệu thêm thành viên vào hệ thống, giới thiệu được nhiều thành viên thì nhận được nhiều hoa hồng. Đây là dấu hiệu của hành vi kinh doanh đa cấp trái phép thông qua hình thức đầu tư tài chính, tiền ảo, tiền điện tử...
Cũng theo Bộ Công an, một số quốc gia như Estonia, Bỉ... đã có cảnh báo về hoạt động huy động vốn của Skyway là trái pháp luật, có đặc điểm lừa đảo giống mô hình kim tự tháp.
Tại Việt Nam, Bộ Công Thương cảnh báo người dân không tham gia các sàn giao dịch, đầu tư tài chính... theo phương thức đa cấp Skyway. Đồng thời, một số trang mạng cảnh báo những tiêu cực và mức độ rủi ro, không an toàn như 12r.vn, beatdautu.com, vaytaichinh.vn... liên quan đến hoạt động kinh doanh đa cấp.
Kiểm tra tên miền SkyWay là skyway.capital qua công cụ ScamAdviser.com (website uy tín chuyên phân tích mức độ hợp pháp hay lừa đảo của các website trên thế giới). Kết quả chỉ ra rằng website skyway.capital có điểm tin cậy là 1/100, được cảnh cáo là lừa đảo và không an toàn để truy cập.
Bộ Công an khuyến cáo đa cấp Skyway lừa đảo 
Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an) cho rằng, thủ đoạn hoạt động của Skyway là chào bán số lượng cổ phiếu theo 15 giai đoạn để huy động vốn, thực hiện các dự án của mình. Mọi người đều có thể mua cổ phiếu của Skyway để trở thành nhà đầu tư, gói đầu tư thấp nhất là 15 USD, còn gói cao nhất là 150.000 USD.
Khi nhà đầu tư muốn tham gia phải có sự giới thiệu của người đầu tư và được cấp 1 tài khoản để đăng nhập trên website://new.skyway.capital sau đó chuyển tiền vào hệ thống của Skyway bằng phương thức thanh toán qua thẻ Visa/MasterCard hoặc tiền điện tử như: Bitcoin, ETH, BCH... và nhà đầu tư có thể mua các loại gói cổ phiếu theo quy định.
Khi tham gia hệ thống, nhà đầu tư được hưởng cổ tức hàng tháng theo số lượng cổ phần sở hữu, ngoài ra được hưởng thêm hoa hồng khi giới thiệu người đầu tư mới. Skyway dựa vào số tiền của nhà đầu tư để phân 7 cấp bậc khác nhau. Người có mức đầu tư dưới 100 USD ở cấp 1, còn mức Sky Expert (cấp 7) dành cho người có mức đầu tư trên 20.000 USD.
Tuy nhiên, nhà đầu tư muốn nhận hoa hồng, ngoài giới thiệu thêm người tham gia, còn phải đảm bảo các điều kiện do Skyway quy định.
Mặt khác, các đối tượng thông qua các trang web, zalo, facebook... để giới thiệu, quảng cáo các dự án của Công ty Skyway (như các trang website: https://skywayvietnam.com, skyway-vietnam.com; nhóm zalo: “Tìm hiểu Dự án Skyway” và Skyway Việt Nam; nhóm "UST Hành trình giàu có & Thịnh vượng) hoặc tiếp xúc, gặp gỡ riêng để tư vấn...
Bộ Công an xác định đến nay, những nhà đầu tư chưa nhận được tiền lãi. Còn cơ quan chức năng cũng chưa nhận được đơn thư tố cáo của bị hại nào liên quan đến hoạt động của Công ty Skyway. Điều này khiến việc xác minh, xử lý gặp nhiều khó khăn do Công ty Skyway có trụ sở đặt tại nước ngoài, các giao dịch chủ yếu giữa cá nhân với nhau hoặc thông qua trang web của nước ngoài.

Công ty An Phát Thịnh bị “tố” kinh doanh đa cấp: Khách hàng thận trọng

(Kiến Thức) - Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, để xác định Công ty An Phát Thịnh có lừa đảo trong kinh doanh đa cấp hay không thì cần phải căn cứ vào kết luận điều tra của phía cơ quan Công an. 

Thông tin Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại An Phát Thịnh (gọi tắt Công ty An Phát Thịnh; trụ sở chính tại 147 phố Chùa Hà, xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; Văn phòng đại diện tại ngõ 25 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị khách hàng “tố” kinh doanh đa cấp, lừa đảo đang gây xôn xao dư luận.

Sĩ Thanh ôm toilet, Ngọc Trinh văng tục khi say xỉn

Sĩ Thanh lết về phòng ôm toilet, ói vì trước đó quá sung trong đám cưới Diệu Nhi - Anh Tú.

Si Thanh om toilet, Ngoc Trinh vang tuc khi say xin

Mới đây, Sĩ Thanh đăng tải hình ảnh "say quên lối về" trong đám cưới Diệu Nhi - Anh Tú hôm 10/10. Nữ ca sĩ tiết lộ, tuy "bất tỉnh nhân sự" nhưng nhờ sự giúp đỡ của ai đó, cô vẫn lết được về phòng nghỉ. Ngay khi tới phòng, Sĩ Thanh "ôm" luôn bồn cầu và ói.

Công ty Liên kết Việt: Lừa 68.000 người, thu hơn 2.100 tỉ đồng

(Kiến Thức) - Bằng nhiều thủ đoạn bị cáo Lê Xuân Giang (SN 1971, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Liên Kết Việt) và đồng phạm đã lôi kéo 68.000 người từ 49 tỉnh, thành phố khác nhau tham gia vào đường dây kinh doanh đa cấp, qua đó thu của họ hơn 2.100 tỉ đồng.

Sáng qua 23/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Xuân Giang (SN 1971, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Liên Kết Việt) và đồng phạm bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước tòa, Giang cho biết khi công ty mới đi vào hoạt động, lượng khách hàng nhỏ công ty xuất hàng hóa cho khách và trả hoa hồng đúng theo cam kết. Nhưng sau này công ty phát triển quá nhanh dẫn đến lúng túng, không biết cách kiểm soát.
Cong ty Lien ket Viet: Lua 68.000 nguoi, thu hon 2.100 ti dong
 Bị cáo Lê Xuân Giang (hàng đầu và đồng phạm). Ảnh: cand.com.vn
Về bị cáo Nguyễn Thị Thủy (SN 1970, Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên Kết Việt) là người hưởng lợi bất chính nhiều nhất từ loại hình kinh doanh đa cấp của Công ty này. Bị cáo Thuỷ cho biết, chỉ tính từ tháng 4/2014 đến tháng 9/2015, Thuỷ đã nhận số tiền hơn 38 tỉ đồng. Tính trung bình mỗi tháng, Thủy nhận 2,2 tỉ đồng. Trước HĐXX Thủy vẫn khăng khăng cho rằng, chị ta được Giang thuê về làm nhân viên tư vấn và không giữ chức vụ gì của Công ty Liên Kết Việt.
Cong ty Lien ket Viet: Lua 68.000 nguoi, thu hon 2.100 ti dong-Hinh-2

Các bị hại tham dự phiên toà.  Ảnh: cand.com.vn

 
Đứng sau Thủy về thu nhập là bị cáo Trịnh Xuân Sáng (SN 1975, thành viên nhóm phát triển thị trường của công ty). Sáng chỉ làm việc tại Công ty Liên Kết Việt có 16 tháng, nhưng đã nhận tới 17 tỉ đồng.
Công việc của Sáng là giám sát, quản lý, hỗ trợ bộ phận IT, hỗ trợ bị hại đăng nhập vào ID trên website của công ty, xây dựng phần mềm trả thưởng khách hàng, đồng thời thống kê định kỳ số lượng khách và tiền khách hàng đã nộp vào công ty.

Giang và các đồng phạm đặt ra mô hình trả thưởng theo hình kim tự tháp, lấy tiền của người tham gia sau trả cho người tham gia trước, từ tiền lôi kéo người tham gia mới, từ những khoản tiền của những người tham gia trong mạng lưới đa cấp của Công ty Liên Kết Việt mà không phải từ hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp. Số tiền thưởng, tiền hoa hồng hứa hẹn sẽ trả cho các nạn nhân lên tới trên 65% tổng số tiền thu được của chính các bị hại.

Khi hỏi về Công ty Liên kết Việt và tại sao lại đầu tư số tiền lớn vào Công ty này thì hầu hết người bị hại đều rất mơ hồ. Họ cho biết, chỉ thấy công ty quảng cáo cứ tham gia là có lãi nhiều nên ham mà tin theo.

Điều đáng nói là rất nhiều bị hại trong vụ án này đã lớn tuổi. Nguồn tiền họ bỏ ra đầu tư kinh doanh đa cấp tại Công ty Liên Kết Việt là tiền tiết kiệm cả đời dành dụm. Và hầu hết họ đều dấu con cháu khi tham gia vào đường dây đa cấp của Lê Xuân Giang.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 >>> Mời các bạn xem thêm video: Xét xử "trùm" lừa đảo đa cấp Liên Kết Việt

Nguồn: Truyền hình Nhân Dân