Gia hạn trừng phạt Nga, PACE tự trừng phạt mình

(Kiến Thức) - Việc gia hạn các lệnh trừng phạt nhằm vào các đoàn đại biểu Nga, Hội đồng Nghị viện châu ÂU (PACE) đã tự trừng phạt mình.

Việc gia hạn các lệnh trừng phạt nhằm vào các đoàn đại biểu Nga, Hội đồng Nghị viện châu ÂU (PACE) đã tự trừng phạt mình, tự đưa mình rời khỏi trò chơi trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine và tự tay xóa bỏ các cơ hội để làm việc với Nga, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Hạ viện Nga – ông Aleksei Puskov cho hay trên kênh truyền hình Rosiya -1 vào 2/2.
Gia han trung phat Nga, PACE tu trung phat minh
 Ông Sergei Puskov - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Hạ viện Nga.
Một vài thành viên của PACE, theo ý kiến của tôi, không nhận ra rằng khi họ đưa ra các lệnh trừng phạt và khi chúng tôi chúc mừng họ về quyết định “khôn ngoan” này, họ đã mất tất cả vai trò của họ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine và cũng đã cắt đứt tất cả mối liên hệ với Nga, ông Pushkov cho hay. Hơn nữa, các nhà lập pháp châu Âu đã không nhận ra rằng sau khi chối bỏ các quyền hạn của Nga ở Strasbourg, “họ không còn có thể đưa ra bất cứ yêu cầu với Nga nữa”.
Ông Puskov cho biết: "Họ (những đại diện của PACE) đang xin phép để gặp gỡ nữ phi công Ukraine – Nadezhda Savchenko, và họ thực sự muốn làm một bản báo cáo về tình trạng nhân quyền ở Crimea”. Nếu ban đầu, Nga đã sẵn sàng để xem xét những đề nghị đó, thì bây giờ những triển vọng đã không còn đối với PACE nữa, ông nói.
Người đứng đầu Hạ viện Nga cho biết: “Tôi tin rằng Nghị viện (của Ủy ban châu Âu) đã tự trừng phạt mình”. “Họ quên rằng họ đã đánh mất Nga như là một thành tố quan trọng trong lục địa châu Âu”, ông nói. “Và bây giờ, khi họ đã bắt đầu nhận ra các hậu quả, và một lần nữa, chúng tôi lại nghe được nhọ nói rằng các cuộc đàm phán với Nga rất là quan trọng với họ”, nhà chính trị gia cho hay.
Vào ngày 28/1, Hội đồng Nghị viện châu Âu đã quyết định gia hạn các lệnh trừng phạt chống lại đoàn đại biểu của Nga và tước đi quyền bỏ phiếu và quyền tham gia các cuộc họp của PACE đến tháng 4/2015. Sau đó, đại biểu của Nga đã rút khỏi PACE cho đến tận cuối năm 2015.
http://itar-tass.com/en/russia/774770

Cảnh sống nơm nớp dưới vòng vây lính bắn tỉa Syria

(Kiến Thức) - Người dân Syria hàng ngày phải đối mặt với những rủi ro vô hình và luôn luôn hiện diện từ những tay súng bắn tỉa.

Canh song nom nop duoi vong vay linh ban tia Syria
 Một lính bắn tỉa thuộc phe nổi dậy vũ trang mang tên Quân Đội Syria Tự Do ngồi ở vị trí ngắm bắn đằng sau các bao tải cát ở một địa điểm thuộc Old Aleppo.

Điểm danh vũ khí tạo nên sức mạnh Quân đội Nga

(Kiến Thức) - Quân đội Nga đang trải qua quá trình hiện đại hóa trang bị vũ khí sâu rộng nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ cho tới nay.

Diem danh vu khi tao nen suc manh Quan doi Nga
Theo hãng thông tấn Itar-Tass cho biết, từ nay đến năm 2020 Quân đội Nga sẽ hoàn tất việc hiện đại hóa hơn 11.000 đơn vị bộ binh, trong đó sẽ chú trọng vào các đơn vị bộ binh cơ giới. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 - dù đã có T-90 nhưng những chiếc T-72 nâng cấp vẫn đóng vai trò "xương sống" lực lượng tăng - thiết giáp Nga.

Cấm vận Nga, EU thiệt hại bao tiền?

(Kiến Thức) - Người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Nga khẳng định EU mất khoảng 40 tỉ Euro do mối quan hệ với Nga xấu đi.

Những tổn thất mà EU phải gánh chịu do quan hệ với Nga xấu đi có thể ở mức 21-40 tỉ Euro, người đứng đầu Ủy ban đối ngoại Nga Alexey Pushkov phát biểu vào hôm nay (16/3).

Cam van Nga, EU thiet hai bao tien?
 Châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga nhưng chính những nước này cũng đang phải chịu ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt đó (Hình minh họa).
Trích dẫn số liệu của Ngoại trưởng Tây Ban Nha, ông Pushkov nhấn mạnh rằng EU đã mất khoảng 21 tỉ Euro từ khi áp đặt các lệnh trường phạt; còn theo nhà kinh tế học Nhật Bản, EU đã mất 30 tỉ euro, ông Pushkov bổ sung. “Một vài nhà phân tích Châu Âu lại cho rằng con số tổn thất lên tới 40 tỉ Euro”, nhà lập pháp nhấn mạnh. 
Trong khi đó, tổng thiệt hại mà nông dân Châu Âu phải chịu từ lệnh cấm vận nhập khẩu thực phẩm từ Nga là 12 tỉ Euro vào năm 2014. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8/2014, hàng hóa nhập khẩu từ Nga vào EU giảm 12%, tương đương 10 tỉ Euro. “Nếu trong năm 2013, giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm 2012 đạt 80 tỉ euro thì trong năm 2014 con số này chỉ đạt 70 tỉ euro”, ông Pushkov cho biết.