Gia đình Chủ tịch Đặng Quốc Dũng mạnh tay thu gom cổ phiếu Nhựa Tiền phong

(Vietnamdaily) - Trong khi công ty Minh Hải muốn rút vốn thì hai con của Chủ tịch Đặng Quốc Dũng lần lượt đăng ký mua vào cổ phiếu Nhựa Tiền phong.

Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Minh Hải đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu của CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) nhằm giảm lượng nắm giữ.

Thời gian thực hiện từ 4/12/2019 đến 3/1/2020 bằng phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Hiện XNK Minh Hải đang nắm giữ hơn 3,44 triệu cổ phiếu NTP, tương ứng chiếm 3,51% vốn. Nếu giao dịch thành công, tổ chức này giảm nắm giữ xuống hơn 1,44 triệu cổ phiếu, chiếm 1,47%.

Đáng nói, cùng thời gian này, bà Đặng Thị Minh Hương, con gái ông Đặng Quốc Dũng, Chủ tịch HĐQT NTP lại đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu NTP. Hiện bà Hương chưa nắm giữ cổ phiếu nào tại NTP. Còn ông Dũng đang nắm giữ từ hơn 6,74 triệu cổ phiếu, tương ứng 6,87% vốn.

Trước đó, trong thời gian từ ngày 25/11 đến 2012, con trai ông Dũng là Đặng Quốc Minh cũng đăng ký mua vào 300.000 cổ phiếu NTP, trong khi Ủy viên HĐQT Chu Văn Phương lại đăng ký bán 250.000 cp.

Tại thời điểm cuối năm 2018, Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang là cổ đông lớn nhất tại NTP với 37,1% vốn, còn Sekisui Chemical (Nhật Bản) nắm 15%, và CTCP Nhựa Tiền phong phía Nam nắm 5,66%.

Theo đó, điểm nhấn của Nhựa Tiền Phong là từ câu chuyện thoái vốn của SCIC sắp tới có thể sẽ là cú huých thúc đẩy cho thanh khoản của mã chứng khoán này.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu NTP đang giao dịch quanh mức giá 31.300 đồng/cp phiếu trong phiên sáng 29/11, giảm 7% trong vòng 1 tháng qua.

Như vậy, ước tính thương vụ giao dịch của XNK Minh Hải sẽ thu về khoảng 63.4 tỷ đồng.

Gia dinh Chu tich Dang Quoc Dung manh tay thu gom co phieu Nhua Tien phong
 

Nhựa Thiếu niên Tiền Phong có tiền thân là nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong thành lập năm 1960 và được cổ phần hóa năm 2005.

Hoạt động kinh doanh chính của Nhựa Tiền Phong là sản xuất các sản phẩm ống nhựa như PVC, HDPE, PPR và các sản phẩm phụ tùng phụ vụ ngành xây dựng, cấp thoát nước.

Năng lực sản xuất hàng năm khoảng 102.000 tấn, dẫn đầu cả nước về sản lượng với thị trường được tập trung phần lớn tại miền Bắc, một phần tiêu thụ miền Trung và khu vực TP HCM.

Hiện Nhựa Tiền Phong chiếm 30% thị trường nội địa và 70% thị trường ngoài miền Bắc.

Năm 2019, Nhựa Tiền Phong dự kiến lợi nhuận sau thuế 388 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so cùng kỳ.  Cổ tức dự kiến 25% bằng tiền mặt và cổ phiếu.

Đại gia thời bao cấp dùng hàng hiệu thế nào?

(Kiến Thức) - Đại gia thời bao cấp dùng  đồng hồ Poljot, Seiko, xe đạp Favorite, xe máy Peugeot, dép đúc, dép nhựa Tiền Phong, tông lào,... 

 
Dai gia thoi bao cap dung hang hieu the nao?

1. Vô tuyến

Vô tuyến - đây là thiết bị "siêu sang" của những gia đình giàu có thời bao cấp giữa thời buổi đất nước khó khăn. Ảnh: Giáo dục Việt Nam.

Dai gia thoi bao cap dung hang hieu the nao?-Hinh-2

2. radio

Chiếc đài cũ kỹ nhưng ở thời hoàng kim nó là biểu tượng của sự giàu có và giải trí cực tốt. Nhiều người nhớ về thời quá vãng và với họ, chiếc radio ngày đó cũng mang đầy đủ giá trị "thương hiệu" tựa như chiếc điện thoại Vertu ngày nay. Ảnh: Giáo dục Việt Nam.

Dai gia thoi bao cap dung hang hieu the nao?-Hinh-3
Ngoài ra, chiếc đài cassette Sony mua tại Nga được coi là hàng hiệu và chỉ có nhà giàu mới đủ tiền mua sắm. Ảnh: Eva.vn.
Dai gia thoi bao cap dung hang hieu the nao?-Hinh-4

3. Đồng hồ Poljot, Seiko

Đồ chơi "công nghệ" thời kỳ này là đồng hồ Poljot của Liên Xô, một trong những món đồ khiến giới đại gia thời bao cấp khát khao sở hữu. Ảnh: Lao động.

Dai gia thoi bao cap dung hang hieu the nao?-Hinh-5
Nhưng đồng hồ Poljot bắt đầu thất thế trước sự xuất hiện của đồng hồ Seiko đến từ Nhật Bản. Những chiếc đồng hồ chạy tự động, không phải lên giây, lại hiện ra cả thứ, ngày, tháng này quả là quá sang trọng. Ảnh: Lao động.
Dai gia thoi bao cap dung hang hieu the nao?-Hinh-6

4. Xe đạp Favorite

Xe Favorite (một loại xe của Tiệp Khắc cũ) giữ vị trí top đầu về sự sang trọng với câu truyền miệng nổi tiếng: "Làm trai cho đáng nên trai/ Có Pha vơ rít, có đài giắt lưng”. Nó xứng đáng đứng ở vị trí đầu đối với giới nhà giàu thời bao cấp. Thời kỳ ấy xe đạp phải có biển số, được kiểm soát bằng giấy chứng nhận sở hữu của cơ quan chức năng. Ảnh: Lao động.

Dai gia thoi bao cap dung hang hieu the nao?-Hinh-7

5. Xe máy Peugeot

Xe Peugeot còn gọi là xe Lơ đã đi vào dân gian một cách rất hóm hỉnh nhưng cũng đầy thực tế. “Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ”. Hiện nay, xe Peugeot vẫn được dân chơi xe cổ ưa chuộng, giá của chúng có thể lên đến vài ngàn USD. Ảnh: Lao động.

Dai gia thoi bao cap dung hang hieu the nao?-Hinh-8

6. Xe Babetta

Babetta cũng là một trong những "xe sang" của những gia đình danh giá. Ảnh: Lao động.

Dai gia thoi bao cap dung hang hieu the nao?-Hinh-9

7. Bàn là Liên Xô

Bàn là thập niên 1970, 1980 là "hàng hiệu xách tay" quý giá từ Liên Xô cũ. Ảnh: Giáo dục Việt Nam. 

Dai gia thoi bao cap dung hang hieu the nao?-Hinh-10
 8. Dép đúc, dép nhựa Tiền Phong, tông lào
Trong thời xưa, khi mà người ta đi chân đất, guốc mộc và dép cao su xỏ bốn quai là chủ yếu thì những chiếc dép đúc được coi là một loại dép quý phái. Ảnh: TTVN.
Dai gia thoi bao cap dung hang hieu the nao?-Hinh-11
Tuy vậy, dép đúc chỉ là “mốt” của của các “dân chơi phố huyện”. Ở Hà Nội và các thành phố lớn thì dép nhựa Tiền Phong màu trắng mới là sành điệu. Ảnh: Lao động.

Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh trong cuộc chiến dành vị trí dẫn đầu

(Vietnamdaily) - CTCP Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) là 2 đối thủ chính trên thị trường ống nhựa trong nước với tổng thị phần 55%.

Theo nhận định của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), BMP và NTP sẽ tiếp tục giữ xu hướng phục hồi tốt vì nhu cầu xây dựng trong nước tiếp tục mạnh trong khi cạnh tranh từ các đối thủ lớn trong ngành đã hạ nhiệt.

So với BMP, NTP có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn và dòng tiền yếu hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty cũng như mức cổ tức bằng tiền mặt.