Ghê rợn chữa bệnh bằng nòng nọc sống

Một món ăn kỳ lạ, được cho là có thể chữa bệnh đó là dùng nòng nọc nấu canh hoặc ăn sống đang được lưu truyền khiến dư luận sửng sốt.

Mới đây, một người dân ở huyện Long Thắng, Thị xã Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc chia sẻ một món ăn kỳ lạ, được cho là có thể chữa bệnh.
Theo thông tin đăng tải, món ăn kỳ lạ này được gọi là nòng nọc. Người dân ở đây sẽ ra đồng bắt những con nòng nọc bơi trong vũng lầy, vũng nước bùn. Sau đó, họ sẽ rửa sạch những con nòng nọc bằng cách liên tục dội nước mạnh vào chúng. Có người cẩn thận hơn, sẽ ngâm một khoảng thời gian, để những con nòng nọc nhả bớt bùn, sau đó mới xả nước.
Nòng nọc được bắt về chữa bệnh.
Nòng nọc được bắt về chữa bệnh. 
Tiếp đó, giống như bao món ăn khác, đợi nước sôi, họ thả nòng nọc vào, nấu thành canh, hoặc có thể chế biến thành nhiều món khác.
Theo chia sẻ của người dân huyện Long Thắng đăng tải trên Bomb1, có rất nhiều cách để chế biến món ăn chữa bệnh khá rùng rợn này như: Nòng nọc tráng trứng, nòng nọc xào rau, nòng nọc nấu canh...
Nòng nọc tráng trứng ăn để chữa bệnh.
Nòng nọc tráng trứng ăn để chữa bệnh. 
Bất ngờ hơn, tại đây, nòng nọc còn được coi như một loại thuốc chữa bệnh.
Theo người dân địa phương, nếu đủ can đảm ăn nòng nọc sống, có thể thanh nhiệt, hạ sốt. Thậm chí, họ còn tin rằng ăn nòng nọc sống có thể chữa khỏi bệnh sởi.
Một đứa trẻ được cho ăn nòng nọc sống để chữa bệnh.
Một đứa trẻ được cho ăn nòng nọc sống để chữa bệnh. 
Tuy nhiên, phương pháp chữa bệnh được lưu truyền này chưa được kiểm chứng. Nhiều người cho rằng, ăn trực tiếp nòng nọc sống là hoàn toàn phản tác dụng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với sức khỏe.
Trước đây, từng có bé gái vì ăn nòng nọc sống bị nhiễm ký sinh trùng, sốt cao sau đó bị tâm thần phân liệt. Tuy vậy, bất chấp các phương tiện truyền thông thường xuyên đưa tin, người dân nơi đây vẫn dùng nòng nọc để làm thực phẩm, làm thuốc.

Điều bất ngờ ít ai biết về loài cóc mía cực độc

(Kiến Thức) - Loài cóc mía là loài cóc lớn nhất thế giới có các tuyến độc và là loài xâm hại ở nhiều quốc gia... nọc độc của cóc mía được các nhà khoa học phát hiện là có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
 

Loài cóc mía là loài cóc khổng lồ với trọng lượng có thể lên tới 2,6kg và chiều dài cơ thể đạt 38cm. Đây là loài cóc lớn nhất thế giới. Ảnh berkeley.
 Loài cóc mía là loài cóc khổng lồ với trọng lượng có thể lên tới 2,6kg và chiều dài cơ thể đạt 38cm. Đây là loài cóc lớn nhất thế giới. Ảnh berkeley.
Cóc mía là loài động vật phàm ăn. Vì vậy mà trước kia, nó được sử dụng để kiểm soát dịch hại. Ảnh wetlandinfo.
 Cóc mía là loài động vật phàm ăn. Vì vậy mà trước kia, nó được sử dụng để kiểm soát dịch hại. Ảnh wetlandinfo.
Tuy nhiên, ngày nay, với tính cách phàm ăn này, cóc mía bị xem là dịch hại và là loài xâm lấn nguy hại ở nhiều nước. Ảnh californiaherps.
 Tuy nhiên, ngày nay, với tính cách phàm ăn này, cóc mía bị xem là dịch hại và là loài xâm lấn nguy hại ở nhiều nước. Ảnh californiaherps.
Cóc mía cái có kích thước lớn hơn những con cóc mía đực. Con cái cũng rất mắn đẻ. Nó có thể đẻ ra hàng ngàn trứng mỗi lần. Ảnh staticflickr.
Cóc mía cái có kích thước lớn hơn những con cóc mía đực. Con cái cũng rất mắn đẻ. Nó có thể đẻ ra hàng ngàn trứng mỗi lần. Ảnh staticflickr. 
Loài cóc mía có các tuyến độc và nòng nọc của nó cũng rất độc. Ảnh bolivianamphibianinitiative.

Loài cóc mía có các tuyến độc và nòng nọc của nó cũng rất độc. Ảnh bolivianamphibianinitiative. 

Tuy nhiên, nọc độc của cóc mía đã được các nhà khoa học phát hiện là có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh. Ảnh flickr.
 Tuy nhiên, nọc độc của cóc mía đã được các nhà khoa học phát hiện là có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh. Ảnh flickr.
Thậm chí, ở Trung Quốc, độc tố của cóc mía còn được sử dụng trong phẫu thuật tim để làm giảm nhịp tim của bệnh nhân. Ảnh elcomercio.
 Thậm chí, ở Trung Quốc, độc tố của cóc mía còn được sử dụng trong phẫu thuật tim để làm giảm nhịp tim của bệnh nhân. Ảnh elcomercio.
Mời quý vị xem video: Động vật hung dữ tấn công người không "nể nang"

Giải bí ẩn về ếch ma cà rồng chỉ sống ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Ếch bay ma cà rồng còn được biết đến với tên gọi khác là ếch cây ma cà rồng hay ếch cây quỷ. Đây là một loài ếch quý hiếm đặc hữu của Việt Nam, trong giai đoạn nòng nọc, có những chiếc răng nanh dài nhọn.
 

Ếch bay ma cà rồng là một loài động vật lưỡng cư được các nhà khoa học Việt Nam, Mỹ và Úc phát hiện vào năm 2010. Chúng sử dụng lòng bàn chân có màng để lướt qua những ngọn cây. Đồng thời, nòng nọc của nó có những chiếc răng nanh màu đen rất lạ. Ảnh staticflickr.
 Ếch bay ma cà rồng là một loài động vật lưỡng cư được các nhà khoa học Việt Nam, Mỹ và Úc phát hiện vào năm 2010. Chúng sử dụng lòng bàn chân có màng để lướt qua những ngọn cây. Đồng thời, nòng nọc của nó có những chiếc răng nanh màu đen rất lạ. Ảnh staticflickr.
Ếch bay ma cà rồng có tên khoa học là Rhacophorus vampyrus, dài khoảng 5cm và hiện mới chỉ được ghi nhận có ở cao nguyên Lâm Viên (tỉnh Lâm Đồng). Đây là những con ếch đầu tiên được con người phát hiện có răng nanh. Ảnh berkeley.
 Ếch bay ma cà rồng có tên khoa học là Rhacophorus vampyrus, dài khoảng 5cm và hiện mới chỉ được ghi nhận có ở cao nguyên Lâm Viên (tỉnh Lâm Đồng). Đây là những con ếch đầu tiên được con người phát hiện có răng nanh. Ảnh berkeley.
Hai chiếc răng nanh màu đen của loài ếch này khiến người ta liên tưởng đến ác quỷ hút máu ma cà rồng trong huyền thoại văn hóa phương Tây. Ảnh australianmuseum.
Hai chiếc răng nanh màu đen của loài ếch này khiến người ta liên tưởng đến ác quỷ hút máu ma cà rồng trong huyền thoại văn hóa phương Tây. Ảnh australianmuseum.
Điều đặc biệt nằm ở chỗ hai chiếc răng nanh của ếch bay ma cà rồng xuất hiện ngay từ khi còn là nòng nọc. Nòng nọc thông thường có phần mõm nhô ra giống như một cái mỏ. Ở nòng nọc loài ếch cây ma cà rồng, từ phần dưới mõm này nhô ra cặp móc đen rất cứng. Ảnh vast.
 Điều đặc biệt nằm ở chỗ hai chiếc răng nanh của ếch bay ma cà rồng xuất hiện ngay từ khi còn là nòng nọc. Nòng nọc thông thường có phần mõm nhô ra giống như một cái mỏ. Ở nòng nọc loài ếch cây ma cà rồng, từ phần dưới mõm này nhô ra cặp móc đen rất cứng. Ảnh vast.
Chính đặc điểm này khiến ếch ma cà rồng nằm trong số ít những loài ếch có răng và đứng top đầu trong danh sách những loài ếch kỳ quái nhất thế giới. Ảnh vui.
 Chính đặc điểm này khiến ếch ma cà rồng nằm trong số ít những loài ếch có răng và đứng top đầu trong danh sách những loài ếch kỳ quái nhất thế giới. Ảnh vui.
Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được chức năng và vai trò thực sự của cặp răng của ếch bay ma cà rồng. Ảnh click49.
 Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được chức năng và vai trò thực sự của cặp răng của ếch bay ma cà rồng. Ảnh click49.
Ếch bay ma cà rồng có tập quán sinh sống tương tự như những loài ếch cây khác. Ảnh click49.
 Ếch bay ma cà rồng có tập quán sinh sống tương tự như những loài ếch cây khác. Ảnh click49.
Ếch trưởng thành có chiều dài từ mút mõm đến hậu môn khoảng 4,2-5 cm. Mũi ngắn hơi nhô ra phía dưới góc hàm dưới. Nếu nhìn từ phía bụng có thể nhìn thấy đầu mũi có chấm sáng màu. Miệng rộng, chiều dài đầu bằng 90% chiều rộng đầu. Ảnh click49.
 Ếch trưởng thành có chiều dài từ mút mõm đến hậu môn khoảng 4,2-5 cm. Mũi ngắn hơi nhô ra phía dưới góc hàm dưới. Nếu nhìn từ phía bụng có thể nhìn thấy đầu mũi có chấm sáng màu. Miệng rộng, chiều dài đầu bằng 90% chiều rộng đầu. Ảnh click49.
Ếch bay ma cà rồng sinh sản ở những vũng nước rất nhỏ trên hốc của thân cây. Ảnh click49.
Ếch bay ma cà rồng sinh sản ở những vũng nước rất nhỏ trên hốc của thân cây. Ảnh click49. 
Mời quý vị xem video: Báo động sự tuyệt chủng của nhiều động thực vật