![]() |
![]() |
CTCP Thép Nam Kim (NKG) công bố BCTC hợp nhất quý 4/2021 với doanh thu gấp 2,5 lần cùng kỳ lên 8.780 tỷ đồng. Giá vốn tăng ít hơn nên lợi nhuận gộp gấp 3,4 lần đạt 1.057 tỷ đồng.
Trong kỳ, hoạt động tài chính đem về hơn 105 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái, chi phí tài chính tăng 143% lên 132 tỷ đồng.
Trong quý 4, TDH ghi nhận doanh thu thuần âm đến 15 tỷ đồng, gánh theo chi phí giá vốn đến 170 tỷ khiến công ty lỗ gộp đến 185 tỷ đồng.
Kết quả đáng thất vọng của TDH bắt nguồn từ việc doanh thu của Công ty bị thu hẹp đáng kể so với năm trước. Trong khi mảng bán hàng hóa không mang lại doanh thu thì mảng bất động sản còn ghi nhận doanh thu âm do hàng bán bị trả lại, khách hàng không thanh toán tiền và Công ty phải thu hồi sản phẩm đã bán.
Trong kỳ, chi phí lãi vay được tiết giảm đáng kể còn hơn 3 tỷ đồng, tuy vậy chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm đến 140 tỷ đồng. Sau cùng, TDH lỗ đến 778 tỷ đồng.
Tính riêng quý 4, doanh thu thuần đạt 35 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. Lãi gộp 17 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với số lãi gộp vỏn vẹn khoảng 2 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020.
Cũng trong quý 4, PTL ghi nhận tăng doanh thu tài chính gần như đi ngang trong khoảng 3 tỷ, đồng thời không phát sinh chi phí tài chính. Các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với cùng kỳ.
Kết quả PTL ghi nhận lãi sau thuế đạt 11 tỷ đồng, trong đó lãi ròng chiếm gần 10 tỷ đồng, khởi sắc hơn nhiều so với số lỗ ròng gần 800 triệu đồng trong quý 4/2020.
![]() |
Luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần của PTL đạt 98 tỷ đồng, tăng 96% so với cùng kỳ, lãi ròng gần 29 tỷ đồng, gấp gần 12 lần so với kết quả thực hiện trong năm 2020. So với kế hoạch, PTL đã vượt xa mục tiêu cả năm.
Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của PTL đã tăng gần 56 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 1.205 tỷ đồng, trong đó 571 tỷ đồng là các khoản phải thu ngắn hạn.
Nợ phải trả của PTL tại thời điểm cuối năm ghi nhận xấp xỉ 443 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đạt 192 tỷ đồng; dài hạn gần 13 tỷ đồng.
Sắp tới đây, PTL dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 1-2/2022, nội dung nhằm thay đổi cơ cấu HĐQT và Ban kiểm soát, đồng thời trình chủ trương huỷ niêm yết tự nguyện.
Trong tài liệu đại hội, PTL dự kiến bỏ nội dung huỷ niêm yết, ngược lại sẽ trình chiến lược, mô hình phát triển mới của Công ty thông qua thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. Đáng chú ý, PTL muốn hướng đến chiến lược nâng giá trị vốn hoá lên 10.000 tỷ đồng.