Flappy Bird khai tử, game khác của Nguyễn Hà Đông thăng hạng

(Kiến Thức) - Ngoài trò Flappy Bird gây bão toàn cầu thì Nguyễn Hà Đông còn 2 trò “ức chế” và nổi không kém là “Super Ball Juggling” và "Shuriken Block".

Super Ball Juggling và Shuriken Block là hai tựa game được đánh giá gây ức chế không kém và thậm chí có phần hơn cả trò Flappy Bird của lập trình viên trẻ tuổi Nguyễn Hà Đông, với mục đích thử thách sự kiên nhẫn của người chơi dù cách chơi cũng khá đơn giản. Điểm chung của cả 3 tựa game khó nhằn này là chúng đều thuộc thể loại arcade game với dung lượng nhỏ, đồ họa đơn giản và nhẹ. Cả 3 game đều được phát triển theo một nguyên tắc chung “vui và khó”, nhưng đòi hòi người chơi phải kiên nhẫn, kiềm chế không “giận quá mất khôn”.
Super Ball Juggling là tựa game được đánh giá khó nhằn hơn nhiều so với Flappy Bird.
 Super Ball Juggling là tựa game được đánh giá khó nhằn hơn nhiều so với Flappy Bird.
Super Ball Juggling là tựa game được đánh giá khó nhằn hơn nhiều so với Flappy Bird bởi nó yêu cầu người chơi sử dụng cùng 1 lúc cả 2 ngón tay “tap” liên tục lên 2 bên màn hình điện thoại để giữ cho 2 trái bóng nhỏ khỏi rơi xuống đất. Mức độ khó của trò chơi sẽ tương đồng với các giải thưởng, để giành được 4 huy chương: đồng, bạc, vàng (khó), Platinum (rất khó).
Trò Shuriken Block yêu cầu sự tập trung cao độ nếu không muốn bị out.
Trò Shuriken Block yêu cầu sự tập trung cao độ nếu không muốn bị out. 
Còn đối với trò Shuriken Block, nếu chỉ nhìn thì sẽ tưởng trò chơi vô cùng đơn giản nhưng thực ra lại vô cùng khó, người chơi sẽ phải chặn đứng những chiếc phi tiêu bay về phía nhân vật của mình, và để làm được vậy thì người chơi cần sự tập trung cao độ nếu không muốn bị “out”.
Theo đánh giá của nhiều người chơi, Super Ball Juggling và Shuriken Block “gây nghiện" không kém Flappy Bird. Chính sự đơn giản trong cách chơi, không quá cầu kỳ, không quá phức tạp, những gì người dùng cần là nhấn ngón tay trên màn hình… đã khiến bộ 3 game vượt lên thành công ngoài mong đợi. Sau quyết định khai tử cho Flappy Bird, hai game Super Ball Juggling và Shuriken Block của Nguyễn Hà Đông đang “làm mưa làm gió” trong Top 10 của bảng free game apps. Super Ball Juggling thăng hạng vượt bậc từ vị trí số 6 vươn lên vị trí số 2 và Shuriken Block từ chỗ đứng thứ 9 lộn ngược dòng lên vị trí số 6 theo bảng cập nhật mới nhất.

Điểm mặt những “quái vật” của tự nhiên

(Kiến Thức) - Sở hữu ngoại hình hoặc tính cách không giống như đồng loại, những loài vật này được coi là những “quái vật” của tự nhiên.

Bướm diều hâu. Loài sâu bướm diều hâu sở hữu cơ thể của một con ong, nhưng có cánh giống như một con bướm. Ngoài ra, nó còn có một cái lưỡi rất dài, không giống những loài bướm đêm khác.
Bướm diều hâu. Loài sâu bướm diều hâu sở hữu cơ thể của một con ong, nhưng có cánh giống như một con bướm. Ngoài ra, nó còn có một cái lưỡi rất dài, không giống những loài bướm đêm khác. 

Điểm tin: Ứng dụng thay thế cho fan Flappy Bird

(Kiến Thức) - Ứng dụng thay thế Flappy Bird, HTC tập trung vào phân khúc tầm trung và giá rẻ, Google Plus tung công cụ chỉnh sửa ảnh mới… là tin đáng chú ý.

Sau khi trò Flappy Bird nổi tiếng bị gỡ bỏ khỏi cửa hàng ứng dụng Google và iOS bởi chính nhà phát triển Nguyễn Hà Đông, đã có hàng loạt các đánh giá, nhận xét lẫn phân tích về sự ra đi đầy tiếc nuối này. Với những người dùng chưa kịp lưu lại một bản của trò chơi đầy hấp dẫn này, họ có thể tham quan và chơi thử một vài trò chơi tương tự khác như Flappy Pig, Fartie Bird, Flappy Wing (Android), Flappy Fish (Windows Phone) hay Smarcle Flyer, Flappy Plane (iOS).
 Sau khi trò Flappy Bird nổi tiếng bị gỡ bỏ khỏi cửa hàng ứng dụng Google và iOS bởi chính nhà phát triển Nguyễn Hà Đông, đã có hàng loạt các đánh giá, nhận xét lẫn phân tích về sự ra đi đầy tiếc nuối này. Với những người dùng chưa kịp lưu lại một bản của trò chơi đầy hấp dẫn này, họ có thể tham quan và chơi thử một vài trò chơi tương tự khác như Flappy Pig, Fartie Bird, Flappy Wing (Android), Flappy Fish (Windows Phone) hay Smarcle Flyer, Flappy Plane (iOS).

Quái vật hồ Loch Ness đã thực sự diệt vong?

(Kiến Thức) - Thực tế là không có báo cáo nào về sự tồn tại của quái vật hồ Loch Nessie trong suốt 18 tháng qua.

Theo nguồn tin mới nhất từ một người chuyên giám sát quái vật hồ Loch Ness thì sinh vật bí ẩn đã không còn được nhìn thấy trong hơn một năm qua. Đây là khoảng thời gian dài nhất mà quái vật Nessie biến mất trong gần 90 năm xuất hiện. Gary Campbell, sống ở Inverness, Anh là người chuyên lưu giữ hồ sơ về sự xuất hiện của quái vật hồ Loch Ness trong vòng 17 năm qua cho biết: “Số lần sinh vật bí ẩn được nhìn thấy đã giảm đáng kể so với trước đây, đây là lần lâu nhất trong gần 90 năm mà quái vật Nessie không thể nhìn thấy”. Một dấu hỏi lớn về sự sống còn của quái vật Nessie được đặt ra?

Quai vat ho Loch Ness da thuc su diet vong?
 Liệu quái vật hồ Loch Ness có còn sống?
Sự biến mất của quái vật Nessie đặt ra dấu hỏi nghi ngờ lớn đối với những người tin vào sự tồn tại của sinh vật. Thực tế là không có báo cáo nào về sự tồn tại của quái vật Nessie trong 18 tháng qua có nghĩa là ngay cả khi nó tồn tại thì nó có thể cũng không còn ở đó. Tuyệt chủng là lý do duy nhất để biện minh cho sự biến mất như thế. Điều này đặc biệt đúng đối với sinh vật bí ẩn như Nessie, khi nó bị giới hạn trong một hồ khá hẹp, không có lối ra đường biển hoặc bất cứ nơi nào khác.

Quái vật hồ Loch Ness được biết đến lần đầu tiên vào năm 1933 trong một câu chuyện xuất bản ở tờ báo địa phương mô tả về một sinh vật với đầu quái dị xuất hiện ở hồ Ness (Loch Ness), một hồ nước ngọt sâu khoảng 21–29 m, gần thầnh phố Inverness tại Scotland. Một số thông tin cho rằng quái vật hồ Loch Ness lần đầu tiên được nhìn thấy vào năm 565, tuy nhiên đó chỉ là một trong nhiều truyền thuyết về thánh Giáo Hội Công Giáo.