Eximbank lại tổ chức đại hội sau 11 lần hoãn, liệu có thành công?

Ngân hàng Eximbank dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021 lần thứ hai vào ngày 15/2 để tiến hành bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

Bất ổn Eximbank liệu có chấm dứt?
Ngày mai (15/2/2022), dự kiến Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021 lần thứ 2 lại được Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tổ chức sau một chuỗi đại hội liên tục bất thành từ năm 2018 đến nay, khiến cho Hội đồng quản trị (HĐQT) đương nhiệm (2015 - 2020) đã kết thúc nhiệm kỳ hơn 1 năm nay mà vẫn chưa bầu được HĐQT nhiệm kỳ mới.
Trước thềm đại hội lần này, cổ đông lớn nhất nắm giữ 15% cổ phần tại Eximbank là đối tác Nhật Bản Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đã chấm dứt trước thời hạn thỏa thuận liên minh chiến lược. Việc “chia tay” lần này khiến dư luận nhớ lại, chính cổ đông chiến lược này đã kiên trì nhiều năm kiến nghị bổ sung vào chương trình đại hội để cổ đông quyết định nội dung thanh lọc và cắt giảm quy mô HĐQT từ 10 xuống 7 hoặc 5 để đảm bảo sự đoàn kết và hiệu năng hoạt động của HĐQT. So với ngân hàng cùng qui mô, đề nghị này cũng là hợp lý.
Eximbank lai to chuc dai hoi sau 11 lan hoan, lieu co thanh cong?
Eximbank 3 năm 11 lần hoãn đại hội cổ đông vì “sóng gió” nội bộ. 
Tuy nhiên, 6/9 thành viên HĐQT (trong đó bao gồm cả 3 Chủ tịch lần lượt thay nhau) đều từ chối trái thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, khiến ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải ra 6 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cả 6 người là các ông: Lê Minh Quốc, Cao Xuân Ninh, Nguyễn Quang Thông, Ngô Thanh Tùng, Lê Văn Quyết và Yasuhiro Saitoh. Kể từ đây, HĐQT hình thành 2 nhóm 3/9 và 6/9, bất đồng gay gắt trên nhiều vấn đề, đặc biệt là Danh sách nhân sự dự kiến bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025 được cho là chỉ do 6/9 thành viên thống nhất và chỉ đại diện cho nhóm cổ đông thiểu số.
Thực tế, ra tới đại hội, cổ đông đa số đã không tham gia đủ tỷ lệ cần thiết hoặc dùng quyền biểu quyết không thông qua quy chế đại hội, khiến các đại hội liên tiếp bất thành. Danh sách nhân sự dự kiến đề cử vì thế đã được nhiều cổ đông gọi là “cục máu đông” làm “tắc nghẽn” hoạt động của Eximbank.
Diễn biến đáng chú ý là ngay cả khi danh sách nhân sự dự kiến kể trên được NHNN chấp thuận đã quá hạn, hết hiệu lực theo quy định, Chủ tịch HĐQT Yashuhiro Saitoh vẫn làm văn bản đề nghị NHNN gia hạn. Ngày 6/10/2021, tại văn bản số 7126, NHNN đã trả lời: Không chấp nhận gia hạn, yêu cầu Eximbank thực hiện đúng qui định tại Điều 5, Thông tư 22/2018/TT-NHNN ngày 5/9/2018 của NHNN. Đồng thời yêu cầu: “HĐQT Eximbank có trách nhiệm khẩn trương tổ chức ĐHĐCĐ theo đúng qui định, đảm bảo thành công, đúng pháp luật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cổ đông, trước pháp luật theo chức năng nhiệm vụ được pháp luật qui định”.
Từ cuối năm 2021, trước sự giám sát chặt chẽ của NHNN, như yêu cầu Eximbank phải tổ chức đại hội “chậm nhất vào ngày 15/2/2022” cùng nhiều nội dung khác, đã dẫn tới những động thái tích cực tại Eximbank. Trong đó, đáng chú ý là đã thống nhất ra Nghị quyết giảm quy mô HĐQT trong nhiệm kỳ mới từ 10 xuống 7 thành viên; Đồng thời, lập danh sách nhân sự dự kiến mới để bầu vào HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2020 - 2025, thay thế danh sách cũ quá hạn và gây mâu thuẫn kéo dài.
Eximbank lai to chuc dai hoi sau 11 lan hoan, lieu co thanh cong?-Hinh-2
Lợi nhuận trước thuế năm 2021 của Eximbank ước đạt 1.100 tỷ đồng, giảm gần 18% so với lợi nhuận trước thuế năm 2020. (Ảnh minh họa).
Những lo ngại
Diễn biến tiếp theo đang được nhiều cổ đông quan tâm khi diễn ra đại hội là hoạt động của Ban kiểm phiếu.
Đã có cổ đông nêu rõ sự quan ngại về danh sách nhân sự giới thiệu vào Ban Kiểm phiếu vẫn sử dụng Tờ trình cũ phục vụ cho việc bầu danh sách nhân sự cũ theo Văn bản 2780/NHNN-TTGSNH, ngày 26/4/2021 đã hết hiệu lực. Đáng chú ý, cũng theo phản ánh của cổ đông, 2 người trong Danh sách trên đã có hành vi sai phạm về đạo đức, nguyên tắc nghề nghiệp tại Eximbank.
Thực tế, tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 15/12/2015, cổ đông đã tố cáo và báo chí đã phản ánh hiện tượng người ngoài xông vào phòng kiểm phiếu, “can thiệp” thao túng kết quả phiếu bầu HĐQT giúp cho một người được trúng cử vào HĐQT. Sự việc có dấu hiệu sai phạm không được giải quyết triệt để này cũng là một nguyên nhân dẫn đến những lình xình, bất ổn, mất đoàn kết sau này tại Eximbank.
Cũng theo cổ đông phản ánh, đã có đơn tố cáo về những việc làm gây bất ổn kéo dài tại Eximbank. Được biết, Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh tại Eximbank.
Cùng với diễn biến kể trên, Eximbank ra quy chế tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 lần thứ 2. Theo đó, Đại hội bầu tối thiểu 3 và tối đa 5 người vào Ban kiểm phiếu theo đề nghị của Chủ tọa cuộc họp. Việc kiểm phiếu phải đảm bảo chính xác, minh bạch, khách quan, kịp thời và tuân thủ đúng qui định của pháp luật. Nghiêm cấm tất cả mọi người vào phòng kiểm phiếu, ngoại trừ các thành viên Ban kiểm phiếu, Tổ kỹ thuật và Tổ giám sát Ban kiểm phiếu. Cùng nhiều qui định chặt chẽ khác.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 lần thứ 2 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hơn 10.000 cổ đông tại Eximbank với mong muốn rất bình thường để chấm dứt một thực trạng không bình thường. Đó là kiện toàn nhân sự và ổn định hoạt động của Eximbank để chấm dứt bất ổn kéo dài suốt 3 năm do không tổ chức thành công các đại hội thường niên lẫn bất thường.
Câu hỏi đặt ra là, liệu ĐHĐCĐ lần này có thành công để chấm dứt “hiện tượng” 3 năm liền không tổ chức nổi ĐHĐCĐ của Eximbank?
Kết thúc năm 2021, tổng tài sản Eximbank đạt 166.000 tỷ đồng; huy động vốn đạt 138.600 tỷ đồng; dư nợ cấp tín dụng đạt 115.790 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng duy trì dưới 2%.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế năm 2021 của ngân hàng ước đạt 1.100 tỷ đồng, giảm gần 18% so với lợi nhuận trước thuế năm 2020 là 1.340 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi cả năm dự kiến đạt 943 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Eximbank, lợi nhuận năm qua không đạt mục tiêu do ngân hàng chưa xử lý được các khoản nợ mua lại từ VAMC để hoàn nhập dự phòng, vì tác động bởi làn sóng Covid-19 thứ 4. Đến cuối năm 2021, tổng nợ xấu của Eximbank khoảng 2.400 tỷ đồng.

Cuộc chiến quyền lực Eximbank: Nội bộ đấu đá, kinh doanh lỗ hay lãi?

(Kiến Thức) - Giữa vòng xoáy tranh chấp, quý I/2020, Eximbank có nguồn thu chính từ lãi thuần cho vay tăng nhẹ 3%, dù nhiều chỉ tiêu khác giảm, giúp lợi nhuận vẫn tăng trưởng 30% so với cùng kỳ 2019.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố sẽ tổ chức họp đại hội cổ đông bất thường ngay sau khi tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2020. Thời gian tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/6/2020.

Chi nhánh Eximbank bị đốt: Dồn dập “vận đen” đeo bám tới bao giờ?

(Kiến Thức) - Ngân hàng Eximbank đã dồn dập bị “vận đen” đeo bám từ lùm xùm “ghế nóng” chưa giải nhiệt lại đến việc chi nhánh bị đốt cháy gần đây.

Eximbank lại “nóng” chi nhánh Gò Vấp bị đốt
Vụ hỏa hoạn lúc rạng sáng ngày 14/9, xảy ra tại chi nhánh Ngân hàng Eximbank nằm trên đường Nguyễn Oanh (phường 7, quận Gò Vấp, TP HCM) đang khiến dư luận chú ý.
Bước đầu xác định, hỏa hoạn khiến khoảng 16m2 diện tích chi nhánh Ngân hàng bị cháy, làm hư hỏng toàn bộ biển hiệu, biển quảng cáo phía mặt tiền chi nhánh Ngân hàng Eximbank và một cửa hàng kinh doanh nệm và một số giấy tờ, chứng từ tại phòng giao dịch tại lầu 3. Tổng thiệt hại ban đầu ước tính hơn 2 tỷ đồng, không có thiệt hại về người.
Chi nhanh Eximbank bi dot: Don dap “van den” deo bam toi bao gio?
 Hiện trường vụ hỏa hoạn. (Ảnh: Người lao động).
Nghi phạm Nguyễn Minh Long (38 tuổi, thường trú quận Gò Vấp) sau đó đã bị Công an bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi hủy hoại tài sản.
Theo cơ quan Công an Long sống lang thang và nghiện ma túy. Khoảng 1h30 ngày 14/9, anh ta đi bộ đến trước cửa chi nhánh Ngân hàng Eximbank trên đường Nguyễn Oanh. Khi thấy dây dẫn điện âm nối từ đất lên đồng hồ điện của chi nhánh Ngân hàng, Long đã đốt.
Chi nhanh Eximbank bi dot: Don dap “van den” deo bam toi bao gio?-Hinh-2
Nghi phạm Nguyễn Minh Long bị cơ quan Công an bắt khẩn cấp ngay sau đó.
Sau đó, nghi phạm dùng chai nước mang theo dập lửa và rời hiện trường. Tuy nhiên, đám cháy bùng phát trở lại gây ra hỏa hoạn.
Lùm xùm “ghế nóng” chưa giảm nhiệt
Trên đây không phải là lùm xùm xảy ra trong năm 2020 với Eximbank, ngược lại Ngân hàng này đã dồn dập bị “vận đen” đeo bám.
Chi nhanh Eximbank bi dot: Don dap “van den” deo bam toi bao gio?-Hinh-3
Tân Chủ tịch Eximbank ông Yasuhiro Saitoh.
Cụ thể, trước đó ngay sát thềm đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, đơn từ nhiệm của Chủ tịch Eximbank Cao Xuân Ninh được Hội đồng quản trị được thông qua và người thay thế ông giữ chiếc “ghế nóng” là ông Yasuhiro Saitoh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, là đại diện của cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) nắm 15% vốn tại Eximbank.
Lý do từ nhiệm của ông Cao Xuân Ninh được ông nêu trong đơn là xuất phát từ "lý do cá nhân".
Đáng chú ý, trên đây không phải là lần đầu tiên ông Cao Xuân Ninh làm đơn "trả ghế" Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank.
Theo tìm hiểu, ông Cao Xuân Ninh bắt đầu xuất hiện trong vai Chủ tịch Eximbank nhiệm kỳ VI (giai đoạn 2015 - 2020) từ sau cuộc họp Hội đồng quản trị ngày 22/5/2019. Lúc đó, ông Ninh được bầu thay thế cho ông Lê Minh Quốc.
Tuy nhiên, "ghế nóng" mà ông Cao Xuân Ninh tiếp quản từ ông Lê Minh Quốc, trước đó vốn đã được trao cho bà Lương Thị Cẩm Tú, theo Nghị quyết HĐQT số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT, vào ngày 22/3/2019.
Thế nhưng, Nghị quyết số 112 sau đó đã bị Tòa án Nhân dân TP HCM ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc Eximbank phải tạm dừng thực hiện. Đến ngày 14/5/2019, Tòa án lại ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng nghĩa, hiệu lực của Nghị quyết số 112 được xác lập, đã đưa bà Tú lên thay ông Lê Minh Quốc giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Vì lý do trên ngay tại các lần đại hội đồng cổ đông mà Eximbank tổ chức trong năm 2019, nhiều cổ đông vẫn ủng hộ quan điểm bà Tú mới là Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp pháp của Eximbank.
Tình trạng kinh doanh “bê bết” của Eximbank
Theo báo cáo tài chính, tính đến hết tháng 3/2020, tổng tài sản của Eximbank là 157 ngàn tỷ, trong khi những “bạn bè” mà Eximbank từng “sánh vai” trong quá khứ như ACB với tổng tài sản 387 nghìn tỷ, Techcombank 391 nghìn tỷ …
Trong khi, vốn chủ sở hữu của Eximbank hết năm 2018 đạt gần 15 nghìn tỷ đồng, là một trong những Ngân hàng cổ phần có vốn lớn nhất trên thị trường. Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế và các quỹ của Eximbank năm 2018 chỉ là 517 tỷ đồng, năm 2019 là 676 tỷ đồng, không đạt 5%/năm trên vốn chủ sở hữu.
Chi nhanh Eximbank bi dot: Don dap “van den” deo bam toi bao gio?-Hinh-4
 Eximbank dồn dập “vận đen” đeo bám. (Ảnh minh họa).
Báo cáo của Eximbank năm 2018, 2019 còn thể hiện, do các trái phiếu đặc biệt của VAMC mà Eximbank đang nắm giữ được gia hạn đến 10 năm, thay vì 5 năm như thông thường, nên Eximbank không được chia cổ tức cho cổ đông. Điều này cũng thể hiện rằng việc xử lý nợ xấu đã bán cho VAMC tại Eximbank không tốt.
Trong khi rất nhiều Ngân hàng cổ phần công bố đã mua lại hết các khoản nợ đã bán cho VAMC và xử lý hết trái phiếu VAMC thì tại Eximbank con số này năm 2018 còn là 3.351 tỷ đồng, năm 2019 là 2.254 tỷ đồng.
Đến quý 2/2020, lợi nhuận thuần của Eximbank giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn hơn 759 tỷ đồng, trong khi lãi thuần từ dịch vụ cũng chỉ tăng 12%, lên mức gần 89 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 26% đạt 166 tỷ đồng.
Trong khi đó, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 43% (chỉ có lãi 12 tỷ đồng) và lãi từ hoạt động khác giảm 1%. Eximbank cũng đã tiết giảm chi phí hoạt động 2,3% xuống 728 tỷ đồng trong quý 2/2020, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý 2/2020, Eximbank phải trích lập hơn 155 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi kỳ trước được hoàn nhập hơn 36 tỷ đồng. Do vậy, lợi nhuận trước và sau thuế của Eximbank giảm đến 77% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn lần lượt hơn 94 tỷ đồng và 74 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, Eximbank cũng trích lập hơn 220 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập hơn 43 tỷ đồng.
Nguyên nhân được lãnh đạo Eximbank cho biết là phải tăng trích lập cho khoản nợ xấu được khách hàng thế chấp bằng cổ phiếu STB của Sacombank.
Nhìn thực tế, tình trạng tại Eximbank vẫn đang rất “rối ren”, dư luận từ đó cũng đặt câu hỏi không biết tới lúc nào các vấn đề của Eximbank mới được giải quyết.

Hãy ghi nhớ tâm lý “bán chuối” của người Do Thái

Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Nhân vật chính trong câu chuyện bán chuối nổi tiếng của người Do Thái là Yamer - nhân viên bán hàng ở một cửa hàng hoa quả. Vì rất nghiêm túc trong công việc và thông minh nhanh nhẹn nên anh được ông chủ yêu quý, vừa vào làm không lâu đã được làm quản lý.
Hay ghi nho tam ly “ban chuoi” cua nguoi Do Thai