EVN lo thiếu điện vào năm 2019 do không đủ than, TKV phản bác

Trong khi EVN nói có khả năng thiếu điện do thiếu nhiên liệu tại các nhà máy ở Hải Phòng, Quảng Ninh, thì TKV lại nói hoàn toàn đủ nguồn cung cấp than.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới có báo cáo Bộ Công Thương và Chính phủ cho biết khả năng cung cấp điện trong năm 2018, trong đó nêu nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới thiếu điện trong năm 2019.
EVN: Có nhà máy không đủ than cho một ngày vận hành
EVN cho biết tổng nhu cầu điện quốc gia 2 tháng cuối năm cao hơn 600 triệu kWh so với kế hoạch. Trong khi các thủy điện miền Trung đang mùa lũ nhưng hồ vẫn gần mực nước chết. Việc suy giảm khả năng cung cấp khí phục vụ phát điện từ hệ thống Nam Côn Sơn cũng làm sản lượng điện hụt 810 triệu kWh trong 2 tháng cuối năm.
Để bù lại lượng điện hao hụt từ nguồn khí và thủy điện, EVN phải phát huy tối đa năng lực của các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, tập đoàn lại đang gặp vấn đề khi thiếu hụt nguồn nhiên liệu, cụ thể là than. EVN cho biết từ đầu tháng 10 đến nay, EVN đã thiếu khoảng trên 340.000 tấn than.
EVN cũng nhấn mạnh nhiên liệu than cho sản xuất điện tại các nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh, Hải Phòng đang thiếu hụt trầm trọng.
EVN lo thieu dien vao nam 2019 do khong du than, TKV phan bac
 Một nhà máy nhiệt điện than ở Quảng Ninh. Ảnh: HC.
Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh chỉ còn 8.800 tấn than (không đủ một ngày vận hành), hai trong 4 tổ máy của nhà máy này đã phải dừng hoạt động từ 17/11, giảm khoảng 10 triệu kWh điện/ngày. Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng còn 66.785 tấn (khoảng 5 ngày vận hành).
Từ đó, EVN cảnh báo nguy cơ thiếu điện vào năm 2019 nếu để tình trạng này tiếp tục diễn ra. Đặc biệt, tình trạng khô hạn đang xảy ra phổ biến ở các hồ đập thủy điện ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Trong khi đó nguồn nhiên liệu khí cũng thiếu hụt.
TKV nói do EVN không chịu mua hợp đồng dài hạn
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cho biết đã hoàn thành hợp đồng cung cấp than cho EVN trước một tháng.
Theo hợp đồng năm 2018 với EVN, TKV cung cấp 2,6 triệu tấn than cho Nhiệt điện Quảng Ninh. Đến nay, TKV đã cấp cho Nhiệt điện Quảng Ninh 2,605 triệu tấn. Phần tăng thêm, TKV và EVN đã thống nhất thêm khoảng 200.000 tấn, giao hàng vào tháng 12. TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã cam kết đảm bảo cấp đủ than theo hợp đồng đã ký cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất.
Điều này cho thấy không phải là không có than, mà là EVN không chịu mua của TKV để cung cấp cho các nhà máy điện.
EVN lo thieu dien vao nam 2019 do khong du than, TKV phan bac-Hinh-2
 TKV khẳng định không thiếu than. Ảnh: Hoàng Hà.
Ông Nguyễn Hoàng Trung cho biết TKV bị động trong việc bổ sung thêm than cho Nhiệt điện Quảng Ninh bởi chưa ký hợp đồng dài hạn về cung cấp than. Do đó chưa có cơ sở để cân đối nhu cầu của nhà máy trong dài hạn để điều hành sản xuất theo yêu cầu. Khi có hợp đồng dài hạn, nhà máy này sẽ chủ động hơn về nguồn nguyên liệu, không lo bị thiếu hụt đột ngột.
TKV cho biết nhu cầu tiêu thụ than năm 2018 tăng cao do thủy điện và nhiệt điện khí giảm huy động. Giá than thế giới cao hơn so với than sản xuất trong nước từ 5-10 USD/tấn dẫn tới các hộ tiêu thụ chuyển từ nhập khẩu sang mua than từ TKV.
Theo tính toán của EVN, riêng nhu cầu than cho các hộ điện là 38,3 triệu tấn trong năm 2019. TKV thì dự kiến lượng tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn, trong đó cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện là 31,9 triệu tấn.
Dự kiến TKV khai thác 39 triệu tấn than nguyên khai, chế biến 36 triệu tấn than sạch. Phần thiếu hụt sẽ nhập khẩu để pha trộn với than sản xuất trong nước thành nguồn than đảm bảo tiêu chuẩn.

Giá điện năm 2018 sẽ quyết định tăng ra sao?

Giá điện trong 6 tháng đầu năm 2018 dự kiến ổn định, trong 6 tháng cuối năm sẽ biến động tùy thuộc vào kết quả kiểm toán giá điện.

Báo cáo tình hình giá cả năm 2017, dự báo 2018 của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho thấy: Năm 2017, mặt bằng giá cả thị trường biến động theo hướng tăng thấp trong những tháng đầu năm, giảm trong quý II và tăng dần trở lại trong những tháng cuối năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12/2016.

Giá điện có thể tăng trong năm 2019

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Bộ Công thương cho hay, vì chi phí tăng thêm của ngành điện quá lớn nên có khả năng giá điện bán lẻ sẽ phải điều chỉnh theo áp lực tăng trong năm tới.

Mới đây, tại phiên họp quý III của Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin, từ nay tới hết năm 2018, giá điện vẫn giữ nguyên, nhưng tới năm 2019, giá bán lẻ điện có thể sẽ điều chỉnh.
Lý giải cho việc điều chỉnh giá điện, ông Hải cho biết, do tổng chi phí ngành điện năm 2018, 2019 bị đội lên hơn 20 nghìn tỷ.

Khung giá điện sinh hoạt mới: Dùng trên 400 số, giá đắt gấp đôi

Sau nhiều góp ý, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn được Bộ Công Thương chia làm 6 bậc như cũ.

Bậc thấp nhất là 0-50 “số điện”, bậc cao nhất là từ 401 “số điện” trở lên. Người dùng trên 400 số điện/tháng sẽ chịu mức giá cao hơn nhiều, là 2.701 đồng/số điện, tức gần gấp đôi so với bậc thấp nhất.