Eurowindow vững vàng trong giai đoạn khó khăn

Eurowindow là một doanh nghiệp sản xuất cửa hàng đầu Việt Nam, đang từng bước vượt qua thách thức và vươn lên trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Có lẽ cụm từ mà chúng ta bắt gặp nhiều nhất gần đây chính là “kinh tế khó khăn”, trên thực tế thực trạng khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản - vật liệu xây dựng.
Năm 2013, Eurowindow nhận cờ thì đua của Thủ tướng Chính phủ
Năm 2013, Eurowindow nhận cờ thì đua của Thủ tướng Chính phủ 
Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng họat động và không ít doanh nghiệp bị phá sản do không có khả năng trụ lại trong thời kỳ khủng hoảng khiến cho bức tranh của ngành sản xuất vật liệu xây dựng nhìn chung khá ảm đạm. Song cũng trong chính bức tranh nhuốm màu ảm đạm đó, người ta càng có cơ hội để nhận diện những “mảng sáng”, được thắp lên bởi nhiều doanh nghiệp thực sự có năng lực và có khả năng trụ lại sau cơn giông của cuộc khủng hoảng.
Rất nhiều chuyên gia kinh tế đã phân tích và nêu ra những tác động tích cực của suy thoái và khủng hoảng kinh tế, đó là giúp sắp xếp lại “bản đồ” doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng nói riêng. Bởi chính trong những lúc khó khăn nhất là lúc năng lực của mỗi doanh nghiệp được thể hiện rõ nét và thực chất nhất.
Khó khăn có thể coi là một công cụ đánh giá thực lực và khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Để có khả năng đó, mỗi doanh nghiệp cần tái cấu trúc sản xuất, kinh doanh, kịp thời nắm bắt và nghiên cứu thị trường, bảo đảm giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Giải pháp mang tính định hướng, chiến lược mà Eurowindow đưa ra trong giai đoạn khó khăn là tái cấu trúc, nâng cao năng lực quản trị thích ứng với từng thời điểm, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, sao cho có thể tăng năng suất, giảm thiểu chi phí nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng thị trường bằng cách tìm hiểu, tiếp cận với các thị trường mới để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, giảm lượng hàng tồn kho, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, giải pháp mang tính hiệu quả cao nhất của Eurowindow chính là làm tốt việc lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu, từ đó giúp công ty đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp với giai đoạn hiện tại.
Theo các chuyên gia kinh tế, ở thời điểm hiện nay, sự sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt của lĩnh vực vật liệu xây dựng sẽ diễn ra ở phân khúc công trình dự án. Ngược lại, do bịu tác động ít nặng nề hơn bởi khủng hoảng, phân khúc thị trường giữ được sự ổn định hơn sẽ nằm ở mảng công trình nhà riêng. Sớm nhận ra được thực tế này, Eurowindow chuyển hướng khai thác mạnh vào thị trường nhà riêng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Ninh… Có thể nói, nhờ sự chuẩn bị chu đáo trước đó, chiến lược kinh doanh này của Eurowindow đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, giúp “người tiên phong” trong ngành cửa Việt Nam vẫn giữ được thị phần và duy trì sự phát triển ổn định.
Bước sang năm thứ 12 có mặt tại thị trường Việt Nam, với kinh nghiệm của một doanh nghiệp sản xuất cửa hàng đầu trong nước, chắc chắn Eurowindow sẽ là một trong những doanh nghiệp lớn trong nước tiếp tục bước qua một năm khó khăn nữa của nền kinh tế, đồng thời chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho giai đoạn kinh tế phục hồi. Giải pháp đưa ra trong giai đoạn này được TGĐ Công ty Ông Nguyễn Cảnh Hồng chia sẻ đó là: “Eurowindow không ngừng cải tiến sản phẩm, tối ưu hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động để giảm thiểu chi phí sản xuất và chấp nhận giảm lợi nhuận, từ đó có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá rẻ nhất. Thực tế trong vài năm trở lại đây Eurowindow đã thực hiện chính sách không tăng giá bán sản phẩm dù kinh tế khó khăn khiến cho chi phí sản xuất tăng lên. Việc làm này đã giúp tăng lợi thế cạnh tranh của công ty”.

Lộ diện trợ thủ giúp bầu Kiên chiếm đoạt tiền Hòa Phát

(Kiến Thức) - Biết 20 triệu CP của Hòa Phát do ACBI sở hữu đang thế chấp tại ACB nhưng Trần Ngọc Thanh vẫn ký biên bản chuyển nhượng số CP này cho Hòa Phát.

Sau Khi Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt tối 20/8/2012, đến ngày 5/11/2012, Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát (100% vốn của Tập đoàn Hòa Phát) đã có đơn gửi Cơ quan CSĐT Bộ Công an về việc chưa nhận được 20 triệu cổ phần (CP) trị giá 264 tỷ đồng từ Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (ABCI) do bầu Kiên làm Chủ tịch HĐQT, Trần Ngọc Thanh làm Giám đốc.
Cụ thể, tháng 5/2012, Thép Hòa Phát đã ký hợp đồng với ACBI để mua lại 20 triệu CP của ACBI tại Hòa Phát với giá 264 tỷ đồng. Sau khi ký hợp đồng, Thép Hòa Phát đã trích số tiền từ nguồn vốn tự có chuyển cho ACBI số tiền 264 tỷ đồng thông qua ngân hàng ACB. Tuy nhiên, đến thời điểm gửi đơn cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Thép Hòa Phát vẫn chưa nắm được quyền sở hữu 20 triệu CP nói trên bởi số CP này đang là tài sản thế chấp của ACBI tại ngân hàng ACB cho khoản vay 800 tỷ đồng.

TGĐ Bùi Quang Ngọc "thét ra lửa", Chủ tịch FPT "bỏ chạy"

"Ấn tượng đầu tiên là cách anh ấy (Bùi Quang Ngọc – PV) chửi nếu làm việc không cẩn thận...".

"Có lần anh Bình phải chạy ra bằng cửa ngách... mình nhìn xem ai mà khiến ông chủ tịch phải chạy đi như thế thì thấy anh Ngọc đang chửi”, đó là những ấn tượng của nhân viên FPT về tính cách của CEO FPT Bùi Quang Ngọc.

Guardian và Eurowindow hợp tác cùng phát triển

Vieglass cũng đã đề nghị các công trình được xây dựng tại những nơi tập trung đông người (tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư cao tầng, bệnh viện, trường học...) cần sử dụng vật liệu kính an toàn, tiết kiệm như một quy phạm bắt buộc khi thiết lập các dự án đầu tư để tạo nên những công trình chất lượng cao.