eMagazine: Ba bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ trong lịch sử Việt Nam

Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã trải qua những cuộc đấu tranh giữ nước để gìn giữ và xây đắp nền độc lập vững chắc của toàn dân tộc. Cùng với đó là sự ra đời của những áng văn bất hủ khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Theo nhận định của các nhà sử học, Việt Nam có tất cả ba bản Tuyên ngôn độc lập trong suốt chiều dài lịch sử của mình.

Đó là bài thơ Nam quốc sơn hà (năm 1076), Bình Ngô đại cáo (năm 1428) và bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2/9/1945. Nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 – 2/9/2021), Báo Tri thức & Cuộc sống xin giới thiệu tới bạn đọc ba bản Tuyên ngôn độc lập kinh điển này.

eMagazine: Ba ban Tuyen ngon doc lap bat hu trong lich su Viet Nam-Hinh-9
Theo các tư liệu lịch sử, Nam quốc sơn hà là bài thơ thần của Lý Thường Kiệt được ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử vô cùng đặc biệt để chống quân Tống năm 1076. Bài thơ này được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình
eMagazine: Ba ban Tuyen ngon doc lap bat hu trong lich su Viet Nam-Hinh-2
  Nam quốc sơn hà vốn là một bài thơ Hán văn thất ngôn tứ tuyệt và không có tên. Tên gọi Nam quốc sơn hà là do những người biên soạn cuốn sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 (sách do Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1976) đặt ra, lấy từ bốn chữ đầu trong câu thơ đầu tiên của bài thơ này (Nam quốc sơn hà Nam đế cư).
  Bài thơ Nam quốc sơn hà có ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Thư tịch đầu tiên có chép bài thơ này là sách Việt điện u linh tập, song bản Nam quốc sơn hà trong Việt điện u linh tập không phải là bản được biết đến nhiều nhất, bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư mới là bản được nhiều người biết nhất. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử đầu tiên có ghi chép bài thơ này.
eMagazine: Ba ban Tuyen ngon doc lap bat hu trong lich su Viet Nam-Hinh-3
  Phiên âm Hán-Việt của bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Trong số nhiều bản dịch thơ, bản của Lê Thước và Nam Trân đã được đưa vào trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2003 với một chút sửa đổi so với bản dịch gốc, nội dung như sau:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ

  Bình Ngô đại cáo là bài cáo do Nguyễn Trãi soạn thảo, viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam.

Tên gọi của Bình Ngô đại cáo nghĩa là bài tuyên cáo về việc dẹp yên giặc Ngô (Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Chu Nguyên Chương, vừa là nguồn gốc, quê cha đất tổ của Chu Nguyên Chương - người sáng lập nhà Minh).

Về bối cảnh ra đời của tác phẩm, vào năm 1427, quân khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan 2 đạo viện binh của quân Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan biết tin, hoảng sợ viết thư xin hòa.

Lê Thái Tổ chấp thuận, sai sứ mang tờ biểu và vật phẩm sang nhà Minh, vua Minh sai quan Lễ Bộ Thị Lang là Lý Kỳ đưa chiếu sang phong cho Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương, bỏ tòa Bố Chính và triệt quân về Tàu. Tháng chạp năm Đinh Mùi, Vương Thông theo lời ước với Bình Định Vương Lê Lợi, đem bộ binh qua sông Nhị Hà, còn thủy quân theo sau. Vì quân Minh tàn bạo, có người khuyên Lê Lợi đem quân mà giết hết đi, Lê Lợi không chấp thuận, cấp lương thảo và vật dụng cho quân Minh trở về. Năm 1428, Lê Lợi dẹp yên quân Minh, liền sai Nguyễn Trãi thay lời ngài làm tờ bá cáo cho thiên hạ biết.

eMagazine: Ba ban Tuyen ngon doc lap bat hu trong lich su Viet Nam-Hinh-5
  Bình Ngô đại cáo là một thông báo bằng văn bản dưới hình thức của thể văn biền ngẫu, được viết bằng chữ Hán, được dịch sang tiếng Việt bởi một số học giả như Ngô Tất Tố, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim. Kết cấu bài cáo gổm 5 đoạn:

Đoạn 1: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt.

Đoạn 2: Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.

Đoạn 3: Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.

Đoạn 4: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.

Đoạn 5: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vả lời tuyên bố hoà bình.

Giới nghiên cứu đánh giá, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo không chỉ tuyên bố độc lập, mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt với Trung Quốc trong lịch sử từ trước đến nay và thể hiện nhiều ý tưởng về sự công bằng, vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra, Nguyễn Trãi sử dụng Bình Ngô đại cáo để chứng minh tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trả lời câu hỏi tại sao quân khởi nghĩa Lam Sơn có thể chiến thắng quân đội nhà Minh đó là chính sách dựa vào nhân dân.

  
eMagazine: Ba ban Tuyen ngon doc lap bat hu trong lich su Viet Nam-Hinh-10
  Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2/9/1945 được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba trong lịch sử Việt Nam.

Bản tuyên ngôn này ra đời cùng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Khi Việt Minh tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh để tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc từ ngày 14/8/1945. 

eMagazine: Ba ban Tuyen ngon doc lap bat hu trong lich su Viet Nam-Hinh-7

Trên đà thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa, vào sáng 26/8/1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 30/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo. Ngày 31/8/1945, Người bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập.

Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bản tuyên ngôn gồm 3 phần:

Phần 1: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.

Phần 2: Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.

Phần 3: Lời tuyên bố độc lập.

eMagazine: Ba ban Tuyen ngon doc lap bat hu trong lich su Viet Nam-Hinh-8
  Trích lời tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Nhận định về ba bản tuyên ngôn kinh điển trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam, PGS. TS. Lê Văn Yên cho rằng, Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ thứ XI, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ở thế kỷ thứ XV và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX đã đánh dấu những giai đoạn phát triển của lý tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", có giá trị bất hủ trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bài viết: Quốc Lê
Thiết kế: Tuấn Huy
                                                     

10 ngày Quốc khánh ảnh hưởng lớn đến lịch sử nhân loại

Nhiều ngày Quốc khánh của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Quốc khánh 2/9 của Việt Nam gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại, tác động lớn đến tiến trình lịch sử nhân loại.

10 ngay Quoc khanh anh huong lon den lich su nhan loai
Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Với sự độc lập của Việt Nam, nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đã nhìn thấy con đường mà dân tộc mình có thể lựa chọn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.  

12 "thần tướng" Việt khiến giặc nghe tên đã hồn xiêu phách lạc (1)

Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn… là những vị tướng thiên tài của Việt Nam. Họ được coi là những "thần tướng" trên chiến trường, chỉ nghe tên đã khiến quân giặc kinh hồn bạt vía.  

12
Ngô Quyền (898 – 944): Ông còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng khiến quân giặc khiếp vía.

12
 Lợi dụng thủy triều lên xuống, ông cho đóng cọc gỗ bịt sắt xuống lòng sông, chuẩn bị chờ giặc sa lưới. Kết quả trận đánh, quân Nam Hán thất bại tan tát. Tướng Lưu Hoàng Tháo cùng với hơn nửa binh lính của mình đã bỏ mạng.
12

Sau chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng, đánh bại nhà Nam Hán, Ngô Quyền lên làm vua, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. 

12
 Lê Hoàn (941 1005): Lê Hoàn là vị hoàng đế sáng lập nhà tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước trong 24 năm. Ngoài vai trò của quân vương, ông Hoàn là chiến tướng uy nghi dũng mãnh trên chiến trường. 
12
 Ông nổi tiếng bởi tài đánh Tống, bình Chiêm. Ngoài chiến thắng quân sự đối với giặc ngoại xâm, Lê Hoàn còn phải đối phó với các cuộc phản loạn trong nước, cùng với đó ông còn thực hiện nhiều cuộc chinh phạt nhằm mở mang bờ cõi.
12
Sử gia Lê Văn Hưu nhận định: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được”.
12
Lý Thường Kiệt (1019 - 1105): Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đã viết: Trong quân sự, Lý Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nước nhà trong thế kỷ thứ XI. 
12
 Theo các tư liệu lịch sử, ngoài tài năng bày binh bố trận, thái úy Lý Thường Kiệt còn là "thần tướng" trên chiến trường. Ông có vóc dáng tuấn tú, cao lớn, giỏi võ nghệ, thường xung trận bằng đại đao.
12
Ngoài chiến công đánh tan quân Tống xâm lược vào các năm 1075-1077, Lý Thường Kiệt từng nhiều lần đánh bại quân Chiêm Thành. Ông thậm chí còn bắt sống vua Chiêm là Chế Củ. Tên tuổi của ông còn gắn với bài thơ Nam quốc Sơn hà nổi tiếng.
12
 Trần Hưng Đạo (1230 - 1300): Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, còn đươc gọi là Hưng Đạo vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương, là một trong những nhà quân sư kiệt xuất nhất lịch sử.
12
 Ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông (1257 - 1288), công lao của Trần Hưng Đạo là vô cùng to lớn với nhà Trần. Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng: “tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên”.
12
Sử gia Nguyễn Huệ Chi viết rằng ông là “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”. Ông luôn là người theo tư tưởng lấy sức dân làm nền tảng xây dựng sức mạnh của chế độ. 

Mời độc giả xem video: Đà Nẵng: Đơn vị nào thực hiện không nghiêm túc, bí thư, chủ tịch chịu trách nhiệm. Nguồn: VTVcab Tin tức.

Hồi ức của Tướng Giáp về nơi Tuyên ngộc Độc lập ra đời

“Một buổi sáng, Bác và anh Nhân gọi anh em chúng tôi tới. Bản Tuyên ngôn lịch sử đã thảo xong, Bác mang đọc để tập thể thông qua. Như lời Bác nói lại sau này, đó là những giờ phút sảng khoái nhất của Người...”.

Hoi uc cua Tuong Giap ve noi Tuyen ngoc Doc lap ra doi
 Trong hồi ký “Những chặng đường lịch sử”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể về thời gian Bác Hồ ở nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội, nơi Người soạn bản Tuyên ngôn Độc lập. Nhân dịp Quốc khánh, xin trích lại những dòng văn của Đại tướng. (Ảnh trong bài chụp tại di tích nhà 48 Hàng Ngang).

Ảnh độc: Quảng trường Ba Đình đã hình thành như thế nào?

Diện mạo của Quảng trường Ba Đình trong quá khứ từng khác rất nhiều so với ngày nay. Cùng khám phá lịch sử hình thành Quảng trường Ba Đình qua những bức ảnh lịch sử quý giá.

Anh doc: Quang truong Ba Dinh da hinh thanh nhu the nao?
Vào thời nhà Nguyễn, Quảng trường Ba Đình tương ứng với khu cửa Tây của thành cổ Hà Nội. Đến thời Pháp thuộc, thành bị phá dỡ, khu vực này quy hoạch thành một quảng trường rộng lớn được đặt tên là Vườn hoa Pugininer.
Anh doc: Quang truong Ba Dinh da hinh thanh nhu the nao?-Hinh-2
Một vòng xoay nhỏ được xây dựng gần đó cũng được đặt tên là Vòng xoay Pugininer (Rond-point Pugininer). Do hình tròn của vòng xoay mà người dân Hà Nội xưa còn gọi Vườn hoa Pugininer là Quảng trường Tròn.

Loạt ảnh kinh điển về ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9

Cùng xem lại những hình ảnh không thể quên về dịp kỷ niệm 50 năm ngày Quốc khánh Việt Nam (2/9/1995) do nhiếp ảnh gia người Pháp Bruno Barbey thực hiện.

Loat anh kinh dien ve ngay Quoc khanh Viet Nam 2/9
Các đại biểu phụ nữ mặc áo dài đỏ diễu hành tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày Quốc khánh Việt Nam, 2/9/1995. Ảnh: Bruno Barbey/ Magnum Photos.