[e-Magazine] Tiêm kích F-35C có xứng là "kẻ thay đổi cuộc chơi"?

Chiếc tiêm kích tàng hình F-35C Lightning II đang dần thay thế F/A-18 Super Hornet, trở thành vũ khí chủ lực của các nhóm tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ.

[e-Magazine] Tiem kich F-35C co xung la

Với khả năng tác chiến vượt trội, F-35C được kỳ vọng sẽ là mũi nhọn của Hải quân Mỹ trong các cuộc xung đột tiềm năng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt trong kịch bản đối đầu với Trung Quốc.

[e-Magazine] Tiem kich F-35C co xung la
F-35C là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 được triển khai từ tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ. Chiến đấu cơ này bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 2/2019 và là phiên bản mới nhất trong số 3 biến thể của dòng F-35. Với khả năng gập cánh lớn hơn, lực nâng mạnh hơn và khoang chứa nhiên liệu rộng hơn F-35A, F-35C được thiết kế để phóng và thu hồi máy bay từ boong tàu sân bay (CATOBAR) trong các nhóm tác chiến tàu sân bay. Đầu cánh gập có thể tiết kiệm không gian cho boong tàu sân bay bởi F-35C có phần cánh lớn hơn đáng kể so với F-35A và F-35B.
Tải trọng tối đa của F-35C là 8 tấn, lớn hơn so với tải trọng tối đa của F-35B của Thủy quân lục chiến là gần 7 tấn. Các tiêm kích tàng hình F-35C cũng hỗ trợ phạm vi chiến đấu trong 670 hải lý, trong khi bán kính hỗ trợ của F-35B là 505 hải lý. F-35C cũng sẽ đem tới bước nhảy vọt về khả năng so với các chiến đấu cơ được triển khai từ tàu sân bay của Hải quân Mỹ hiện nay như F/A-18E/F Super Hornet của Boeing.
Với những khả năng sẵn có, F-35C còn có thể dễ dàng tấn công nhiều mục tiêu trong một lần xuất kích và thực hiện các nhiệm vụ xâm nhập sâu. Khả năng tổng hợp cảm biến của F-35C cũng khiến nó có thể xây dựng thông tin chiến đấu chính xác và chi tiết để chia sẻ với tất cả các phương tiện khác được kết nối trên không, trên đất liền và trên biển.
Cấu hình vũ khí bên trong của F-35C cũng đảm bảo khả năng tàng hình trước các hệ thống phòng không tinh vi nhất của kẻ thù trong khi thiết kế giảm tải vũ khí bên ngoài đã hy sinh phần nào khả năng quan sát để bù đắp cho hỏa lực của máy bay đạt mức độ cao nhất.
[e-Magazine] Tiem kich F-35C co xung la
Phi đội tiêm kích tấn công VFA-86 “Sidewinders” - một trong những đơn vị giàu truyền thống của Hải quân Mỹ từ năm 1951 - đã chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi từ F/A-18 Super Hornet sang F-35C sau khi vượt qua giai đoạn thử nghiệm để được nhận Chứng nhận An toàn bay (Safe-For-Flight Operations Qualification).
Đây là bước cuối cùng để xác nhận rằng phi đội đã sẵn sàng vận hành loại máy bay mới, với đầy đủ nhân lực, cơ sở hạ tầng, và khả năng hậu cần cần thiết.
Chỉ huy phi đội, ông Nathan Staples, chia sẻ: “Tôi rất tự hào về thành tích của đội. Chúng tôi đã xuất sắc vượt qua mọi thách thức kể từ khi bắt đầu quá trình chuyển đổi vào tháng 2/2023, và tôi tin tưởng vào những tiêu chuẩn cao mà chúng tôi sẽ đặt ra cho cộng đồng Lightning II trong tương lai”.
F-35C là phiên bản duy nhất trong dòng Lightning II được thiết kế đặc biệt cho hoạt động trên tàu sân bay, với khả năng tác chiến tầm xa và tàng hình tiên tiến. Chiếc máy bay này sẽ đóng vai trò trung tâm trong các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, thay thế dần F/A-18 Super Hornet sau 36 năm phục vụ.
[e-Magazine] Tiem kich F-35C co xung la

Nếu xảy ra xung đột, F-35C sẽ là mũi nhọn trong chiến lược ngăn chặn. Với các cảm biến tiên tiến, F-35C không chỉ tự mình phát hiện và tiêu diệt máy bay đối phương, mà còn dẫn đường cho các lực lượng mặt đất, không quân, và hải quân đồng minh tấn công mục tiêu một cách hiệu quả.

Hải quân Mỹ nhấn mạnh rằng F-35C sẽ tăng cường khả năng phóng chiếu sức mạnh của nhóm tác chiến tàu sân bay, hỗ trợ an ninh quốc gia Mỹ và tích hợp một cách liền mạch với các tài sản khác của cánh không quân tàu sân bay.
F-35C Lightning II không chỉ là một máy bay chiến đấu, mà còn là bộ điều phối chiến trường nhờ khả năng kết nối và tối ưu hóa sức mạnh của các lực lượng đồng minh.
Sự kết hợp giữa tính năng tàng hình, cảm biến hiện đại và khả năng đa nhiệm khiến F-35C trở thành lựa chọn lý tưởng cho các cuộc xung đột với đối thủ ngang tầm. Với tốc độ triển khai nhanh chóng, chiếc tiêm kích này đang dần khẳng định vị thế là xương sống của Hải quân Mỹ trong kỷ nguyên tác chiến hiện đại.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sự xuất hiện của F-35C không chỉ củng cố sức mạnh Hải quân Mỹ, mà còn là lời khẳng định rằng Mỹ sẵn sàng đối phó với mọi thách thức.
[e-Magazine] Tiem kich F-35C co xung la

Ấn Độ đẩy nhanh tiến độ mua tiêm kích F-35

Rất có thể Ấn Độ sẽ lựa chọn mua tiêm kích F-35 nhằm cân bằng tiềm lực quân sự với Pakistan, sau khi Trung Quốc quyết định cung cấp sớm tiêm kích J-31 tới nước này.

An Do day nhanh tien do mua tiem kich F-35
Ấn Độ được cho là sẽ sớm buộc phải mua tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II từ Mỹ, sau khi Trung Quốc quyết định sẽ cung cấp sớm tiêm kích J-31 tới Pakistan. 

Ukraine muốn mua Leopard 2 từ Đức, nhưng 36 tháng nữa mới nhận hàng!

Tiêm kích F-35 đẩy chiến đấu cơ châu Âu đến bờ tuyệt chủng

Việc các nước châu Âu đồng loạt đặt mua tiêm kích F-35, khiến toàn bộ các chương trình tiêm kích đầy tiềm năng của "Lục Địa Già", bị đẩy tới bờ tuyệt chủng.

Tiem kich F-35 day chien dau co chau Au den bo tuyet chung
 Tờ Defence News cho biết, sự phổ biến quá rộng rãi của các chiến đấu cơ F-35 tại châu Âu, đã khiến toàn bộ các chương trình tiêm kích của "Lục Địa Già" bị đẩy tới bờ tuyệt chủng.

Lý do khiến hàng loạt tiêm kích F-35 mới cứng bị cấm bay

Một loạt các tiêm kích F-35 của Mỹ và cả của Israel đã bị ngừng bay, sau vụ tai nạn diễn ra hôm 15/12 vừa rồi tại căn cứ không quân Fort Worth, Mỹ.

Ly do khien hang loat tiem kich F-35 moi cung bi cam bay
Cụ thể, theo thông tin được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, một loạt tiêm kích F-35 của quân đội nước này, đã bị cho ngừng bay. Các tiêm kích này sẽ ngừng bay cho tới khi nguyên nhân của vụ tai nạn hôm 15/12 được làm rõ.

Mỹ đồng ý bán một loạt tiêm kích F-35 cho đồng minh thân cận

Canada đã trải qua quá trình thương thảo dài 9 tháng với Mỹ và dự kiến sẽ nhận 4 tiêm kích F-35 đầu tiên vào năm 2026.

Bộ Quốc phòng Canada vừa qua đã đưa ra một thông báo cho biết nước này đã thương thảo thành công với Mỹ và đơn vị sản xuất Lockheed Martin nhằm mua lại 88 tiêm kích thế hệ 5 F-35.

My dong y ban mot loat tiem kich F-35 cho dong minh than can

Tính năng đặc biệt khiến tiêm kích F-35 bỏ xa Su-57 và J-20

Mới đây, tiêm kích F-35 của Mỹ đã được trang bị tính năng đặc biệt, chưa từng xuất hiện trên bất cứ chiến đấu cơ thế hệ thứ năm nào khác, khiến nó bỏ xa J-20 và Su-57.

Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20
Tiêm kích F-35 Lightning II giờ đây đã chính thức có danh hiệu là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên được chứng nhận đủ khả năng mang bom hạt nhân B61-12, mở ra cuộc cách mạng trong ngành hàng không quân sự. 
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-2
 Thành công này thể hiện sự tiến hóa đáng kể trong công nghệ quân sự hiện đại, và không thể phủ nhận sự kiện nói trên góp phần củng cố vị thế dẫn đầu chiến trường của F-35.
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-3
 Việc F-35A nhận được giấy phép mang vũ khí hạt nhân xảy ra vào ngày 12/10/2023. Thành tích nói trên vượt trước thời hạn ban đầu, đã được cam kết với các đồng minh NATO, đó là diễn ra vào tháng 1/2024.
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-4
 Cột mốc quan trọng vừa đề cập đã mở đường cho F-35A hoạt động trong kịch bản chiến tranh hạt nhân, biến nó thành một nền tảng chiến đấu cực kỳ linh hoạt và có “năng lực kép”.
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-5
 Không giống như "đối tác" của nó - F-22 Raptor - vốn được thiết kế đặc biệt để chiến đấu không đối không, F-35A được hình thành với ý định tấn công hạt nhân chiến thuật ngay từ đầu.
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-6
 Nhờ khả năng tàng hình hàng đầu, máy bay chiến đấu này có thể tránh được sự phát hiện của radar đối phương, đảm bảo điều hướng an toàn qua không phận kẻ thù và thực hiện vụ tấn công chính xác.
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-7
 Mặc dù sự thật là cả hai loại chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc và Su-57 của Nga đều sở hữu khả năng tán xạ sóng radar ấn tượng, nhưng chúng chưa đạt được năng lực mang bom hạt nhân.
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-8
 Sự khác biệt nói trên đã đưa F-35A vượt lên trên hai đối thủ chính, khẳng định đây là "phương tiện tối cao" trong bối cảnh chiến tranh đương đại có sử dụng vũ khí công nghệ cao.
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-9
 Về vũ khí, chúng ta đang xem xét một phiên bản hiện đại hóa của bom hạt nhân B61 nổi tiếng, được phân loại là B61-12, nó sở hữu tính năng kỹ chiến thuật ưu việt hơn hẳn so với biến thể ban đầu.
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-10
 Những nâng cấp quan trọng như vây đuôi có thể cơ động, bộ ổn định quay và hệ thống dẫn đường tiên tiến đã đưa loại bom này lên một tầm cao mới. Khi kết hợp với F-35A, nó trở thành một vũ khí lợi hại, được thiết kế để tấn công mục tiêu với độ chính xác chưa từng có.
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-11
 Những đặc điểm nổi bật của F-35 như tàng hình, tốc độ và sự nhanh nhẹn, khiến nó trở thành ứng cử viên hàng đầu để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật ở những khu vực tranh chấp.
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-12
 Điều khiến F-35A khác biệt so với các máy bay ném bom truyền thống vốn dễ bị đe dọa trong lãnh thổ đối phương là khả năng vượt qua hàng rào phòng thủ và thực hiện những cuộc tấn công chính xác với mức độ hiệu quả phi thường.
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-13
Không thể phủ nhận việc kết hợp khả năng tấn công hạt nhân vào một nền tảng đa dụng như tiêm kích F-35 Lightning II sẽ góp phần "thay đổi cuộc chơi" trong chiến lược phòng thủ hiện đại. 
Tinh nang dac biet khien tiem kich F-35 bo xa Su-57 va J-20-Hinh-14
F-35A không chỉ là công cụ tăng cường khả năng răn đe hạt nhân mà nó mở rộng những lựa chọn chiến lược thay thế, vốn được các nhà hoạch định quốc phòng xem xét trong thế giới luôn thay đổi và đầy thách thức hiện nay.