Mỹ đồng ý bán một loạt tiêm kích F-35 cho đồng minh thân cận

Canada đã trải qua quá trình thương thảo dài 9 tháng với Mỹ và dự kiến sẽ nhận 4 tiêm kích F-35 đầu tiên vào năm 2026.

Bộ Quốc phòng Canada vừa qua đã đưa ra một thông báo cho biết nước này đã thương thảo thành công với Mỹ và đơn vị sản xuất Lockheed Martin nhằm mua lại 88 tiêm kích thế hệ 5 F-35.

My dong y ban mot loat tiem kich F-35 cho dong minh than can

Nước này dự kiến sẽ nhận 16 tiêm kích đầu tiên trong vòng 3 năm, với 4 chiếc đầu tiên được giao vào 2026. Tiếp đó, Canada sẽ nhận 6 chiếc vào năm 2027 và thêm 6 chiếc vào năm 2028. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada Anita Anand cho biết phi đội sẽ được đưa vào hoạt động trong khoảng 2032 – 2034 và sẽ thay thế phi đội CF-18 mà nước này đang sử dụng.

Được biết, tổng chi phí đầu tư sử dụng F-35 vào khoảng hơn 14 tỷ USD và sẽ bao gồm không chỉ các tiêm kích này mà còn gồm chi phí bảo dưỡng, các thiết bị liên quan, các cơ sở hạ tầng cùng các chi phí khác. Đây cũng là khoản đầu tư lớn nhất trong vòng 30 năm trở lại đây của Không quân Hoàng gia Canada. Ngoài ra, tổng chi phí bảo dưỡng tới hết vòng đời của các tiêm kích này (dự kiến tới 2070) rơi vào khoảng 52 tỷ USD.

Việc sở hữu phi đội F-35 cũng ước tính sẽ mang lại cho Canada khoảng 315 triệu USD, và tạo việc làm cho khoảng 3,300 người.

Canada là một trong 8 quốc gia đã đầu tư vào chương trình phát triển, nghiên cứu tiêm kích F-35 trị giá hàng nghìn tỷ USD, bên cạnh Mỹ, Anh, Italia, Hà Lan, Áo, Na Uy và Đan Mạch.
https://defence-ua.com/weapon_and_tech/kanada_majzhe_rik_domovljalasja_iz_ssha_schob_do_2034_roku_mati_v_sebe_desjatki_vinischuvachiv_f_35-10259.html

Doanh số bán xe Ford tại Việt Nam đạt mốc kỷ lục trong năm 2022

Kết thúc năm 2022, Ford Việt Nam đạt doanh số gần 29.000 xe, tăng 22% so với năm trước. Trong đó, quý IV/2022, Ford đã phá vỡ mọi kỷ lục bán hàng theo tháng và quý trong lịch sử của hãng tại Việt Nam.

  
Chiều 11/1, Ford đã công bố kết quả kinh doanh của năm 2022 tại thị trường ôtô Việt Nam với kết quả ấn tượng. Cụ thể, liên doanh này có tổng doanh số bán hàng đạt 28.847 xe các loại, tăng 22% so với năm 2021.

Những chuyên gia Đức "đặt nền móng" cho ngành tên lửa Liên Xô

Khác với chương trình tên lửa Mỹ dưới sự chỉ đạo của công trình sư người Đức Wernher von Braun nổi tiếng, một chuyên gia người Đức khác từng tham gia vào chương trình tên lửa vũ trụ của Liên Xô lại rất ít được biết đến.

Chương trình tên lửa của Đức Quốc xã

Sau khi Thế chiến II kết thúc năm 1945, các cơ quan tình báo Mỹ & Liên Xô đã bắt đầu săn tìm tàn dư công nghệ sản xuất tên lửa của đế chế Đức thời đó, cũng như các chuyên gia đóng góp trong các dự án này. Mỹ là nước đầu tiên chiếm được bang Thuringen, cùng với đó là bãi thử tên lửa tại Peenemunde. Họ đã thu thập toàn bộ trang thiết bị cùng các tên lửa còn nguyên vẹn, cũng như đưa toàn bộ các chuyên gia Đức từng tham gia dự án sang Mỹ.

Những chuyên gia quân sự Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ

Trung tuần tháng 4/1965, 100 chuyên gia quân sự đầu tiên, trong đó có các chuyên gia về tên lửa phòng không cùng khí tài tên lửa X-75 có mặt ở Hà Nội dưới sự chỉ huy của Đại tá A.M. Dưza.

Cuối tháng 2/1965, Liên Xô quyết định tăng số lượng hàng viện trợ, các chủng loại vũ khí trong đó có khí tài, tên lửa phòng không, máy bay quân sự cho Việt Nam. Đồng thời Liên Xô cũng đề nghị gửi “1 lữ đoàn tên lửa, 2 trung đoàn phòng không và các đơn vị kỹ thuật, một phân đội máy bay MiG-21 (trong đó có 12 máy bay chiến đấu), 1 tiểu đoàn địa cầu, 1 tiểu đoàn trinh sát kỹ thuật” sang bảo vệ khu vực Hà Nội, Hải Phòng.
Lúc đó, Việt Nam quyết định không nhận các đơn vị chiến đấu do tình hình thế giới. Bù lại, nước ta đề nghị Liên Xô chỉ cử chuyên gia quân sự và xin viện trợ vũ khí. Đáp lại chuyến thăm của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A.N.Côxưghin, tháng 4/1965, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam gồm Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thăm Liên Xô. Hai nước đã nhất trí “Tiến một bước xa hơn nhằm bảo vệ chủ quyền và an ninh của VNDCCH và triển khai những biện pháp thích hợp để thực hiện mục đích”. Hai bên đã ký thỏa thuận về viện trợ quân sự, về việc Liên Xô gửi các chuyên gia quân sự sang Việt Nam.