Đường về tay Vũ 'nhôm' của loạt đất vàng Sài Gòn

Các sai phạm đất đai liên quan đến Vũ nhôm đã đẩy nhiều lãnh đạo đã về hưu và cả đang đương nhiệm của TP.HCM vào vòng lao lý, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín.

Duong ve tay Vu 'nhom' cua loat dat vang Sai Gon
 Nhóm cổ đông Vũ "nhôm" đã thế chân Geleximco ở Seaprodex - doanh nghiệp có quỹ đất rất lớn. Trong ảnh là trụ sở Seaprodex rộng gần 1.900 m2 tại 2-4-6 Đồng Khởi hợp 21 Ngô Đức Kế, Quận 1. Ảnh: Nghi Điền.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an hôm qua (18/9) đã khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại TP.HCM, đồng thời khởi tố bị ban đối với nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín, nguyên Giám đốc Sở TNMT Đào Anh Kiệt và hai lãnh đạo đang đương nhiệm là Phó chánh Văn phòng UBND TP.HCM Lê Văn Thanh và Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM Nguyễn Thanh Chương.
Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can nói trên được thực hiện sau quá trình điều tra sai phạm tại các dự án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) tại TP.HCM.
Từ giữa năm ngoái, xuất hiện thông tin Phan Văn Anh Vũ thâu tóm nhiều khu đất công sản tại TP.HCM. Trả lời báo chí ngày 2/5/2018, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND TP.HCM ông Võ Văn Hoan thừa nhận có một số mặt bằng nhà, đất đã được giao cho Vũ 'nhôm', tuy nhiên không đề cập cụ thể.
Theo tìm hiểu của Nhadautu, bằng nhiều cách thức, Vũ 'nhôm' và các pháp nhân liên quan đã thâu tóm loạt đất vàng tại trung tâm Quận 1.
Đình đám nhất là thương vụ thế chân Geleximco năm 2016 để trở thành cổ đông lớn, gián tiếp và trực tiếp sở hữu 35,1% vốn của Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex). Seaprodex được cổ phần hoá năm 2014. Dù mang danh 'thuỷ sản' song doanh nghiệp do Bộ Nông nghiệp (nay là SCIC) nắm 63,38% cổ phần lại được biết đến với quỹ đất rất lớn, lên tới 80ha trên cả nước, trong đó có 8 vị trí tại TP.HCM, nổi bật nhất là 1.892m2 tại số 2-4-6 Đồng Khởi hợp 21 Ngô Đức Kế tại Phường Bến Nghế, Quận 1, đã được quy hoạch trở thành tổ hợp thương mại, văn phòng, khách sạn 5 sao 20 tầng.
Ở một vụ việc từng làm tốn không ít giấy mực của báo giới, khu đất số 8 Nguyễn Trung Trực, Quận 1 rộng 1.296m2 trước đây có kế hoạch xây dựng Thư viện Thiếu nhi. Tuy nhiên, tháng 6/2011, UBND TP.HCM bất ngờ có quyết định 3163/QĐ-UBND chấp thuận cho CTCP Xây dựng Bắc Nam 79 sử dụng để làm văn phòng làm việc. Lô đất giáp 4 mặt đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực và Lê Lợi đã được san phẳng, hiện vẫn là địa chỉ đăng ký của Văn phòng đại diện CTCP Xây dựng Bắc Nam 79.
Trong một thương vụ kín đáo hơn, CTCP Xây dựng Bắc Nam 79 ngày 13/10/2014 đã ký hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền thuê 2.337m2 đất vàng tại 15 Thi Sách, Quận 1 từ CTCP Phim Giải Phóng với giá 29,19 tỷ đồng, ngay trước thềm cổ phần hoá của Hãng phim Giải Phóng (năm 2015). Lô đất sau đó nhanh chóng được Xây dựng Bắc Nam 79 thực hiện dự án có tên gọi Madison.
Đầu năm ngoái, 15 Thi Sách nằm trong 60 dự án liên quan tới các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá bị Bộ Tài chính kiến nghị đình chỉ thi công và tiến hành thanh tra.
Ngoài ra, ảnh hưởng của Vũ 'nhôm' ở TP HCM còn thể hiện qua việc sở hữu 12,73% cổ phần và từng được đề cử vào HĐQT Đông Á Bank. Liên quan tới đại án Đông Á Bank, như Nhadautu.vn từng đề cập, Vũ 'nhôm' có mối quan hệ kinh doanh khá khăng khít với Phương Trang Group hay doanh nhân Lê Tuấn - TGĐ CTCP Tư vấn Đầu tư mạo hiểm.
Ngày 2/5/2018, trả lời báo chí về những mặt bằng công sản tại TPHCM đã được giao cho Vũ 'nhôm', ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP.HCM thừa nhận tại TP.HCM có một số mặt bằng nhà, đất đã được giao cho Vũ 'nhôm'. Tuy nhiên, những tài sản công này do các Bộ, Ngành Trung ương quản lý. Vì vậy, thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất thuộc về các cơ quan Trung ương và cấp cao hơn.
"UBND TPHCM chỉ có hai nhiệm vụ liên quan là quản lý quy hoạch sử dụng đất và tham mưu việc thẩm định giá. Vụ việc liên quan đến Vũ nhômkhông phải thành phố không có trách nhiệm mà thẩm quyền của thành phố chỉ đến vậy”, ông Võ Văn Hoan cho hay.

11 cách nhận diện trang sức giả trong “chớp mắt“

(Kiến Thức) - Chỉ bằng một mẹo nhỏ như kiểm tra dấu xác nhận tiêu chuẩn, dùng nam châm hút, nhúng vào giấm...người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra xem một món đồ là trang sức giả hay thật.

11 cach nhan dien trang suc gia trong “chop mat“
 Với trang sức bằng kim loại quý thì cách dễ nhận diện nhất chính là kiểm tra dấu xác nhận tiêu chuẩn của món đồ trang sức. Mỗi kim loại quý được sử dụng chế tác đồ trang sức mà đều được đóng những loại dấu khác nhau.

Cận cảnh dự án Đức Long Golden Land bị thanh tra toàn diện

(Kiến Thức) - UBND TP HCM vừa chỉ đạo lập đoàn liên ngành, kiểm tra toàn diện dự án Đức Long Golden Land (quận 7), để làm rõ những dấu hiệu vi phạm ở đây.

Can canh du an Duc Long Golden Land bi thanh tra toan dien
Liên quan tới các dấu hiệu vi phạm tại dự án Đức Long Golden Land, mới đây UBND TP HCM chỉ đạo lập đoàn liên ngành, kiểm tra toàn diện dự án này để làm rõ, từ đó đề xuất xử lý theo quy định. Ảnh: Đức Long Golden Land. 

"Số phận" dự án nghìn tỉ ở Sơn Trà của Vũ Nhôm thế nào?

(Kiến Thức) - Trong số nhiều dự án gắn với tên tuổi Vũ Nhôm, đáng chú ý là dự án trên 2.600 tỉ đồng tại bán đảo Sơn Trà. Vậy dự án này đang ra sao?

Vũ Nhôm là đại gia bất động sản kín tiếng, sở hữu hàng loạt khu đất vàng tại Đà Nẵng. Trong đó, đáng lưu ý Vũ Nhôm từng nắm trong tay dự án xây dựng Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa có tổng mức vốn đầu tư trên 2.600 tỉ đồng, với diện tích lên tới hơn 955.000 m2 tại bán đảo Sơn Trà.
Cụ thể, Người lao động dẫn nguồn từ báo cáo trình của UBND TP Đà Nẵng với Thủ tướng Chính phủ, cho đến thời điểm tháng 12/2012, tại khu vực bán đảo Sơn Trà, UBND thành phố Đà Nẵng đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 dự án để đầu tư phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.
Đã có 3 dự án đầu tư, 1 dự án đang triển khai, 3 dự án đã triển khai một phần nhưng sau đó tạm dừng và 11 dự án chưa triển khai, trong đó có Dự án Khu du lịch sinh thái biển Ghềnh Bàn – Bãi Đa của Công ty Cổ phần Xây dựng 79 - thời điểm đó, ông Phan Anh Văn Vũ vẫn là Chủ tịch HĐQT.
Vũ Nhôm và phi vụ dự án du lịch sinh thái ở Sơn Trà. Ảnh: Lê Đình Dũng/MTG.
 Vũ Nhôm và phi vụ dự án du lịch sinh thái ở Sơn Trà. Ảnh: Lê Đình Dũng/MTG.

Vào cuối năm 2005, Công ty Cổ phần Xây dựng 79 đã có tờ trình xin đầu tư Khu du lịch sinh thái biển Ghềnh Bàn - Bãi Đa với tổng số vốn đầu tư lên tới 2.690 tỷ đồng. Năm 2007, Dự án Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa (Bán đảo Sơn Trà), được UBND TP Đà Nẵng đồng ý chủ trương giao đất trực tiếp cho Công ty Cổ phần Xây dựng 79.

Tháng 8/2014, UBND TP Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa của Công ty Cổ phần Xây dựng 79.

Theo đó, Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng 79 sẽ đầu tư trên 2.690 tỉ đồng và xây dựng trên diện tích: 955.886 m2 (95,58 ha), trong đó giao đất có thu tiền sử dụng đất là 154.968 m2, thuê đất 160.000 m2 và diện tích đất tôn tạo cảnh quan không thu tiền là 640.198 m2.

Hiện Công ty Cổ phần Xây dựng 79 đã nộp tiền sử dụng đất trên 70 tỉ đồng. UBND thành phố cấp 33 GCN QSD đất với mục đích đất ở, diện tích: 154.968 m2. Riêng phần diện tích đất thuê (160.000 m2), chưa cấp GCN QSD đất thuê do chưa nộp tiền thuê đất từ năm 2007 đến nay. Quy mô dự án theo quy hoạch là 228 biệt thự. Như vậy, Dự án đã có Quyết định giao đất, cho thuê đất, chưa thực hiện thủ tục ký Hợp đồng thuê đất và chưa cấp GCN QSD đất của toàn dự án.

Cũng theo Người lao động, dự án Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn- Bãi Đa được UBND thành phố cấp đất trực tiếp cho doanh nghiệp, không có dự án đầu tư, không thông qua đấu thầu dự án sử dụng đất hoặc đấu giá đất.

Mặc dù được UBND thành phố giao đất từ năm 2007 đến nay, nhưng dự án không triển khai xây dựng, không làm các thủ tục thuê đất, đến tháng 11/2014 UBND thành phố có công văn chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa.

Tuy nhiên, tại Quyết định năm 2008 phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, dự án này chủ yếu là làm biệt thự trên khu vực đất ở đã được giao đất có thu tiền 154.968 m2 và đã được UBND thành phố cấp 33 Giấy chứng nhận QSD đất với mục đích đất ở.

Dự án nằm ở độ cao trải dài từ trên 100 m so với mực nước biển đến hơn 200m so với mực nước biển (trong 95,58 ha có 62,58 ha cao từ 100m - 200m so với mực nước biển và 33,4 ha thấp hơn 100 m so với mực nước biển).

Theo Dân Việt, kết luận của cơ quan chức năng về dự án KDL Ghềnh Bàn – Bãi Đa là ảnh hưởng đến công trình quốc phòng đã xây dựng và đất có tầm quan trọng cao trong thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc theo Quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 9/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Các Sở KH&ĐT, Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã kiến nghị đề xuất thu hồi 93 ha đất do độ cao trên 100m, do ảnh hưởng yếu tố quốc phòng, diện tích còn lại là 2,34 ha, tương đương với quy hoạch 8 biệt thự.

Ngoài ra, Sở KH&ĐT cũng đề nghị UBND thành phố thu hồi lại toàn bộ dự án và hoàn trả lại 62,3 tỷ đồng nhà đầu tư đã nộp do chuyển quyền sử dụng đất hoặc chuyển đến vị trí khác khỏi khu vực bán đảo Sơn Trà. Hiện UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ TN và MT đề xuất thu hồi dự án.