Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Một 'bảo tàng' về kinh nghiệm thất bại

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông với mức đầu tư khủng nhưng liên tục lỡ hẹn thời gian vận hành, có nên coi đây là một bảo tàng kinh nghiệm thất bại?

Liên tục đưa ra lời hứa rồi lại lỗi hẹn vận hành, giờ đây, người dân thực sự thấy mệt mỏi với "công trình thế kỷ" đường sắt Cát Linh – Hà Đông nằm chềnh ềnh như một cái gai trước mắt hàng triệu người dân Thủ đô.
Từ khi khởi công xây dựng đến nay, công trình này gây biết bao phiền toái, bàn luận, nó trở thành "biểu tượng" cho rất nhiều thiếu sót, hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn vay phát triển hạ tầng.
Dự án vốn ban đầu là hơn 8.700 tỷ đồng, đến năm 2016 điều chỉnh nâng lên 18.000 tỷ đồng. Dự kiến dự án đi vào vận hành vào năm 2013. Tuy nhiên cho đến nay, dự án vẫn chưa đưa vào vận hành thương mại.
Duong sat Cat Linh – Ha Dong: Mot 'bao tang' ve kinh nghiem that bai
 Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đầu tư khủng nhưng liên tục lỡ hẹn thời gian vận hành. 
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời trước Quốc hội hôm 5/6 vừa qua cho biết: hiện dự án đã hoàn thành 99% hạng mục, còn 1% là một số hạng mục nhỏ về công tác xây lắp, đặc biệt là phải chứng minh được an toàn hệ thống.
Vâng, chỉ 1% chưa hoàn thiện, nhưng đó là phần cốt tử của dự án, dẫn đến dự án nghìn tỷ nằm đắp chiếu, phơi sương, còn người dân thì phải chịu cảnh ùn tắc giao thông không có lối thoát. 1% này không biết bao giờ mới khỏa lấp được?
“Của đau con xót”, chỉ cần nhìn con số đội vốn, nhìn vào khoản lãi mà hàng ngày công trình “đẻ” ra đang đè nặng lên ngân sách ai cũng thấy xót xa. Bởi, chỉ bằng mắt thường, bằng những quan sát thực tế của một người dân cũng thấy công trình này đang rơi vào bế tắc, nếu có đi vào hoạt động cũng không hiệu quả.
Đây là một một thất bại, là một bài học đau xót về công tác quản lý đầu tư, thương thảo hợp đồng... khi triển khai các công trình trọng điểm quốc gia.
Không phải nhìn đâu xa, ngay dưới chân đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là tuyến buýt nhanh BRT đầu tư hàng nghìn tỷ nhưng lại trở thành “cái gai” của giao thông đô thị, khi nó nghiễm nhiên chiếm một phần đường lớn vào giờ cao điểm mà chỉ để chở một vài hành khách.
Dừng việc đầu tư hoàn thiện đường sắt đô thị có lẽ không phải là quyết định đơn giản nhưng với tình trạng như hiện nay việc nuôi con đường này được nhiều người ví von “như nuôi con nghiện” trong nhà.
Giả sử đường sắt có đi vào hoạt động thì cũng lại chung số phận như BRT, bởi tính kết nối quá kém. Đừng “cố đấm ăn xôi” nữa để rồi gánh nặng nợ nần lại đè nặng lên quốc gia.
Không thể để những con người được giao nhiệm vụ đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành công trình nghìn tỷ này liên tục “nuốt lời” trước nhân dân mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào.
Có lẽ nên tăng thêm cho những công trình này một công năng khác: Bảo tàng kinh nghiệm thất bại trong quản trị các dự án trọng điểm quốc gia.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sắp đưa vào khai thác

Trước thông tin đường sắt nội đô đầu tiên của Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào khai thác vào tháng 4/2019 sau bao lần lỡ hẹn. Nhiều người dân không khỏi háo hức được trải nghiệm trên phương tiện giao thông công cộng mới.

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac
 Để phục vụ cho kế hoạch tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành thương mại từ tháng 4/2019, đơn vị tiếp nhận, vận hành vừa đưa ra phương án vận hành, trong đó có chạy tàu miễn phí nửa tháng để người dân Thủ đô trải nghiệm.
Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-2
Tuyến có thời gian hoạt động từ 5h đến 23h hàng ngày; tần suất 5 đến 10 phút/ chuyến; mỗi lần tiếp cận ga, đoàn tàu sẽ dừng khoảng 30 giây để hành khách lên xuống. 

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-3
Phía trong nhà ga, các khu vực quầy "check in" đã cơ bản được lắp đặt đầy đủ. 

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-4
Tàu chạy có vận tốc tối đa 80km/h, tuy nhiên vận tốc khai thác bình quân sẽ chạy ở tốc độ 35km/h và tốc độ cho phép chạy đến 65km/h. 

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-5
Với tốc độ trên và được chạy trên đường không có chướng ngại vận, từ bến xe Yên Nghĩa đến ga Cát Linh và ngược lại (dài 13,1km) Metro số 2A sẽ chạy ổn định hết 15 - 20 phút/lượt. 

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-6
Để vận hành các đoàn tàu, Metro Hà Nội sẽ sử dụng 651 nhân sự. Thời gian đầu, sinh viên tình nguyện hướng dân khách lên, xuống tàu  

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-7
Thang cuốn đưa hành khách lên nhà ga, tuy nhiên thang không có mái che nên phần nào phương an giữ vệ sinh hoặc mua bẩn sẽ ảnh hưởng đến trang thiết bị. 

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-8
Nhà ga khu vực Thượng Đình. 

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-9
 

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-10
 

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-11
Nhà ga cuối Cát Linh cơ bản đã hoàn thành.
 

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-12
 Với mục tiêu tăng năng lực cho vận tải công cộng Hà Nội, từ tháng 10/2011 tuyến ĐSĐT đầu tiên Hà Nội Cát Linh – Hà Đông đã được khởi công.  

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-13
Sau hơn 7 năm thi công, với nhiền lần vỡ tiến độ từ tháng 9/2018 dự án đã đi vào vận hành thử nghiệm và có mục tiêu đưa vào hoạt động thương mai trước Tết.  

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-14
Tuy nhiên, mục tiêu này đã không thực hiện được và đến nay dự án được Bộ GTVT thông tin sẽ vận hành chính thức từ tháng 4/2019.

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-15


Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-16
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa dự kiến sẽ đưa vào khai thác, tuy nhiên một số hạng mục nhỏ ở nhiều nha ga vẫn nhếch nhác, bẩn thỉu. 

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-17
Nước ứ đọng thành vũng lớn trước cửa thanh máy. 

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-18
 Tấm kính lan can bị vỡ vẫn chưa được thay mới.

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-19
Đường ống nước thải mưa bị bục chảy xuống mặt đường Nguyễn Trãi. 

Can canh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong sap dua vao khai thac-Hinh-20
Sơn bong tróc, nham nhở ở một số nhà ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Video: Công nhân đu dây xịt rửa nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Đu dây xịt rửa nhà ga, hàn lắp mái che thang máy hay lắp đặt vách kính lan can… Là những công việc được công nhân tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang gấp rút hoàn thành để chuẩn bị chạy tàu chính thức.

Mời độc giả xem video công nhân vệ sinh nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông:

Ùn tắc trong nắng nóng đầu tuần, xe máy tràn lên vỉa hè

(Kiến Thức) - Sáng đầu tuần, trên tuyến đường Nguyễn Xiển, tại Ngã Tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến ùn tắc trong cái nóng như đổ lửa gây ám ảnh cho người tham gia giao thông. Nhiều xe máy đi lên vỉa hè, gây khó khăn cho người đi bộ.

Un tac trong nang nong dau tuan, xe may tran len via he dong nhu kien
 Dọc tuyến đường vành đai 3, thành phố Hà Nội đã tiến hành xén dải phân cách, mở rộng làn đường đợt trước Tết Nguyên Đán. Thế nhưng, tình trạng ùn tắc giao thông tại đây vẫn chưa hề thuyên giảm vào giờ cao điểm.