Đừng làm biến dạng ngày khai giảng năm học mới

(Kiến Thức) - Năm nay, rất mừng vì Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo các trường nên tổ chức lễ khai giảng năm học mới đơn giản và thiết thực. 

Dung lam bien dang ngay khai giang nam hoc moi
 Ảnh minh họa.
Rất nhiều người ủng hộ vì nói thực là lâu nay phụ huynh rất bức xúc khi thấy con cái mệt mỏi vì lễ khai giảng năm học mới. Nào là tập khai giảng, tập đi ra đi vào, tập đứng tập ngồi, vỗ tay cho đúng... dưới cái nắng đến vã mồ hôi ra thế này. 
Khổ nhất là những trường nào được đón các vị đại biểu đến dự, thầy cô muốn khoe trường khang trang, nền nếp... thì lại càng bắt các cháu tập cho thật kỹ. Hết tập lại đến tổng duyệt, duyệt đi duyệt lại rồi mới đến lễ khai giảng thật. Mà đến lúc này thì cháu nào cũng oải lắm rồi, mệt lắm rồi. Nhìn con mỗi khi về đến nhà mặt đỏ bừng, áo ướt mồ hôi, tóc tai bơ phờ... chỉ muốn cho nghỉ quách đi nhưng lại không dám vì sợ cô trừ điểm hạnh kiểm.
Tôi vẫn tự hỏi, không hiểu lễ khai giảng là để dành cho thầy cô hay cho học sinh đây nữa? Bởi vì dường như chỉ thầy cô (mà chắc không phải thầy cô nào cũng thế) thích thành tích, thích hình thức thì mới thích nhiêu khê như thế. Còn học sinh cứ phải đứng ngoài nắng nhiều, phải tập nhiều là không thích. Mà không thích là phải. 
Cứ thử hình dung 12 năm học, chỉ trừ 3 năm đầu cấp tiểu học, THCS, THPT là còn háo hức với lễ khai giảng vì trường mới, bạn mới, còn lại những năm khác chẳng có gì lạ, nên nếu năm nào cũng bị bắt tập theo kiểu hành như thế thì ai mà thích được. Vậy nên lễ khai giảng đơn giản thì chắc không phải tập đi tập lại nhiều lần, sẽ bớt được phiền toái, mệt mỏi cho học sinh.
Tuy nhiên còn một vấn đề là ngày khai giảng được ấn định trong toàn quốc là ngày 5/9, nhưng nhiều trường học sinh đã bắt đầu học từ 15/8, chưa kể các trường dân lập còn học sớm hơn. Như vậy, ý nghĩa của ngày khai giảng là ngày đầu năm học, ngày đầu đến trường đã không còn nữa. Và mất đi ý nghĩa này thì tính chất thiêng liêng cũng mất, chỉ còn lại hình thức mà thôi.
Vậy nên, để giữ cho ngày khai giảng với đầy đủ ý nghĩa của ngày đó, nên chăng nếu học sinh bắt đầu học từ 15/8 thì khai giảng sẽ là lễ chào cờ đầu tiên của ngày hôm đó. Nếu được tổ chức trang trọng và đúng ngày thì tuy đơn giản nhưng nó vẫn mang đầy đủ ý nghĩa.

Ngắm nhà cổ 200 tuổi đẹp nhất Việt Nam ở xứ Thanh

Nằm cách Thành nhà Hồ chỉ vài trăm mét, nhà cổ xứ Thanh ở làng Tây Giai được UNESCO công nhận là một trong 10 ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam.

Ngam nha co 200 tuoi dep nhat Viet Nam o xu Thanh
Chủ nhân ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam ở xứ Thanh này là ông Phạm Ngọc Tùng (63 tuổi), đời thứ 7 của dòng họ Phạm. Theo lời kể của ông Tùng, khi xây dựng ngôi nhà (nay nằm ở xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc), cụ Tổ làm quan hàng Bát phẩm của triều đình Nguyễn. Cụ đã cho mời những thợ mộc giỏi của tỉnh Nam Hà cũ (nay là tỉnh Hà Nam) và thợ làng mộc Đạt Tài (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) về thi công. 

Bình Phước: Chi tiết nữ dược sĩ hạ độc gia đình hàng xóm

(Kiến Thức) - Chỉ vì mâu thuẫn trong việc đặt biển hiệu sát nhà, đối tượng là nữ dược sĩ hạ độc cả gia đình hàng xóm.

Liên quan tới vụ việc kinh hoàng nữ dược sĩ hạ độc cả gia đình hàng xóm, ngày 24/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Phạm Thị Ngọc Chiến (35 tuổi, ngụ TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vì hành vi “giết người”.

Cả nhà 6 người suýt toi mạng

Những thói quen nguy hiểm nên từ bỏ khi sử dụng smartphone

Hầu hết người sử dụng smartphone đều đang phạm phải những sai lầm này.

Nhung thoi quen nguy hiem nen tu bo khi su dung smartphone
 1. Mở khóa điện thoại một cách vô thức. Theo một báo cáo cách đây khá lâu bởi Locket, trung bình người sử dụng smartphone mở khóa điện thoại 110 lần/ngày. Trong đó, có rất nhiều lần mở khóa một cách vô thức, theo thói quen. Thực tế điều này có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý của người dùng về lâu dài, mất tập trung trong công việc,... Một tình huống đơn cử, người dùng đặt chiếc smartphone bên cạnh bàn làm việc và biết rõ trong khoảng thời gian vừa qua không có tin nhắn hay cuộc gọi nào, song vẫn thuận tay nhấn mở khóa điện thoại, thậm chí lướt vài giây trước khi quay trở lại công việc. Do đó, người dùng smartphone nên làm chủ hành động của mình tốt hơn trong các trường hợp mà mở khóa smartphone không thật sự cần thiết. Bên cạnh việc mở khóa smartphone, người dùng cũng nên kiểm soát thời điểm và thời gian mở ứng dụng Facebook trên điện thoại.