Đừng để gia đình bất hòa, đen xui vì thiết kế cửa sổ sai lầm

Đối với việc thiết kế cửa sổ, phong thủy chủ yếu quan tâm đến kích thước (thông thủy), phương hướng, vị trí, độ cao của nó so với mặt sàn và hướng mở cửa sổ.

Đối với một ngôi nhà, cửa sổ được coi là linh hồn, đón sinh khí cho gia đình và là một phần tất yếu tạo nên sự lịch lãm, cũng như phong cách kiến trúc của ngôi nhà đó.
1. Số lượng
Tuy là nơi đón luồng sinh khí tốt cho nhà nhưng nhà không nên mở quá nhiều cửa sổ, khiến dương khí trong nhà ra hết. Ngược lại, nếu nhà quá ít cửa sổ thì gia chủ thiếu hụt khí. Cửa sổ ở phòng khách và phòng ngủ quá nhiều, kích thước lớn dễ khiến cha con bất hòa.
 
Phòng có diện tích dưới 15m2 có thể mở cửa sổ 2 cánh; phòng có diện tích từ 15m2 trở lên có thể mở cửa sổ 3 hoặc 4 cánh. Số cánh cửa thường gắn với tầm bao quát và một số quan niệm dân gian liên quan đến cửa sổ. Ngoài ra, cửa 1 cánh thường được thiết kế ở tầng hầm, trên tường hướng bắc hoặc những nơi âm u, gọi là “cửa sổ bối âm”, bần hàn.
2. Vị trí
Điểm cao nhất của cửa sổ phải ngang tầm với thành viên cao nhất trong gia đình. Cửa sổ phải đảm bảo cho mọi thành viên đều có thể quan sát được khung cảnh bên ngoài. Bạn nên mở rèm cửa khi ở nhà để tránh khỏi nguy cơ bị trầm cảm.
Mời độc giả xem video Những cấm kỵ phong thủy cần tránh khi để cửa sổ sai (Nguồn: YouTube/Tử vi xem tướng):
Về độ cao, mép dưới cửa sổ phải cao hơn mặt sàn từ 83cm trở lên, nhưng không cao quá 2,2m. Mép dưới cửa sổ cao quá 2,2m so với mặt sàn thường khiến gian phòng phạm “thiên trảm sát” hoặc “quang sát”. Mép dưới cửa sổ thấp hơn 83cm khiến gian phòng bị thoát âm, không khí trong phòng không nhu nhuận, thường gây các bệnh về đường hô hấp, da khô nứt nẻ về mùa đông. Vận khí gia trạch bất thường, không tích trữ được tiền bạc.
3. Kích thước
Kích thước tiêu chuẩn của cửa sổ được xác định theo tỉ lệ tương ứng với diện tích từng gian phòng cụ thể. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực đông bắc Á là 1:6; ở các quốc gia đông nam Á và nam Á lần lượt là 1:7 và 1:8.
Kích thước của cửa sổ còn được tính toán theo tỉ lệ tương ứng với độ sâu của gian phòng (từ mép tường phía trong cửa sổ đến mặt tường đối xứng), gọi là chiều sâu hiệu quả. Tỉ lệ tiêu chuẩn là: Phòng chỉ một mặt tường có thể mở được cửa sổ thì chiều cao thông thủy khung cửa sổ phải nằm trong phạm vi ½ chiều sâu hiệu quả gian phòng.
Chẳng hạn, chiều sâu của gian phòng là 2m, chiều cao thông thủy tương ứng của cửa sổ nằm trong khoảng 85cm - 97cm.
Có một số điều cấm kỵ khi mở cửa sổ bạn cần chú ý:
- Không dùng lưới bảo vệ quá dày ở cửa sổ vừa mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tầm nhìn, khiến không khí trong nhà luôn tù túng, ngột ngạt và sẽ làm cho ngôi nhà bị vận khí xấu.
- Không nên treo rèm quá dày, hoặc không nên đóng cửa sổ kín mít khiến không khí và ánh sáng không lọt vào phòng. Điều này cũng dễ khiến người sống trong nhà bị ốm đau, bệnh tật.
- Tránh mở cửa sổ vào trong gây nhiều bất lợi cho đường công danh và sự nghiệp của mọi người trong nhà.
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo!

Cách trồng hoa độc đáo phù hợp cho cửa sổ diện tích nhỏ

Những khóm hoa xinh sẽ làm sáng bừng ô cửa sổ cũng như không gian ngôi nhà bạn.

Cach trong hoa doc dao phu hop cho cua so dien tich nho
Hãy làm ô cửa sổ nhà bạn thêm sinh động nhờ một chiếc hộp nhỏ và những khóm hoa dại. 

Muốn khởi nghiệp thành công, nhất định phải đọc lời khuyên này của Jack Ma

Đây là lời khuyên quý giá của vị tỷ phú Jack Ma dành cho những bạn trẻ đang khao khát khởi nghiệp.

Khởi nghiệp là mong muốn của rất nhiều người, nhưng họ lại không biết bắt đầu từ đâu, làm thế nào để phát triển và duy trì sự nghiệp như ý muốn. Vì vậy theo tỷ phú Jack Ma, các startup (nhà khởi nghiệp) trước tiên phải xác định rõ mình có gì, cần gì và có thể từ bỏ điều gì. Qua đó xác định tính khả thi của mục tiêu và lập quyết tâm thực hiện.

Sữa Lactalist nhiễm khuẩn đã vào Việt Nam, cơ quan chức năng nói gì?

(Kiến Thức) - Theo thống kê, Việt Nam đã nhập gần 20.000 sản phẩm sữa Lactalis nằm trong diện cảnh báo nhiễm khuẩn Salmonella Agona. Cơ quan chức năng đang khẩn trương kiểm soát nguồn hàng này, trong bối cảnh sữa Lactalis nhiễm khuẩn ngày càng lan rộng.

Thông tin sữa Lactalist nhiễm khuẩn Salmonella Agona gây tiêu chảy đang khiến cả thế giới chấn động, nhất là khi tập đoàn này đã ra thông báo thu hồi tất cả các sản phẩm công thức dinh dưỡng được sản xuất và đóng gói tại nhà máy Craon.
Như vậy, đến nay, đã có thêm 99 lô sản phẩm dinh dưỡng do Tập đoàn Lactalis của Pháp sản xuất vào danh mục các lô hàng có nguy cơ nhiễm khuẩn. Cụ thể đây là các lô hàng thuộc dòng sữa Celia dành cho cả mẹ và bé, có hạn sử dụng trong năm 2018, 2019. Ngoài ra còn có dòng sữa Picot, Cerealeas Cereline...