Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam: Nhà máy nghìn tỉ thành đống phế liệu

Khi Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đang gặp khó khăn lớn, hai lần gia hạn vẫn không thể hoàn thành, giá đay nguyên liệu dùng làm bột giấy quá thấp… thì TCT Giấy Việt Nam lại tự tin tiếp nhận dự án để rồi lún sâu.

Du an Nha may Bot giay Phuong Nam: Nha may nghin ti thanh dong phe lieu-Hinh-2

Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam lúc đang xây dựng. Ảnh: Kỳ Quan

Càng gỡ, lún càng sâu

Sau khi gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân vùng Đồng Tháp Mười vì trồng đay cung cấp cho dự án  mà phải bán đổ bán tháo vào năm 2007, đến năm 2008, rồi năm 2009 Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam không còn được quan tâm trong dư luận ở Long An dù nó vẫn được UBND tỉnh Long An hai lần cho gia hạn hoàn thành.

Bất ngờ, tháng 6.2009, Vinapaco tiếp nhận lại dự án từ Tracodi để tiếp tục thực hiện. Tháng 6.2012, Vinapaco cơ bản hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị và chạy thử không tải. Tuy nhiên, đến quá trình chạy thử có tải lại không thành công. Vinapaco tiếp tục điều chỉnh tổng mức đầu tư lên gần 3.410 tỉ đồng và tìm các phương án đưa dự án vào hoạt động nhưng nhà máy vẫn không thể vận hành được.

Vinapaco cũng đã đàm phán để ký lại hợp đồng chạy thử với Nhà thầu ANDRITZ nhưng phía ANDRITZ không cam kết đảm bảo kết quả chạy thử ra được sản phẩm cuối cùng vì nghĩa vụ của nhà thầu với hợp đồng cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật ký với Tracodi đã hết.

Sau khi xem xét, đánh giá toàn diện hiện trạng Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Bộ Công Thương nhận thấy dự án đã không đạt được mục tiêu, việc đưa nhà máy vào vận hành không khả thi và đề xuất với Chính phủ cho phép dừng dự án.

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ Công Thương về việc dừng đầu tư dự án, đồng thời giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng phương án xử lý như thanh lý, nhượng bán... Nhưng nhiều lần đấu giá dự án đều không thành công do giá trị thẩm định của dự án quá cao, nhưng trên thực tế giá trị sử dụng lại quá thấp, nhiều máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu chỉ còn là phế liệu.

Theo một cán bộ có kinh nghiệm trong mua bán tài sản qua đấu giá ở Long An, hiện toàn bộ giá trị đầu tư gần 3.410 tỉ đồng của Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam khó có thể bán được đến 500 tỉ đồng.

Khó cũng phải xử lý

Ngày 26.3.2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương - đã đến khảo sát hiện trường Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam và làm việc với Bộ Công Thương, Tổng Công ty Giấy Việt Nam, UBND tỉnh Long An và các bộ, ngành, cơ quan liên quan về phương án xử lý dự án này.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, đến thời điểm hiện tại, dự án này đã thể hiện là không khả thi do không còn vùng nguyên liệu, giải pháp điều chỉnh tính năng sản xuất để phù hợp với các nguyên liệu khác cũng không khả thi, sản phẩm làm ra cũng khó tiêu thụ. Bộ Công Thương đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai phương án bán đấu giá tài sản, nhưng những năm qua không thực hiện được do giá khởi điểm được định giá không phù hợp với thị trường.

Còn theo đại diện Tổng Công ty Giấy Việt Nam, về mặt kỹ thuật, Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam là không thể khắc phục được vì dây chuyền sản xuất bột giấy từ cây đay không phù hợp với dự án. Trong khi cần bổ sung thêm vốn khoảng 1.000 tỉ đồng để cải tạo công năng sản xuất bột giấy từ cây keo và bạch đàn nhưng cũng không hứa hẹn nhiều triển vọng.

Còn theo Chủ tịch UBND tỉnh Long An - ông Nguyễn Văn Út - đến thời điểm hiện tại, tính khả thi để triển khai dự án đã không còn. Tỉnh Long An đề nghị Ban Chỉ đạo báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét chấm dứt dự án để xử lý theo quy định của pháp luật. Tỉnh Long An đề nghị chuyển đổi dự án thành khu đô thị sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao.

Tổng kết các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, trong 12 dự án yếu kém điển hình cả nước thì Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam là khó khăn nhất. Để có phương án xử lý dứt điểm dự án này, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với tỉnh Long An và các cơ quan liên quan bàn bạc, đề xuất phương án giải quyết dứt diểm, không để kéo dài. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trước 15.4.2023 phải trình Ban Chỉ đạo, để Ban Chỉ đạo trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Lời khai của giám đốc người Trung Quốc sát hại nữ kế toán

Giám đốc người Trung Quốc khai nhận do mâu thuẫn nên đã giết nữ kế toán của công ty rồi bắt xe khách bỏ trốn tới tỉnh Gia Lai và bị bắt tại đây.

Clip lời khai của giám đốc người Trung Quốc sát hại nữ kế toán

Giám đốc Công an TP HCM nói gì về vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy?

Liên quan đến vụ việc 4 tiếp viên hàng không xách ma túy, Thiếu tướng Lê Hồng Nam - Giám đốc Công an TP HCM cho biết hiện các lực lượng đang điều tra trên tinh thần không để lọt tội phạm, không bỏ lọt hành vi.

Thông tin trên được Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh Lê Hồng Nam cho biết tại buổi họp kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh ngày 1.4.

Theo ông Lê Hồng Nam, vừa qua, vụ việc các tiếp viên hàng không liên quan hành vi vận chuyển ma túy được người dân và dư luận quan tâm.

Công an TP Hồ Chí Minh đã báo cáo vụ việc đến Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Bộ Công an và đang triển khai các biện pháp điều tra.

Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh khẳng định, các lực lượng thực hiện điều tra trên tinh thần không để lọt tội phạm, không bỏ lọt hành vi. Khi có kết quả điều tra, Công an TP Hồ Chí Minh sẽ thông báo chính thức.

Cũng theo ông Lê Hồng Nam, trong quý I/2023, Công an TP Hồ Chí Minh ghi nhận số vụ tàng trữ, vận chuyển, mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tăng hơn 81% cùng kỳ. Các lực lượng đã triệt phá 461 vụ với 961 người tham gia.

Giam doc Cong an TP HCM noi gi ve vu 4 tiep vien hang khong xach ma tuy?
Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh Lê Hồng Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trung tâm báo chí

Qua đó, Công an TP Hồ Chí Minh đã thu giữ khoảng 340 kg ma túy các loại trong quý và nếu tính riêng tháng 3 thì công an đã thu giữ hơn 174 kg ma túy các loại.

Huyện Gia Lâm nói gì vụ trạm trộn bê tông Hà Trang hết phép vẫn hoạt động?

UBND huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) đã có văn bản thông báo, yêu cầu Công ty Hà Trang tháo dỡ trạm trộn bê tông hết phép. Các cơ quan chức năng ngăn chặn, không cho trạm trộn này hoạt động.

Thông tin về việc trạm trộn bê tông của Công ty TNHH kinh doanh vật tư và vận chuyển Hà Trang (gọi tắt trạm trộn bê tông Hà Trang) tại Bến Lời, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội dù hết hạn giấy phép nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Huyen Gia Lam noi gi vu tram tron be tong Ha Trang het phep van hoat dong?
Trạm trộn bê tông Hà Trang bị phản ánh hết phép vẫn hoạt động.
Ngày 27/3/2023, trao đổi thông tin phóng viên báo Tri thức và Cuộc sống, bà Lê Tuyết Mai - Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm cho biết, UBND huyện Gia Lâm đã có văn bản thông báo, yêu cầu Công ty TNHH kinh doanh vật tư và vận chuyển Hà Trang tháo dỡ trạm trộn bê tông.