Dự án bô xít Tây Nguyên: Lỗ theo kế hoạch là bình thường!?

(Kiến Thức) - GS.TSKH Lê Huy Bá cho rằng: Không thể chấp nhận khái niệm “lỗ kế hoạch” trong dự án bô xít Tây Nguyên, đây là từ dùng trong thời bao cấp. 

Du an bo xit Tay Nguyen: Lo theo ke hoach la binh thuong!?
 
Vừa qua, Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) chính thức phản hồi về một số nội dung liên quan đến các dự án bô xít Tây Nguyên, được đưa ra tại buổi tọa đàm về dự án khai thác bô xit Tây Nguyên do Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức. Vụ Công nghiệp nặng khẳng định, “Dự án Tân Rai và Nhân Cơ lỗ mang tính chất lỗ kế hoạch theo dự kiến là chuyện bình thường”.
GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường, trường Đại học Công nghiệp TPHCM cho rằng: Không thể chấp nhận khái niệm “lỗ kế hoạch”, đây là từ dùng trong thời bao cấp. Dù là công trình dự án của Nhà nước thì đều lấy tiền của dân nên không phải lỗ thế nào cũng được. Về cảm quan, trên thế giới không có nước nào làm dự án alumin. Úc có dự án hàng triệu USD cũng phải bỏ vì thấy không có lợi, cái lợi đó không có thực, mà cái thực nhìn thấy ngay là sự tàn phá thiên nhiên, không gì có thể cứu vãn đến một ngày con người phải nếm trải sự “giận dữ” của thiên nhiên.
GS.TSKH Lê Huy Bá chứng minh: “Tôi cũng đã nhiều lần lên tiếng về các dự án này, quan trọng nhất nhà chức trách cần nhìn thấy tác động xấu tới môi trường đất, nước bị hủy hoại nghiêm trọng khi triển khai dự án, nguy cơ phá nát mặt bằng, khả năng hoàn thổ không thể, mặt bằng sau khi khai thác không còn khả năng sử dụng canh tác trồng trọt. 
Phải sử dụng một lượng nước khổng lồ hàng nghìn mét khối phục vụ sản xuất, mùa khô phải khai thác nước ngầm, trong khi nguồn nước ngầm địa bàn Tây nguyên đang rất cạn kiệt, không đủ phục vụ trồng trọt, sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt, những hồ chứa chất thải bùn đỏ có độ cao tới hàng trăm mét, độ an toàn không bao giờ tuyệt đối, nếu vỡ đập thì bùn đỏ tràn xuống hạ lưu, hậu quả tiêu diệt cây cối, môi trường sinh vật. 
Về mặt kinh tế, alumin tinh luyện phụ thuộc vào công nghệ của Trung Quốc, lạc hậu, làm phép tính đơn giản cho thấy giá trị kinh tế 7 tấn nhôm = 1 tấn cà phê. PGS.TS Nguyễn Xuân Nguyên (Viện Khoa học Việt Nam) từng có tính toán rất cụ thể: Để sản xuất ra 1 tấn alumin, sẽ phải chế biến 2,3 - 2,5 tấn bauxite, sử dụng 95 - 100kg xút (NAOH), 800 - 1.000kWh điện, 95kg dầu nhiên liệu... chúng ta phải đối đầu với lượng quặng thải (bùn đỏ) khoảng 1,3 - 1,5 tấn/tấn alumin. Con số bùn đỏ sẽ khoảng gần 1 triệu tấn/năm. Bùn này có độ pH rất cao 13 - 13,2 (do sử dụng xút để chế biến bauxite) nguy cơ chính gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường. 
“Một dự án cái lợi không có thật, cái lỗ sẽ không còn là “lỗ kế hoạch theo dự kiến” mà sẽ đến lúc trở thành lỗ nặng về tài nguyên môi trường”, GS.TSKH Lê Huy Bá nhấn mạnh.

Lý do dừng cảng phục vụ dự án bô-xít Tây Nguyên

Tổ hợp nhà máy chế biến bô xít Tân Rai
Tổ hợp nhà máy chế biến bô xít Tân Rai.

Theo ông Chuẩn, lý do tạm dừng là: Trên cơ sở định hướng của Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp bô - xít nhôm và phát triển KTXH tỉnh Bình Thuận, dự án đầu tư xây dựng cảng Kê Gà được lập với quy mô công suất năm 2015: 3,5 triệu tấn/năm; năm 2020: 17,5 triệu tấn/năm; năm 2025: 27 triệu tấn/năm; năm 2030: 37 triệu tấn/năm.

Bao nhiêu DA Việt bị nước ngoài tố có quan chức nhận hối lộ?

(Kiến Thức) - Nhiều dự án của Việt Nam bị các tổ chức, DN nước ngoài tố có quan chức nhận hối lộ vừa được đưa ra ánh sáng, khiến dư luận không khỏi xôn xao.

Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa quyết định không cho phép Công ty Louis Berger Group (LBG, Mỹ) tham gia vào các hợp đồng sử dụng vốn của mình, do có liên quan đến hành vi tham nhũng trong 2 dự án tại Việt Nam. Thời hạn "cấm cửa" kéo dài một năm, đồng thời công ty mẹ của LBG cũng bị hạn chế đấu thầu các dự án World Bank. 
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-2
Ngoài 2 dự án được Ngân hàng Thế giới cho là có tham nhũng là Giao thông Nông thôn 3 và Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên ở Đà Nẵng, Louis Berger còn thiết kế 3 dự án khác, trong đó có Cầu Rồng (Đà Nẵng). Tổng mức đầu tư xây dựng cầu Rồng là 1.498 tỷ đồng (tương đương 35 triệu USD) từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước với thời gian thực hiện từ năm 2009-2012. Tháng 3/2013, cầu được đưa vào khai thác. 
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-3
Louis Berger cũng tham gia thiết kế đường hầm xuyên đèo Hải Vân. Dự án có tổng vốn đầu tư 133 triệu USD từ nguồn vay Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), khai trương tháng 6/2005. 
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-4
Louis Berger còn tham gia vào Dự án Lưu vực Sông Hồng II, được hỗ trợ bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).  
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-5
Không chỉ những dự án của Louis Berger tại Việt Nam bị tố liên quan đến hành vi tham nhũng, mới đây, Tập đoàn Posco của Hàn Quốc cũng phải đối mặt với cáo buộc mở một quỹ đen trong thời gian thực hiện các dự án đường cao tốc ở Việt Nam từ 2009-2012. Qũy đen này được cho là có quy mô lên tới gần 200 tỷ đồng. Ảnh: Cao tốc Lào Cai - Nội Bài cũng có sự tham gia của Posco. 
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-6
Ngoài ra, nhà thầu này còn trúng 2 gói thầu khác trong dự án đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây ở phía nam. 
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-7
 Đầu năm 2014, báo chí Nhật Bản đưa tin Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ 80 triệu Yen (782.640 USD) cho các cán bộ thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại dự án đường sắt đô thị số 1 Hà Nội. Cơ quan tư pháp của Nhật Bản và Việt Nam đều tiến hành điều tra sự việc. Sáu cán bộ ngành đường sắt Việt Nam đã bị tạm giam. Ảnh: Phối cảnh dự án.
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-8
 Dự án sau đó phải tạm dừng. Liên quan tới dự án này, mới đây, Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) yêu cầu hoàn tiền tư vấn thiết kế đã giải ngân theo gói thầu lại cho tập đoàn.