Chuyện ly kỳ về vực "không đáy" nuốt người ở Hà Nam

Cái hồ nước ở Kim Bảng, tỉnh Hà Nam được gọi là vực không đáy vì đã “nuốt” đi sinh mạng rất nhiều người. Nó vốn là một hồ khai thác cát.

Tìm đến xã Tượng Lĩnh, chúng tôi thực sự bất ngờ khi biết được rằng, vực "không đáy” ở Hà Nam là hoàn toàn có thật. Nhưng những câu chuyện về cái vực này liệu có đúng như người đời truyền miệng?
Nằm ngay trước mặt khu vực đền Đức Thánh Tiên Ông, sát dưới chân một ngọn núi lớn, vực “không đáy” chính là một hồ nước rộng mênh mang. Kề bờ vực là con đê nhỏ, đường độc đạo của hai thôn Phù Đê và thôn Quang Thừa. 
Phong cảnh nơi đây rất hữu tình, có sơn có thủy đẹp tựa trong tranh. Thế nhưng, những câu chuyện kì bí được truyền miệng của những người dân nơi đây về chiếc vực sâu tới tận “địa ngục” và nó sẽ “nuốt” ai nếu dám đến gần khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn, suy nghĩ. 
Để giải đáp những thắc mắc, chúng tôi tìm đến cụ Trần Văn Mão (80 tuổi) thủ từ đền Đức Thánh Tiên Ông. Cụ Mão cũng là người gốc gác trong làng, nên cụ am hiểu rất rõ những câu chuyện được cha ông xưa kể về nguồn gốc của vực “không đáy”. Theo cụ Mão, cách đây cũng hàng trăm năm, người dân nơi đây xây chiếc đền này, sau khi đền được xây dựng người ta đào ở phía trước mặt một cái giếng con. Sau nhiều trận lũ lụt đê bị vỡ, nước ở phía xã Tượng Lĩnh bên trên theo một cái cống gọi là Cống Phùng đổ thẳng nước về đây. 
Chuyen ly ky ve vuc khong day nuot nguoi o Ha Nam
Hồ nước này chính là vực “không đáy”, 
Nó tạo thành một cái xoáy sâu, hút toàn bộ cát xuống đáy tạo thành một cái vực nước. Trải qua rất nhiều năm, người ta khai thác cát dưới hồ để xây nhà cửa, hồ nước trở thành một cái vực rất sâu. Nhưng điều kì lạ là, mặc dù được khai thác rất nhiều lần với số lượng lớn, nhưng không hiểu sao cát ở dưới lòng vực lại nhiều đến vậy, có khi lên đến hàng trăm vạn m3. Nhưng giờ cát hết, vực trở thành một cái hồ chứa nước cho bãi Phù Đê và Quang Thừa.
Đã có nhiều lần người ta tổ chức bơm nước dưới vực để khai thác cát, hàng chục máy bơm công suất lớn, hoạt động cả ngày và đêm hàng chục ngày cũng không thể hút hết nước dưới vực sâu. Thậm chí mực nước ở trong vực chẳng suy chuyển chút nào. Theo cụ Mão, lần cuối cùng người ta bơm nước trong vực là những năm 1959 - 1963. Nhưng sau những lần bơm nước không thành công, chẳng ai còn nghĩ đến việc này nữa.
Cụ Mão cho rằng chắc chắn vực phải có đáy, chỉ là do quá sâu nên không thể nào đo đạc được mà thôi. Được biết, thời Pháp thuộc, đã có rất nhiều cuộc khảo sát ở khu vực này nhằm san núi để lấp vực với ý đồ làm sân bay. Thế nhưng vì vực quá sâu, hơn nữa dòng nước trong vực có bơm cũng không bao giờ cạn, nên ý định bất thành. Sau lần ấy, tin đồn về vực sâu không đáy ngày càng được lan truyền rộng rãi. Những câu chuyện kì bí xung quanh ngôi đền thiêng và vực nước sâu càng được đồn thổi nhiều hơn.
Điều đặc biệt là ở vực nước sâu rất nhiều cá, thời kì trước, ở đây là nguồn cung cấp cá làm thức ăn cho toàn bộ vùng Tượng Lĩnh. Theo lời cụ Trần Văn Bản (75 tuổi) người dân trong thôn Phù Đê thì những ngày mát trời, cá nổi lên trắng xóa cả mặt hồ. Những người cao tuổi trong làng cho rằng nước từ vực không đáy là do nguồn nước ngầm từ những ngọn núi ở chùa Hương chảy ra. Vì vậy nên không bao giờ có chuyện nước bị tát hết hoặc cạn đi. Cũng chính lí do đó, những năm xã Tượng Lĩnh bị hạn hán thì chính nguồn nước từ vực không đáy đã cung cấp nước cho toàn bộ ruộng đồng của những người dân nơi đây.
Ngôi đền Đức Thánh Tiên Ông được xây dựng từ thời Trần Nhân Tông (1278- 1292) với phụng sao sự tích Đức Thánh Ông Chân Nhân. Là ngôi đền rất linh thiêng, được nhiều người dân trong vùng tôn sùng, thờ cúng. Nhưng đi kèm với ngôi đền thiêng là những câu chuyện li kì về vực “không đáy” khiến nhiều người không khỏi rùng mình khi được nghe kể. Theo cụ Mão nhớ lại thì thời trước kia vực này không rõ có người nào mất mạng hay không. 
Nhưng những năm gần đây ở vực “không đáy” đã cướp đi sinh mạng của 9 người dân. Trong đó có 7 người phụ nữ, 2 người đàn ông. Có trường hợp một cô gái 19 tuổi chết ở khu vực hồ cách đây nhiều năm, cụ còn nhớ rất rõ những lần xảy ra sự việc. 
Đa số do sảy chân khi đang chơi đùa, hoặc rửa chân tay rồi bị rơi xuống vực nước, lạ thay là cứ rơi xuống là bị chìm nghỉm. Như cô gái 19 tuổi đó những người dân trong thôn đã nhanh chóng đến nơi cứu vớt, nhưng không thể tìm thấy xác. Đến khi người nhà phải thuê một đội thợ lặn tận Hải Phòng lên để tìm vớt xác cháu, mới tìm thấy sau 4 ngày ròng rã. Điều kì lạ là khi vớt lên, xác cô gái vẫn không hề có dấu hiệu bị phân hủy. Nhiều người dân trong thôn cho rằng, có thể cháu được “thủy tề” che chở nên xác vẫn còn như mới chưa bị biến dạng.
Còn một câu chuyện ly kỳ khác lưu truyền về vực không đáy là cứ đúng 7 năm một lần thì vực “không đáy” sẽ “bắt” đi một người. Cụ Mão cũng kể rằng nhiều năm nay, cứ 7 năm một lần sẽ có một người phải bỏ mạng ở vực không đáy bất kể là trai hay gái, già hay trẻ. Thế nên người dân địa phương không còn dám bén mảng ra khu vực hồ để tắm, hay chơi đùa nữa. Trẻ con cũng bị bố mẹ quản lí nghiêm ngặt. Nhưng theo cụ Mão thì đó cũng chỉ là sự trùng hợp chứ không có chuyện như vậy được. Tất cả là do vực quá sâu nên khi ngã xuống nguy cơ tử vong rất cao.
Theo cụ Mão thì: “Nhà chùa đã từ lâu rồi không còn sử dụng nước của vực sâu làm nước sinh hoạt, bởi nó không còn sạch sẽ trong lành như ngày xưa nữa. Do có người chết ở đó và cũng một phần do ô nhiễm. Nếu nước của vực vẫn còn trong xanh không bị vấy bẩn, thì nơi đây có thể thả thuyền rồng trở thành một danh lam thắng cảnh rất đẹp của đất Hà Nam”.
Ông Trần Đức Dục, trưởng thôn Phù Đê cho biết: “Thực ra những câu chuyện về vực không đáy cũng là do người dân không biết được độ sâu của vực nên cứ đồn rằng nó “không đáy”. Và việc có nhiều người chết ở đây cũng là do nước sâu, lại xoáy người lớn cũng khó mà thoát được đừng nói trẻ con nên rất dễ mất mạng”. Ông Dục cũng cho biết thêm: Hiện nay vực không đáy được UBND xã Tượng Lĩnh cho thầu làm hồ nuôi cá, ngoài ra vào những ngày mùa, hồ nước vực không đáy còn là nơi cung cấp nước cho cả cánh đồng của thôn Phù Đê và các thôn lân cận. Thôn cũng cảnh báo nguy hiểm đến những người dân về sự nguy hiểm khi đến gần khu vực hồ.

Top 14 hồ nước kỳ lạ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Hồ nước đa sắc màu, hồ có nhiều vòng tròn trên bề mặt, hồ đổi màu, dòng nước chảy như máu… là những vùng hồ kỳ lạ nhất thế giới.

Hồ đa sắc Grand Prismatic Spring ở Mỹ. Hồ nước nóng “màu mè” này thuộc vườn quốc gia Yellowstone, là hồ nước nóng lớn nhất nước Mỹ và đứng thứ 3 trên thế giới. Màu sắc rực rỡ của hồ có các màu xanh, hồng, cam… do các thực vật tảo và sắc tố vi khuẩn hình thành.
Hồ đa sắc Grand Prismatic Spring ở Mỹ. Hồ nước nóng “màu mè” này thuộc vườn quốc gia Yellowstone, là hồ nước nóng lớn nhất nước Mỹ và đứng thứ 3 trên thế giới. Màu sắc rực rỡ của hồ có các màu xanh, hồng, cam… do các thực vật tảo và sắc tố vi khuẩn hình thành. 

Hồ Spotted ở Canada. Vào mùa hè, hồ cạn khô, các khoáng chất trong hồ kết tinh, tạo thành những vòng tròn giam hãm những dòng nước còn sót lại. Trên mặt hồ là vô số vòng tròn khổng lồ bao phủ với những sắc màu thay đổi tùy theo khoáng chất chứa trong đó với nồng độ rất cao như muối vô cơ MgSO4, CaCO3, sulfat sodium, bạc, titan.
Hồ Spotted ở Canada. Vào mùa hè, hồ cạn khô, các khoáng chất trong hồ kết tinh, tạo thành những vòng tròn giam hãm những dòng nước còn sót lại. Trên mặt hồ là vô số vòng tròn khổng lồ bao phủ với những sắc màu thay đổi tùy theo khoáng chất chứa trong đó với nồng độ rất cao như muối vô cơ MgSO4, CaCO3, sulfat sodium, bạc, titan. 

Hồ Retba của Senegal. Tùy theo thời gian trong ngày và lượng ánh sáng mà hồ Retba có thể biến hóa thần kỳ, lúc màu đỏ như máu, lúc lại hồng ánh tím hay hồng nhạt như sữa dâu. Màu hồ khác hẳn hồ bình thường vì lượng muối rất cao có trong nước hồ.
Hồ Retba của Senegal. Tùy theo thời gian trong ngày và lượng ánh sáng mà hồ Retba có thể biến hóa thần kỳ, lúc màu đỏ như máu, lúc lại hồng ánh tím hay hồng nhạt như sữa dâu. Màu hồ khác hẳn hồ bình thường vì lượng muối rất cao có trong nước hồ. 

Dòng chảy nước đỏ (Blood Falls) dưới tảng băng, Nam Cực. Đó là một thác nước giống như một dòng máu chảy từ sông băng Taylor tại Thung lũng McMurdo ở Nam Cực. Các nhà nghiên cứu cho biết một loại vi khuẩn chịu trách nhiệm cho hiện tượng kỳ lạ, loại vi khuẩn đó đã tồn tại hàng triệu năm nhờ vào các hợp chất lưu huỳnh và sắt.
Dòng chảy nước đỏ (Blood Falls) dưới tảng băng, Nam Cực. Đó là một thác nước giống như một dòng máu chảy từ sông băng Taylor tại Thung lũng McMurdo ở Nam Cực. Các nhà nghiên cứu cho biết một loại vi khuẩn chịu trách nhiệm cho hiện tượng kỳ lạ, loại vi khuẩn đó đã tồn tại hàng triệu năm nhờ vào các hợp chất lưu huỳnh và sắt.  

Dòng sông ngũ sắc Cano Cristales, Colombia. Hàng ngàn loại rong tảo trong lòng sông kết hợp với ánh sáng mặt trời, tạo ra các phản ứng hóa sinh… tạo ra dòng nước quanh năm rực rỡ sắc màu đỏ, vàng, ngọc bích, ngọc lam, da cam.
 Dòng sông ngũ sắc Cano Cristales, Colombia. Hàng ngàn loại rong tảo trong lòng sông kết hợp với ánh sáng mặt trời, tạo ra các phản ứng hóa sinh… tạo ra dòng nước quanh năm rực rỡ sắc màu đỏ, vàng, ngọc bích, ngọc lam, da cam.

Hồ Boiling, Dominica. Đây là suối nước nóng tự nhiên lớn thứ 2 trên thế giới. Nơi ít nóng nhất của hồ Boiling cũng có nhiệt độ lên tới hơn 80 độ C, đặc biệt tại giữa hồ, nước liên tục sôi sục. Sự nóng của hồ là do một vết nứt trong lòng hồ, khiến dung nham nóng chảy rò rỉ ra ngoài.
Hồ Boiling, Dominica. Đây là suối nước nóng tự nhiên lớn thứ 2 trên thế giới. Nơi ít nóng nhất của hồ Boiling cũng có nhiệt độ lên tới hơn 80 độ C, đặc biệt tại giữa hồ, nước liên tục sôi sục. Sự nóng của hồ là do một vết nứt trong lòng hồ, khiến dung nham nóng chảy rò rỉ ra ngoài. 

Hồ muối cạn Salar de Uyuni là tên của cánh đồng muối lớn nhất thế giới nằm tại Bolivia. Vào mùa mưa, cánh đồng muối bị ngập nước từ các hồ xung quanh, biến thành một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời.
Hồ muối cạn Salar de Uyuni là tên của cánh đồng muối lớn nhất thế giới nằm tại Bolivia. Vào mùa mưa, cánh đồng muối bị ngập nước từ các hồ xung quanh, biến thành một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời.  

Hồ bơi bậc thang tại Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ. Những hồ bơi bậc thang có chứa nước xanh như ngọc tuyệt đẹp là điều kỳ thú của nơi đây, do nhiều muối khoáng cacbonat được tích tụ tạo thành những "ruộng bậc thang" đá vôi vô cùng ấn tượng.
Hồ bơi bậc thang tại Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ. Những hồ bơi bậc thang có chứa nước xanh như ngọc tuyệt đẹp là điều kỳ thú của nơi đây, do nhiều muối khoáng cacbonat được tích tụ tạo thành những "ruộng bậc thang" đá vôi vô cùng ấn tượng. 

Hồ hắc ín (Pitch) ở phía Tây Nam đảo Trinidad. Đây là hồ hắc ín lớn và quan trọng nhất trên thế giới, trong hồ chứa hàm lượng nhựa đường tự nhiên lớn nhất thế giới. Những lớp nhựa đen và nhớt trôi chầm chậm trên mặt hồ.
Hồ hắc ín (Pitch) ở phía Tây Nam đảo Trinidad. Đây là hồ hắc ín lớn và quan trọng nhất trên thế giới, trong hồ chứa hàm lượng nhựa đường tự nhiên lớn nhất thế giới. Những lớp nhựa đen và nhớt trôi chầm chậm trên mặt hồ. 

Hồ Loktak, phía Đông Bắc Ấn Độ. Nơi đây còn được gọi là hồ nổi do số lượng lớn các thảm thực vật tạo thành các đảo tròn liền kề nhau, nổi trên bề mặt hồ. Khối lượng không đồng nhất các thảm thực vật, đất cát và các chất hữu cơ tại mỗi địa tầng khác nhau, qua một quá trình phân hủy lâu dài trở nên cô đặc lại thành dạng rắn.
Hồ Loktak, phía Đông Bắc Ấn Độ. Nơi đây còn được gọi là hồ nổi do số lượng lớn các thảm thực vật tạo thành các đảo tròn liền kề nhau, nổi trên bề mặt hồ. Khối lượng không đồng nhất các thảm thực vật, đất cát và các chất hữu cơ tại mỗi địa tầng khác nhau, qua một quá trình phân hủy lâu dài trở nên cô đặc lại thành dạng rắn. 

Hồ Manicouagan, Canada có hình chiếc nhẫn cầu hôn. Hồ hình thành khi một thiên thạch tấn công mặt đất vài trăm triệu năm trước.
Hồ Manicouagan, Canada có hình chiếc nhẫn cầu hôn. Hồ hình thành khi một thiên thạch tấn công mặt đất vài trăm triệu năm trước. 

Cụm hồ Plitvice, Croatia với 16 hồ nước tuyệt đẹp. Nó hình thành từ những con suối nhỏ liên kết lại với nhau. Thác nước nối các hồ và thác nước cao nhất là Veliki Slap cao đến 70m. Mặt hồ chứa nhiều đá vôi travectin, tích tụ từ canxi carbonate, giúp các loài rong rêu phát triển nhanh tạo ra những hàng rào ngăn cách, hình thành nên một chuỗi các hồ nước và thác nước.
Cụm hồ Plitvice, Croatia với 16 hồ nước tuyệt đẹp. Nó hình thành từ những con suối nhỏ liên kết lại với nhau. Thác nước nối các hồ và thác nước cao nhất là Veliki Slap cao đến 70m. Mặt hồ chứa nhiều đá vôi travectin, tích tụ từ canxi carbonate, giúp các loài rong rêu phát triển nhanh tạo ra những hàng rào ngăn cách, hình thành nên một chuỗi các hồ nước và thác nước. 

Hồ Kelimutu Crater, Indonesia. Hồ ở đây có nước màu xanh ngắt, gồm 3 hồ, gồm hồ Tiwu Ata Mbupu (hay còn gọi là Hồ của Người Già) thường có màu xanh và nằm gần phía Tây nhất so với 2 hồ còn lại. Hồ Tiwu Nuwa Muri Koo Fai (Hồ của các Chàng Trai và Cô Gái ) và hồ Tiwu Ata Polo (Hồ Phù Thủy) thì nằm riêng biệt và có màu xanh lá cây hoặc đỏ tùy vào mật độ các chất có trong miệng núi lửa.
Hồ Kelimutu Crater, Indonesia. Hồ ở đây có nước màu xanh ngắt, gồm 3 hồ, gồm hồ Tiwu Ata Mbupu (hay còn gọi là Hồ của Người Già) thường có màu xanh và nằm gần phía Tây nhất so với 2 hồ còn lại. Hồ Tiwu Nuwa Muri Koo Fai (Hồ của các Chàng Trai và Cô Gái ) và hồ Tiwu Ata Polo (Hồ Phù Thủy) thì nằm riêng biệt và có màu xanh lá cây hoặc đỏ tùy vào mật độ các chất có trong miệng núi lửa. 

Hồ nước sủi bọt ở New Zealand. Khí carbon dioxide bốc lên liên tục khiến hồ nước hai màu ở New Zealand trông giống như một ly champagne khổng lồ đang sủi bọt. Nước hồ có hai màu đặc trưng là vàng và xanh xuất phát từ sự lắng đọng của khoáng vật và silicat.
Hồ nước sủi bọt ở New Zealand. Khí carbon dioxide bốc lên liên tục khiến hồ nước hai màu ở New Zealand trông giống như một ly champagne khổng lồ đang sủi bọt. Nước hồ có hai màu đặc trưng là vàng và xanh xuất phát từ sự lắng đọng của khoáng vật và silicat.

Một nữ sinh bỏ học sau vụ nữ sinh Trà Vinh bị đánh

Nữ sinh Trần Ngọc Anh T. đã nghỉ học sau khi bị kỷ luật do liên quan đến video clip nữ sinh Trà Vinh bị đánh hội đồng.

Sáng 4/4, ông Diệp Thanh Phong, phó trưởng Phòng GD-ĐT TP Trà Vinh kiêm hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng xác nhận nữ sinh Trần Ngọc Anh T. đã nghỉ học sau khi bị kỷ luật do liên quan đến video clip đánh bạn.

Chuyện ly kỳ ở miếu thờ sự học cổ nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Sau bao năm bị lãng quên, nhờ một trận hỏa hoạn người ta đã tìm thấy cuốn ngọc phả quý giá nói về miếu thờ linh thiêng này.

Ngọc phả phát lộ nhờ... cháy
Miếu giáo dục còn có tên cổ được gọi là Thiên Cổ Miếu tọa lạc trên một gò đất cao ở thôn Hương Lan, xã Trưng Vương (Việt Trì,  Phú Thọ). Đây chính là vị trí quan trọng thuộc địa phận Kinh đô Văn Lang xưa. Ông Trương Đình Cáp, thủ từ Thiên Cổ Miếu cho biết, trong làng hiện còn nhiều dấu tích chứng tỏ đây là một vùng từng là trung tâm của sự học xưa kia.