Động thái bất ngờ của Tào Tháo sau trận Xích Bích

Sau trận Xích Bích (năm 208), về cơ bản thế đứng của ba họ Tào, Tôn và Lưu khá vững, lực lượng khá cân bằng nên Tào Tháo không còn thời cơ nam tiến thuận lợi để thống nhất Trung Hoa như trước nữa. Thế chân vạc dần hình thành.

Cuối năm 208, thất bại trong trận Xích Bích, Tào Tháo cùng bại binh rút lui về phía đường cái Hoa Dung xuyên qua vùng đầm lầy lớn phía bắc hồ Động Đình. Chu Du và Lưu Bị không ngừng đuổi theo ông cho tới tận Nam Quận. Cuối cùng, thiệt hại nặng nề khiến Tào Tháo phải bỏ miền Nam rút về Nghiệp Quận (Nghiệp Thành), để lại Từ Hoảng và Tào Nhân giữ Giang Lăng, Nhạc Tiến giữ Tương Dương và Mãn Sủng giữ Đương Dương.

Sau trận Xích Bích, Tào Tháo không bao giờ còn hội đủ một đội thủy binh lớn để tiêu diệt hai đối thủ ở phương Nam.

Sau thắng lợi của Xích Bích Tôn Quyền và Lưu Bị ra sức giành lấy những vùng đất đai phía nam. Năm 209, Chu Du dẫn quân đánh Nam Quận, đuổi được Tào Nhân nhưng Nam Quận đã bị Gia Cát Lượng chiếm mất trước đó, và cả Kinh Châu lẫn Tương Dương cũng lần lượt về tay Lưu Bị. Vận đen không ngừng đeo đuổi Đông Ngô khi Tôn Quyền dẫn quân đánh trận Hợp Phì thì bị Trương Liêu đánh bại, một tướng Ngô là Thái Sử Từ chết trận.

Về phần Lưu Bị, ông tôn Lưu Kỳ làm Thứ sử Kinh Châu, trên danh nghĩa ông dâng biểu về Hứa Xương đề nghị Hán Hiến Đế cho Lưu Kỳ giữ chức vụ đó, không cần quan tâm tới phản ứng của Tào Tháo “nhân danh Hiến Đế” có chấp nhận hay không. Trong lúc Chu Du tác chiến với Tào Nhân ác liệt, Lưu Bị nhân danh Lưu Kỳ điều các tướng đi đánh chiếm 4 quận phía nam Kinh Châu: Quan Vũ đánh Vũ Lăng và Trường Sa, Triệu Vân đánh Linh Lăng và Quế Dương.

Thế lực của Lưu Bị càng mạnh. Tuy nhiên, 4 quận địa bàn nam Kinh Châu là những quận nghèo nhất, và địa bàn nam Kinh Châu chỉ có vai trò hậu cần, không đóng vai trò chiến lược trong việc thi hành Long Trung sách - tiến sang Ích Châu và trung nguyên, do đó Lưu Bị và Gia Cát Lượng phải tính tới việc tiếp cận địa bàn các quận phía bắc Kinh Châu.

Trong khi đó, Tào Tháo thì án binh bất động trong 2 năm 209 - 210. Ông đóng quân ở Nghiệp Thành, huy động người xây đài Đồng Tước để hưởng thụ lúc tuổi già.

Lúc Tào Tháo xây xong đài Đồng Tước thì Tào Thực chỉ khoảng 10 tuổi. Vậy mà, khi nghe cha ra lệnh các con làm thi phú để tán tụng, ông làm xong bài phú Đồng Tước đài phú, khiến Tào Tháo vừa mừng vừa kinh ngạc. Những chi tiết này không thấy được nhắc đến trong phần Nguỵ thư của Tam quốc chí.

Tào Tháo thì án binh bất động trong 2 năm, sau thất bại ở trận Xích Bích.

Ngoài ra, để củng cố thực lực phương bắc, Tào Tháo hạ lệnh chiêu mộ nhân tài; sau đó ban bố tờ "Thủ sắc" để tự trần tình. Bài “Thủ sắc” đại ý nói bản ý ban đầu ông chỉ hy vọng lập chút công danh, nhưng vì gặp thời loạn nên từng bước lên địa vị Thừa tướng; "nếu không có ta thì nhà Hán đã mất". Cuối bài ông nhấn mạnh việc những người nghi ngờ ông muốn cướp ngôi nhà Hán đều là nghĩ sai; ông cũng muốn rời bỏ chức vụ hiện tại cũng không thể, vì đã kết oán với nhiều người, sợ bị hãm hại.

Để cho mọi người thấy điều mình nói không phải dối trá, ông trả lại ba huyện hai vạn hộ được phong, chỉ giữ lại huyện Vũ Bình một vạn hộ.

Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung kể rằng Tào Tháo đã xây đài Đồng Tước trước trận Xích Bích với mục đích sau khi bình định Giang Đông sẽ bắt hai mỹ nhân Đại Kiều và Tiểu Kiều (vợ Tôn Sách và Chu Du) về đó hưởng lạc. La Quán Trung còn khéo léo để Gia Cát Lượng sửa vài chữ trong bài phú của Tào Thực nhằm kích động Chu Du quyết tâm đánh Tào.

Sau trận Xích Bích, Tào Tháo không bao giờ còn hội đủ một đội thủy binh lớn để tiêu diệt hai đối thủ ở phương Nam. Kết quả này của trận Xích Bích đã bước đầu định hình cho thế chân vạc thời Tam quốc của ba nước Tào Ngụy - Thục Hán - Đông Ngô và vì thế nó được coi là trận đánh có ý nghĩa lớn thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Sự chia cắt Bắc-Nam của lãnh thổ Trung Hoa cũng lần đầu thành hình và kéo dài nhiều thế kỷ sau đó.

Vì sao gian hùng Tào Tháo mặt dày lập mưu "cướp dâu"?

(Kiến Thức) - Tào Tháo là nhân vật nổi tiếng cuối thời Đông Hán. Không chỉ nổi tiếng đa nghi, gian trá mà Tào Tháo còn có một tính xấu mà nhiều người không biết là từng đi "cướp" cô dâu với mưu kế được đánh giá là bỉ ổi. 

Vi sao gian hung Tao Thao mat day lap muu
 Sinh thời, Tào Tháo nổi tiếng là một người mưu tài trí lược nhưng vô cùng đa nghi, gian trá. Theo đó, hình ảnh của Tào Tháo luôn bị cho là một nhất đại gian hùng.

Vì sao Tào Tháo không có thế lực mạnh nhất thời Tam Quốc?

(Kiến Thức) - Thời Tam Quốc là một giai đoạn lịch sử nổi tiếng Trung Quốc khi xuất hiện nhiều thế lực cát cứ hùng mạnh. Bên cạnh Lưu Bị, Tôn Quyền, Tào Tháo là một nhân vật tầm cỡ lớn nhưng không phải người có thế lực mạnh nhất.

Vi sao Tao Thao khong co the luc manh nhat thoi Tam Quoc?
 Vào giai đoạn đầu thời Tam Quốc, trong bối cảnh tình hình xã hội đầy biến động, nhiều thế lực cát cứ nổi lên tham gia vào cuộc chiến tranh đoạt thiên hạ và lập ra nhà nước riêng. Trong số này có Tào Tháo

Vì sao Tào Tháo có thú vui "bệnh hoạn" cướp vợ người?

(Kiến Thức) - Theo sử liệu, dù có nhiều vợ con nhưng Tào Tháo lại có sở thích khác người là đi cướp vợ của người khác. Thậm chí, vợ của con trai mà Tào Tháo cũng muốn đoạt về. Điều này cho thấy Tào Tháo là người háo sắc hay làm vậy với mưu đồ gì?

Vi sao Tao Thao co thu vui
Tào Tháo là nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc với tài mưu lược hơn người nhưng không kém phần gian trá, đa nghi. Đặc biệt, vị quân chủ họ Tào này có sở thích quái dị là thích đi cướp vợ người khác.