Dọn gác mái, phát hiện chiếc đầu người 2.000 năm vẫn nguyên vẹn

Kết quả kiểm tra cho thấy chiếc đầu người thuộc về một phụ nữ được ướp đúng tiêu chuẩn của người Ai Cập cổ đại, nhưng có chi tiết dị thường bên trong mũi.

Một chiếc đầu người mang nhiều dữ liệu khoa học có giá trị đã được tìm thấy trên một căn gác mái ở hạt Kent, Anh. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Canterbury Christ Church đã kiểm tra, chụp CT mẫu vật và xác định đó là đầu của một xác ướp Ai Cập 2.000 năm tuổi.
Các dữ liệu chưa đầy đủ tiết lộ chiếc đầu có thể đã được mua về từ Ai Cập từ thế kỷ 19 như một món quà lưu niệm. Đó là đầu một phụ nữ, đã bị hư hại nhiều ở phần mặt có thể do quá trình cô bị trộm mộ và mua bán qua tay nhiều người, tuy nhiên các chi tiết bên trong vẫn nguyên vẹn đến đáng kinh ngạc.
Don gac mai, phat hien chiec dau nguoi 2.000 nam van nguyen ven
 Các nhà khoa học bên chiếc đầu người đang được đưa vào máy CT - Ảnh: ĐẠI HỌC CANTEBURY CHRIST CHURH/ BỆNH VIỆN MAIDSTONE
Theo Bussiness Insider, kết quả sơ bộ từ quá trình chụp CT tại Bệnh viện Maidstone cho thấy răng cô đã bị mòn vì chế độ ăn với khá nhiều thực phẩm thô, cứng, tuy nhiên phần lưỡi lại được bảo quản rất tốt.
Điểm dị thường bên trong chiếc đầu người là một vật liệu không xác định bên trong lỗ mũi bên trái và ống sống, có thể liên quan đến việc bộ não của xác ướp đã bị loại bỏ.
Người Ai Cập thường loại bỏ các cơ quan nội tạng của xác ướp, với bộ não thường được lấy qua đường mũi, sau đó nội tạng được đặt vào những chiếc bình gốm chôn cất cùng xác ướp. Điều này nhằm bảo đảm xác ướp khó bị phân hủy.
Chiếc đầu đã được tặng cho bộ sưu tập Bảo tàng và Phòng trưng bày Cantebury. Nhà khoa học Craig Bowen, người quản lý bộ sưu tập, nói với tờ Kent Online rằng chiếc đầu người đã được phát hiện bởi một người đàn ông khi anh ta được thừa kế tài sản từ anh trai của mình.
Người anh trai được cho là đã lấy nó từ một "tiến sĩ Coates" nào đó vào khoảng đầu/giữa thế kỷ 20, nhưng các chi tiết khác thì hoàn toàn mơ hồ.
Tiến sĩ James Elliott từ Đại học Canterbury Christ Church, người đứng đầu nhóm quét CT chiếc đầu xác ướp, cho hay quá trình quét đã cung cấp rất nhiều thông tin từ tình trạng răng miệng, bệnh lý, phương pháp bảo quản... đến việc hỗ trợ ước tính tuổi và giới tính của người phụ nữ.
Nhóm nghiên cứu dự định sẽ sử dụng dữ liệu để phục dựng khuôn mặt, đưa người con gái Ai Cập bí ẩn về lại với thực tại.

“Quái vật ngoại lai” từng có ở Việt Nam, nay tràn ngập Trung Quốc

Rùa cá sấu, một loài động vật ăn thịt lớn, phàm ăn đã âm thầm xâm chiếm các hồ và sông của Trung Quốc, đe dọa các loài bản địa.

“Quai vat ngoai lai” tung co o Viet Nam, nay tran ngap Trung Quoc
 Rùa cá sấu có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, đã được nhập khẩu với số lượng lớn vào Trung Quốc trong nhiều năm. Tại đây chúng được nuôi để lấy thịt và bán cho những người muốn sở hữu thú cảnh “độc lạ”.

Người xưa không biết vi khuẩn, tại sao vẫn đun sôi nước trước khi uống?

Ở Trung Quốc cổ đại, khoa học công nghệ không phát triển, cũng không có kính hiển vi. Vậy người Trung Quốc cổ đại đã phòng chống bệnh tật như thế nào?

Tại sao trong các tác phẩm điện ảnh, truyền hình, các nhân vật thời xưa cũng biết đến thói quen đun sôi nước trước khi uống? Thực tế, về thói quen đun nước, con người từ lâu đã quen với việc này.

Ví dụ rất đơn giản, trong rất nhiều tác phẩm điện ảnh, truyền hình, người xưa cũng luôn biết cách đun sôi nước, pha trà trước khi uống. Tuy nhiên, người xưa thậm chí còn không có đủ cơm ăn, quần áo mặc, vậy tại sao họ phải kiếm củi để đun nước? Điều này chẳng phải làm tăng thêm gánh nặng cho cuộc sống hay sao?