Lộ diện nhà đầu tư dự án thương mại dịch vụ gần 4.300 tỷ tại TP Huế

(Vietnamdaily) - Liên danh do Tập đoàn DOJI đứng đầu đã vượt qua liên danh Coteccons để trở thành nhà đầu tư dự án tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở tại TP Huế.

Lo dien nha dau tu du an thuong mai dich vu gan 4.300 ty tai TP Hue
Một góc quy hoạch Khu đô thị An Vân Dương, TP Huế. (Ảnh: Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế).  

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp - Tố Hữu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trước đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển đô thị tỉnh đã có thông báo mời thầu rộng rãi dự án nói trên gồm các khu đất có ký hiệu OTM4, OTM6, LK16, LK17, CC12, CX2 tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp - Tố Hữu. 

Quá trình nộp hồ sơ cho thấy có 2 nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng được yêu cầu sơ bộ về năng lực là: Liên danh CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI - Công ty TNHH Đầu tư bất động sản DOJILAND - Công ty TNHH Đầu tư bất động sản BLUE STAR và Liên danh CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) - Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Unicons. 

Theo yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, nhà đầu tư phải đáp ứng hai tiêu chí. Một trong số đó là vốn chủ sở hữu tối thiểu nhà đầu tư phải thu xếp là 856 tỷ đồng, tương đương 20% tổng mức đầu tư của dự án (4.280 tỷ đồng).

Kết quả cho thấy, liên danh DOJI đã vượt qua liên danh Coteccons và trở thành nhà đầu tư dự án nhờ khả năng về tài chính, thương mại, kỹ thuật, kinh nghiệm nổi trội hơn.

Theo chủ trương Tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp - Tố Hữu nhằm mục tiêu hình thành trung tâm thương mại dịch vụ và khu ở cao cấp tại khu vực trung tâm Khu A – Khu đô thị mới An Vân Dương, TP Huế. Diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 182.601 m2.

Dự án sẽ xây dựng tổ hợp gồm khoảng 160 căn nhà ở dạng thấp tầng và khoảng 2.100 căn hộ thương mại, dân số  dự án khoảng 9.000 người. Ngoài ra, tại dự án này, nhà đầu tư trúng thầu phải dành khoảng 2,47 ha để xây dựng nhà ở xã hội.

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 4.280 tỷ đồng đồng, chưa bao gồm tiền sử dụng đất. Thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất.

Về Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, công ty dưới sự dẫn dắt của ông Đỗ Minh Phú ban đầu kinh doanh vàng bạc trang sức, sau đó đã mở rộng ra kinh doanh sang bất động sản.

Thông qua Dojiland, tập đoàn đã sở hữu nhiều dự án bất động sản nghìn tỷ như: Dự án Khu đô thị Nam Vĩnh Yên với tổng số vốn đầu tư là 3.900 tỷ đồng; dự án chung cư cao cấp The Sapphire Residence (tại Bến Đoan, TP Hạ Long, Quảng Ninh) với tổng mức đầu tư 4.272 tỷ đồng; dự án nghỉ dưỡng, sinh thái cao cấp Tam Đảo (Vĩnh Phúc) tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng… 

Trong khi đó, Coteccons là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng dân dụng. Còn Unicons - thành viên trong liên danh cũng thuộc Coteccons và được biết đến là tổng thầu thi công của các dự án như Masteri Thảo Điền, Double Tree By Hilton Ha Long Bay, A&B Central Square Nha Trang,...

Loạt lãnh đạo của công ty dược lớn nhất Việt Nam xin từ nhiệm

(Vietnamdaily) - Mới đây, CTCP Dược Hậu Giang (DHG) thông báo về sự thay đổi nhân sự gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.

Loat lanh dao cua cong ty duoc lon nhat Viet Nam xin tu nhiem
 Loạt lãnh đạo của công ty dược lớn nhất Việt Nam vừa xin từ nhiệm

Theo đó, Hội đồng Quản trị CTCP Dược Hậu Giang (DHG) vừa chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ba lãnh đạo cấp cao. Bà Vũ Thị Hương Lan - Giám đốc nhân sự và bà Lê Thị Hồng Nhung - Giám đốc tài chính sẽ chính thức nghỉ việc từ ngày 15/7, theo nguyện vọng cá nhân.

Đường Quảng Ngãi rót vốn 2.000 tỷ mở rộng nhà máy đường và điện

(Vietnamdaily) - CTCP Đường Quảng Ngãi vừa thông qua quyết định đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng để nâng công suất chế biến đường mía tại nhà máy An Khê và mở rộng Nhà máy điện sinh khối An Khê.

Duong Quang Ngai rot von 2.000 ty mo rong nha may duong va dien
Đường Quảng Ngãi rót vốn 2.000 tỷ mở rộng nhà máy đường và điện 

Hội đồng quản trị CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) vừa thông qua nhiều nghị quyết về việc đầu tư mở rộng các nhà máy điện sinh khối, hệ thống chế biến đường từ mía và một số cơ sở hạ tầng khác.

LILAMA năng lực thế nào khi ôm nhiều gói thầu?

Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (Lilama), thành lập từ năm 1960, cùng với các công ty thành viên và công ty liên kết, doanh nghiệp này đã tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động như Tổng thầu EPC; bảo trì bảo dưỡng...

Trong đó, với vai trò Tổng thầu EPC, Lilama đã và đang thực hiện nhiều công trình như: Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng (300MW), Nhà máy Điện khí chu trình hỗn hợp Cà Mau 1&2 (1.500MW), Nhơn Trạch 1 (450MW), Nhơn Trạch 2 (750MW), Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1(1.200MW), Nhà máy Xi măng Sông Thao (2.500 tấn clinker/ngày), Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 (1.200MW), Sân phân phối 500 kV, 220 kV Trung tâm Điện lực Long Phú…
Lilama còn đóng vai trò chủ công trong công tác thi công lắp đặt các dự án lớn như: Nhiệt điện Phú Mỹ 1,2,3,4, Thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Nhiệt điện Mông Dương 1&2, Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Long Phú 1, Lọc dầu Dung Quất, Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhà máy phân đạm tại Vương quốc Brunei…
Thống kê sơ bộ cho thấy, Lilama đã tham gia đấu và trúng ít nhất 28 gói thầu, với tổng giá trị trúng thầu hơn 25.970,15 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị trúng thầu với vai trò độc lập hơn 758,69 tỷ đồng và tổng giá trị trúng thầu với vai trò liên danh hơn 25.211,46 tỷ đồng.
LILAMA nang luc the nao khi om nhieu goi thau?
 Ảnh minh họa.