Đối thoại Shangri-La: Cơ hội giải quyết bất đồng?

Đối thoại Shangri-La thường niên lần thứ 14 ở  Singapore (29-31/5) được xem là cơ hội để các bên gặp gỡ, đối thoại và tìm cách giải quyết bất đồng.

Theo kế hoạch, tối 29/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ có bài phát biểu dẫn đề khai mạc Shangri-La lần thứ 14 (SLD 14) và đưa ra những trọng tâm thảo luận tại đối thoại năm nay. Dự kiến, những chủ đề chính sẽ là mối đe dọa chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, động lực giữa các nước lớn, tình hình bất ổn định chính trị ở Châu Á và thách thức xuyên quốc gia nổi lên từ thảm họa cũng như mối đe dọa trên không gian mạng.
Doi thoai Shangri-La: Co hoi giai quyet bat dong?
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ có bài phát biểu dẫn đề khai mạc Shangri-La lần thứ 14 (SLD 14) và đưa ra những trọng tâm thảo luận tại đối thoại năm nay. 
Đây không phải là những chủ đề mới, song theo nhận định của nhiều chuyên gia, diễn biến nổi bật nhất từ đầu năm đến nay trong khu vực là những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc thể hiện qua các sáng kiến kinh tế, cũng như hoạt động cải tạo, bồi lấp các bãi đá, rạn san hô ở Biển Đông sẽ là những “điểm nóng” thực sự tại các cuộc thảo luận năm nay.
Dự kiến, các nước tham gia SLD 14 sẽ đưa ra quan điểm mạnh mẽ của mình về những vấn đề gây quan ngại nghiêm trọng này. Ông William Choong, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) - đơn vị đăng cai Đối thoại Shangri-La, nhận định Mỹ và Nhật Bản và một số quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chắc chắn sẽ đề cập sự cần thiết phải tuân thủ luật pháp và quy tắc quốc tế, kiềm chế sử dụng vũ lực và cưỡng ép trong khu vực. Ngoài ra, ông cũng cho rằng một số nước, đặc biệt là Mỹ, sẽ đề cập sự cần thiết một số quốc gia liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông phải ngừng ngay các hoạt động cải tạo quy mô lớn hiện nay.
Trong những “điểm nóng” này, chắc chắn sự “đối đầu” căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh với Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Ông Malcolm Cook, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) cho rằng bất đồng công khai giữa người đứng đầu đoàn đại biểu Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại các lần Đối thoại Shangri-La trước đây sẽ một lần nữa tái diễn. Đặc biệt trong bối cảnh quan điểm của Mỹ về vấn đề tự do hàng hải trên Biển Đông không những không thay đổi mà gần đây còn thường xuyên được các quan chức cấp cao của Mỹ đưa ra với ngôn từ rõ ràng hơn, trong khi phản ứng của Trung Quốc cũng rất mạnh mẽ.
Dù Đối thoại Shangri-La không phải là nơi có thể giải quyết thích đáng các vấn đề nghiêm trọng mà khu vực đang phải đối mặt, song theo ông Collin Koh, nhà nghiên cứu thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), những gì được thảo luận tại đây nhiều khả năng sẽ tác động đến quyết định được các nước đối thoại đưa ra sau đó. Do vậy, Đối thoại Shangri-La sẽ góp phần xây dựng lòng tin giữa các nước đối thoại, củng cố sự hiểu biết về lập trường của nhau, và điều này sẽ rất có ích đối với các vấn đề trong khu vực, đặc biệt đối với tranh chấp ở Biển Đông.
Mối đe dọa Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong khu vực cũng là một trọng tâm thảo luận đáng chú ý tại SLD 14. Sự trỗi dậy của IS ở Trung Đông đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của những quốc gia có đông dân số là tín đồ Hồi giáo trong khu vực như Malaysia, Indonesia và Singapore. Việc một số phần tử Hồi giáo cực đoan đến từ ba nước này tham gia IS đang tạo ra mối đe dọa rất lớn với an ninh khu vực cũng như với ba nước. Các phần tử đó có thể sang Trung Đông tham gia thánh chiến, hoặc có thể tiến hành tấn công ở ngay trong các quốc gia này. Trong bối cảnh đó, theo ông William Choong, Singapore có thể là một hình mẫu cho việc đưa các phần tử cực đoan hòa nhập trở lại với cuộc sống thường nhật, với nhiều biện pháp phi cực đoan hóa được nước này áp dụng đã phát huy hiệu quả để Singapore thực sự là nơi các tín đồ Hồi giáo có thể chung sống hòa bình trong một xã hội đa văn hóa, đa tôn giáo.
Không phải là diễn đàn an ninh chính thức, song với việc quy tụ rất nhiều quan chức quốc phòng cấp cao, chuyên gia và học giả trong khu vực, Đối thoại Shangri-La thực sự có ý nghĩa quan trọng, bởi tại diễn đàn này các nước có thể bày tỏ quan ngại về các vấn đề an ninh khu vực, cũng như tìm cách hợp tác để giải quyết những vấn đề đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, ông Ng Eng Hen, phát biểu tại hội nghị tiền Shangri-La diễn ra đầu năm 2015: “Trong thế giới tương tác và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, điều cốt yếu là chúng ta phải thừa nhận rằng hòa bình và ổn định khu vực phụ thuộc vào ý chí tập thể, cũng như các nỗ lực chung thực sự của các nước để giải quyết những thách thức an ninh mà khu vực đang phải đối mặt”.

Iraq huy động 80 nghìn quân tình nguyện tái chiếm Ramadi

(Kiến Thức) - Theo hãng thông tấn Tasnim, hơn 80.000 quân tình nguyện sẽ tham gia giải phóng thành phố Ramadi đã bị phiến quân IS đánh chiếm đóng trước đó.   

Hãng thông tấn Tasnim dẫn lời một chỉ huy trong Bộ chỉ huy liên quân tình nguyện đã nói như trên. 
Iraq huy dong 80 nghin quan tinh nguyen tai chiem Ramadi
Dân quân Shi'ite từng tham gia tái chiếm thành phố Tikrit.
Trước đó, ông Ahmed al-Assad - đại diện của lực lượng dân quân Shi’ite đồng thời là thành viên của quốc hội Iraq - tuyên bố rằng chiến dịch quân sự giải phóng tỉnh Anbar khỏi tay phiến quân IS "sẽ không kéo dài" và lưu ý rằng các lực lượng quân đội Iraq đã bao vây thành phố Ramadi từ ba phía. Ông cũng nói thêm rằng trong chiến dịch quân sự có sử dụng vũ khí mới "sẽ gây bất ngờ cho đối phương".
Có nhiều khả năng liên quân tình nguyện sẽ chiếm lại thành phố Ramadi mà không phải chờ viện trợ của Mỹ và các quốc gia khác.

Nguy cơ xung đột Trung-Mỹ cao nhất trong 20 năm qua

(Kiến Thức) - Một chuyên gia Châu Á từng giảng dạy tại Đại học Yale cảnh báo nguy cơ xung đột Trung-Mỹ hiện cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong vòng 20 năm qua.

Trong nhiều tuần qua, các quan chức Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về các hoạt động lấp biển, xây đảo của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Phát biểu với báo chí, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken nói rằng Trung Quốc đã “đơn phương thay đổi hiện trạng ở biển Đông bằng hành động lấp biển”.
Không những thế, Hải quân Trung Quốc còn "thách thức" máy bay trinh sát Mỹ P8-A Poseidon và nhiều lần yêu cầu máy bay này “rời đi” khi tiến gần các “đảo nhân tạo” mà Bắc Kinh đã bồi đắp và đang xây dựng các công trình trên đó.

IS bắt tù nhân tự đào mồ trước khi hành quyết họ

(Kiến Thức) - Trong đoạn video mới nhất, các chiến binh nhóm phiến quân IS bắt tù nhân tự đào mồ chôn trước khi chúng hành quyết anh ta.

Ở đoạn video mới do phiến quân IS được tung ra này, người tù nhân tội nghiệp lúc đầu đứng đối diện với máy quay camera để thú nhận những việc làm sai trái của mình.
IS bat tu nhan tu dao mo truoc khi hanh quyet ho
Các chiến binh phiến quân IS bắt tù nhân tự đào mồ chôn mình ở giữa sa mạc.
Nói bằng tiếng Ả Rập, người tù nhân tự đào mồ chôn mình trong bộ phục trang màu da cam điển hình nói rằng, anh ta tên là Ziad Abdel’al Abu Tarek, công dân vùng Al-Qaryatayn (một thị trấn miền trung Syria) và mô tả công việc của mình là một gián điệp.