Iraq huy động 80 nghìn quân tình nguyện tái chiếm Ramadi

(Kiến Thức) - Theo hãng thông tấn Tasnim, hơn 80.000 quân tình nguyện sẽ tham gia giải phóng thành phố Ramadi đã bị phiến quân IS đánh chiếm đóng trước đó.   

Hãng thông tấn Tasnim dẫn lời một chỉ huy trong Bộ chỉ huy liên quân tình nguyện đã nói như trên. 
Iraq huy dong 80 nghin quan tinh nguyen tai chiem Ramadi
Dân quân Shi'ite từng tham gia tái chiếm thành phố Tikrit.
Trước đó, ông Ahmed al-Assad - đại diện của lực lượng dân quân Shi’ite đồng thời là thành viên của quốc hội Iraq - tuyên bố rằng chiến dịch quân sự giải phóng tỉnh Anbar khỏi tay phiến quân IS "sẽ không kéo dài" và lưu ý rằng các lực lượng quân đội Iraq đã bao vây thành phố Ramadi từ ba phía. Ông cũng nói thêm rằng trong chiến dịch quân sự có sử dụng vũ khí mới "sẽ gây bất ngờ cho đối phương".
Có nhiều khả năng liên quân tình nguyện sẽ chiếm lại thành phố Ramadi mà không phải chờ viện trợ của Mỹ và các quốc gia khác.
Lực lượng dân quân Shi’ite hiện đang chuẩn bị một chiến dịch quy mô lớn mang tên “Vì người, Iraq!”.

Căng thẳng Biển Đông, Philippines xem xét mua tàu ngầm

(Kiến Thức) - Giữa lúc căng thẳng ở Biển Đông leo thang, hải quân Philippines xem xét mua tàu ngầm trong khuôn khổ hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

Khi được phóng viên hỏi liệu việc hải quân Philippines xem xét mua tàu ngầm có phải là một phần trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang hay không, Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó Đô đốc Jesus Millan,  ngày 27/5 cho biết: “Tất nhiên, việc mua tàu ngầm nằm trong kế hoạch của chúng tôi. Tuy nhiên, điều đó không thể diễn ra trong ngày một ngày hai được. Chúng tôi cần một thời gian để hoàn tất việc mua sắm đó”.
Cang thang Bien Dong, Philippines xem xet mua tau ngam
Hải quân mỹ-Philippines tham gia cuộc tập trận thường niên CARAT.
Tháng 12/2014, Phó Tư lệnh Hải quân Philippines, Chuẩn Đô đốc Caesar Taccad,  cho biết nước này đang tính tới việc mua ít nhất ba tàu ngầm để nâng cao khả năng phòng thủ và tác chiến.

Nhìn lại một năm cầm quyền của Tổng thống Poroshenko

(Kiến Thức) - Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cầm quyền tròn một năm. Đây là lúc nhìn lại xem ông đã thực hiện được bao nhiêu hứa hẹn lúc tranh cử tổng thống.

Ngày 25/5/2014, cử tri Ukraine đã đi bỏ phiếu  bầu tổng thống mới, trong bối cảnh chính trường đang căng thẳng sau “sự kiện Maidan”. Nhận được sự hỗ trợ từ tầng lớp “cách mạng mới” ở Kiev và tung ra khẩu hiệu "lối sống mới”, ứng cử viên  Petro Poroshenko đã giành chiến thắng trong vòng bầu cử đầu tiên, với 54,7% số phiếu bầu.
Nhin lai mot nam cam quyen cua Tong thong Poroshenko
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko: Nhìn lại một năm cầm quyền. 
Cuộc bầu cử tổng thống Ukraine năm 2014 bị bao trùm bởi  bạo lực chính trị và sự hăm dọa đối với một số ứng cử viên “chống Maidan” như ứng cử viên độc lập Oleg Tsarev, ứng cử viên của Đảng Các khu vực Mikhailo Dobkin và ứng cử viên Cộng sản Petro Symonenko. Các ứng cử viên nói trên đã bị buộc phải bỏ tham gia tranh cử. Thậm chí, hai ứng cử viên Tsarev và Dobkin còn bị đánh đập nhiều lần.

Nhượng bộ TQ ở Biển Đông không phải phong cách Mỹ

Chuyên gia Nga cho rằng nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông không phải là phong cách Mỹ và hiện không có cơ hội nào, dù nhỏ nhất, cho sự thỏa hiệp.

Về căng thẳng Trung-Mỹ trên Biển Đông, hãng thông tấn Nga TASS ngày 26/5 cho hay, hầu hết giới chuyên gia Nga tin rằng khó có thể nổ ra xung đột lớn hay chiến tranh giữa hai cường quốc này trên Biển Đông, nhưng tình hình sẽ còn căng thẳng trong thời gian dài vì chưa có dấu hiệu nào cho thấy có một sự thỏa hiệp.
Vasily Kashin: "Một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Trung Quốc ở giai đoạn này rất khó xảy ra".
Vasily Kashin:  "Một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Trung Quốc ở giai đoạn này rất khó xảy ra".
Nhà nghiên cứu cấp cao từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Công nghệ tại Moscow, Vasily Kashin, nói với TASS: "Một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Trung Quốc ở giai đoạn này rất khó xảy ra. Nhưng sự cố nghiêm trọng có thể gây ra một cuộc xung đột ngoại giao kéo dài giữa hai nước".