Đối phó với chứng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi

Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT).

Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT). Bệnh đa phần không gây nguy hiểm nhưng thường dai dẳng làm cản trở các sinh hoạt thường ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe NCT.
Thủ phạm chính gây đau nhức xương khớp là gì?
NCT bị đau nhức xương, khớp là do xương, khớp bị viêm, bị loãng xương, bị chấn thương hoặc do thiếu máu đến nuôi dưỡng tạm thời hoặc trường diễn. Trong đó, viêm khớp là hiện tượng đau nhức khủng khiếp, ngoài ra còn bị sưng nề, bầm tím ở các khớp làm cho đi lại, cử động khó khăn. Các nguyên nhân này có thể đưa đến thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp có thể do lão hóa của sụn khớp, quá trình phá hủy sụn nhiều hơn là tái tạo sụn làm cho sụn mỏng dần và gây đau đớn đặc biệt khi vận động, thay đổi tư thế, khi thời tiết thay đổi nhất là lạnh. Bởi vì lạnh sẽ làm cho mạch máu tại các vùng da co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít làm cho thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp gây kích thích làm đau nhức. Một nguyên nhân nữa là loãng xương, do thiếu canxi, vitamin D hoặc do dùng một số loại thuốc. Loãng xương gây đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài và đau nhức như châm kim khắp toàn thân, thường tăng về đêm. Loãng xương cũng gây đau cột sống, đau dây thần kinh liên sườn. Người bệnh luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ), thường ra mồ hôi. Đau nhức xương, khớp còn có thể do bệnh Paget xương (bệnh viêm xương biến dạng), gặp chủ yếu ở nam giới có tuổi cao. Bệnh Paget gây đau nhức trong xương hoặc khớp xương. Đau nhức xương cũng có thể do thừa cân, béo phì bởi trọng lực của cơ thể có tác động mạnh vào xương, khớp xương gây đau. Ngoài ra còn do nằm ngủ sai tư thế gây thiếu máu đến nuôi màng hoạt dịch, gân, cơ, xương khớp bởi mạch máu bị chèn ép. Đau nhức xương khớp ở người cao tuổi thường rất dai dẳng (nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm), đặc biệt là nó gây mệt mỏi làm người bệnh ngại vận động, chỉ muốn nằm, ngủ hay nghỉ ngơi, do đó sẽ làm xuất hiện các bệnh khác kèm theo.
Loãng xương là nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
Loãng xương là nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
Hậu quả do đau nhức xương khớp gây ra
Người bệnh cảm giác chân, tay tê buốt, đau nhức lưng, đầu gối, bàn tay, ngón tay khiến cho NCT gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và luôn cảm thấy buồn phiền. Một số trường hợp đau tức ngực do đau dây thần kinh liên sườn bởi thoái hóa cột sống lưng làm cho người bệnh nhầm tưởng mắc bệnh tim mạch (thiểu năng mạch vành) hoặc bệnh phổi nên càng hoang mang, lo lắng. Điều đáng nói là càng bị đau nhức xương, khớp thì người bệnh càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó cử động và bệnh càng ngày càng nặng thêm.
Cần làm gì khi bị đau nhức xương khớp?
Khi bị đau nhức khớp, NCT nên đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp để xác định nguyên nhân và có chỉ định điều trị sớm. Khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, tê, mỏi xảy ra (nhất là khi ngủ dậy) ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa dầu (dầu gió, cao sao vàng...). Với động tác này có thể làm cho các mạch máu nuôi dưỡng xương khớp, bao hoạt dịch, gân cơ giãn ra, máu dễ dàng đi đến nuôi các khớp làm giảm đau. Khi thời tiết thay đổi cần mặc ấm để tránh lạnh các xương khớp. Cần ăn uống hợp lý để tránh béo phì, thừa cân. Cần bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 (thường có trong các loại hạt); các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua... chứa nhiều vitamin C cũng có thể giúp làm giảm, ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau ở người cao tuổi. Các chuyên gia về xương khớp đều thống nhất, hoạt động cơ bắp là phương pháp then chốt để phòng ngừa các bệnh ở cơ quan vận động của cơ thể. Vì vậy, cần tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh các tư thế xấu trong lao động, sinh hoạt và tránh các động tác gây hại cho khớp (động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang vật nặng). Đi bộ hằng ngày là phương pháp dễ thực hiện nhất. Trong quá trình đi bộ, do bàn chân tiếp xúc với mặt đất tạo ra những kích thích có tác dụng tăng cường sức sống ở các tế bào xương, khả năng vận động ở các khớp, làm cho cơ bắp mạnh lên, giúp cho cơ thể duy trì thế cân bằng tốt hơn. Ngoài ra, có thể tham gia các hoạt động thể thao khác như bơi, đi xe đạp giúp cho sự duy trì chức năng ở các xương - khớp được tốt. Với người bị loãng xương, cần bổ sung canxi và vitamin D theo đơn của bác sĩ khám bệnh.
UC-II là Collagen Type 2 không biến tính, có tác dụng thúc đẩy sự hình thành và nuôi dưỡng mô sụn tại các khớp.

UC-II là một sáng chế độc quyền, được tinh chiết bằng công nghệ sử dụng nhiệt độ thấp, sở hữu chứng chỉ an toàn GRAS và được FDA Hoa Kỳ công nhận.

Sản phẩm JEX chứa UC-II giúp giảm đau, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp.

Trung tâm Tư vấn Y khoa: 1900 545404 - (08) 38 112777

Website: www.jex.com.vn .

Người cao tuổi và các bệnh răng miệng thường gặp

(Kiến Thức) - Ngoài vấn đề sức khỏe như thiếu máu não, đột quỵ, viêm khớp… người già còn dễ đối diện với các bệnh về răng miệng.

Răng đổi màu, đen xỉn. Hiện tượng răng trở nên đen xỉn có thể bắt nguồn từ sự mỏng đi của lớp men răng bên ngoài. Bên cạnh đó, sự thay đổi này còn do thói quen ăn trầu, thưởng chè đặc hay socola. Với những người nghiện thuốc, lượng nicotin trong chúng dễ dàng bám vào răng tạo thành một màu vàng xỉn, thâm đen; thậm chí là hôi miệng.
Răng đổi màu, đen xỉn. Hiện tượng răng trở nên đen xỉn có thể bắt nguồn từ sự mỏng đi của lớp men răng bên ngoài. Bên cạnh đó, sự thay đổi này còn do thói quen ăn trầu, thưởng chè đặc hay socola. Với những người nghiện thuốc, lượng nicotin trong chúng dễ dàng bám vào răng tạo thành một màu vàng xỉn, thâm đen; thậm chí là hôi miệng.

Triệu chứng báo hiệu bệnh viêm khớp

(Kiến Thức) - Hệ thống xương khớp của con người tuyệt vời đến mức chưa một người máy nào có thể bắt chước hoàn hảo.

Các thao tác, cử chỉ từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ đều có sự tham gia của các ổ khớp. Khi ổ khớp bị viêm, các hoạt động của chúng giảm tầm hoạt động, gây cứng khớp. Biết rõ các tiến trình bệnh lý này giúp chúng ta tìm ra biện pháp phòng ngừa và điều trị hữu hiệu.
Triệu chứng báo hiệu

Những môn thể dục nào hợp với người cao tuổi?

(Kiến Thức) - Khuyến khích người cao tuổi luyện tập thể dục là nghĩa vụ của con cháu. Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động đều phù hợp.

1. Yoga. Yoga có thể là một phương tiện giúp làm giảm căng thẳng thông qua thiền định và rèn luyện toàn bộ cơ thể. Yoga là một hoạt động tuyệt vời để phát triển sức mạnh cốt lõi, tăng cường cơ bắp, và tăng sức chịu đựng tim mạch của bạn, đặc biệt người có tuổi.

1. Yoga. 

Yoga có thể là một phương tiện giúp làm giảm căng thẳng thông qua thiền định và rèn luyện toàn bộ cơ thể. Yoga là một hoạt động tuyệt vời để phát triển sức mạnh cốt lõi, tăng cường cơ bắp, và tăng sức chịu đựng tim mạch của bạn, đặc biệt người có tuổi. 

2. Bơi. Bơi được biết đến như là một hình thức luyện tập thể dục tốt cho cơ thể. Không chỉ đối với các cơ bắp chính, bơi lội cũng có thể tăng cường cơ bắp tay và chân. Bơi lội là sự lựa chọn thể dục tốt cho những người thường xuyên bị đau khớp.

2. Bơi. 

Bơi được biết đến như là một hình thức luyện tập thể dục tốt cho cơ thể. Không chỉ đối với các cơ bắp chính, bơi lội cũng có thể tăng cường cơ bắp tay và chân. Bơi lội là sự lựa chọn thể dục tốt cho những người thường xuyên bị đau khớp.

3. Đi bộ. Tất cả các bác sĩ và chuyên gia sẽ khuyên bạn nên đi bộ khi bạn muốn thực hiện một môn thể dục thể thao nào đó đem lại sự dẻo dai và sự tươi tắn cho cơ thể. Hãy đi bộ thường xuyên mỗi ngày. Đi bộ cũng là một bài tập tuyệt vời để dành thời gian cho chính bản thân mỗi người.

3. Đi bộ. 

Tất cả các bác sĩ và chuyên gia sẽ khuyên bạn nên đi bộ khi bạn muốn thực hiện một môn thể dục thể thao nào đó đem lại sự dẻo dai và sự tươi tắn cho cơ thể. Hãy đi bộ thường xuyên mỗi ngày. Đi bộ cũng là một bài tập tuyệt vời để dành thời gian cho chính bản thân mỗi người.

4. Đạp xe đạp. Đi xe đạp cũng là một môn thể thao ít rủi ro đối với người cao tuổi. Đi xe đạp củng cố cả sức khỏe và tính linh hoạt của bàn chân.

4. Đạp xe đạp. 

Đi xe đạp cũng là một môn thể thao ít rủi ro đối với người cao tuổi. Đi xe đạp củng cố cả sức khỏe và tính linh hoạt của bàn chân.

5. Chơi đùa. Làm một việc gì đó vui vẻ. Có thẻ để thỏa mãn sở thích như khiêu vũ, chơi golf, bất cứ điều gì mà làm bạn cảm thấy vui vẻ. Thể thao không nhất thiết phải khiến bạn mệt mỏi hay cảm thấy nhàm chán, bạn nên thực hiện nó với hình thức hưởng thụ và vui vẻ.

5. Chơi đùa. 

Làm một việc gì đó vui vẻ. Có thẻ để thỏa mãn sở thích như khiêu vũ, chơi golf, bất cứ điều gì mà làm bạn cảm thấy vui vẻ. Thể thao không nhất thiết phải khiến bạn mệt mỏi hay cảm thấy nhàm chán, bạn nên thực hiện nó với hình thức hưởng thụ và vui vẻ.