Đời người nhất định phải vượt qua 4 bể khổ này mới trưởng thành

Phật dạy: Đời người là bể khổ, phải trải qua nghịch cảnh mới có thể thực sự mạnh mẽ và trưởng thành.

1. Mắc sai lầm
Con người sống ở đời không thể không mắc sai lầm. Thậm chí làm tổn thương người thân của mình, dù vô tình hay cố ý. Tuy nhiên, có vấp ngã, ta mới có thể trưởng thành.
Doi nguoi nhat dinh phai vuot qua 4 be kho nay moi truong thanh
Ảnh minh họa. 
Lỗi lầm ta mắc phải dù lớn hay nhỏ, không được phép quên, nhưng không thể cố chấp níu giữ để tự đày đọa chính mình. Hãy tự tha thứ cho bản thân, không được phép tái phạm thêm lần nữa. Quan trọng hơn, hãy nói lời xin lỗi, nếu không thể nhận được sự tha thứ, phải sống thật tốt để đối phương nể phục.
2. Bị hiểu lầm
Khi bị một người hiểu lầm, cứ nhắm mắt cho qua. Nhưng nếu nhiều người hiểu lầm, ta sẽ bị cô lập, lòng tự trọng bị tổn thương. Phật dạy: có oan ức, không cần phải giãi bày. Bạn không cần giải thích, im lặng là một sự độ lượng, và khiến bản thân trở nên thanh thản hơn.
Thanh giả tự thanh, thời gian sẽ mang đến câu trả lời xác đáng về giá trị của bạn với mọi người xung quanh. Hãy sống như ngọn núi, nhìn thấu được vạn vật và bao dung với chúng sinh. Hãy sống như dòng nước, thanh khiết, tự tại, không vướng bận bụi trần.
3. Bị đố kị
Đố kỵ là một trong những tâm ma của con người. Người đố kỵ nếu thấy kẻ khác hơn mình, có thứ mình không có sẽ ăn ngủ không yên, lòng thấp thỏm, bồn chồn. Thậm chí, họ có thể dùng những chiêu trò tiểu nhân, dè bỉu, nói xấu kẻ khác.
Lòng có đố kỵ, tâm sẽ hẹp lại, mất hết lý trí và nhân tính, không thể phân biệt đúng sai. Bị đố kỵ vốn là điều không thể tránh khỏi. Bạn có thể bị nói xấu, đặt điều. Nhưng bạn hãy tự hào, vì mình hơn người nên mới bị ghen ghét.
4. Bị rằng buộc
Con người sống không phải chi do mình. Sinh mệnh của bạn là nhờ cha mẹ mà có, đó là sự rằng buộc đầu tiên. Khi lớn lên, bạn lại bị cuốn vào vòng xoáy của cơm áo gạo tiền, định kiến xã hội. Đến lúc lập gia đình, bạn lại phải chăm lo cho tương lai của con cái.
Chính vì vậy, không ít người đã phải từ bỏ con người thật của mình, không đủ dũng khí làm điều mình thích. Nến đến một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, họ nhìn lại và thở dài tiếc nuối. Con người không thể thực sự tự do, nhưng hoàn toàn có thể tự lập. Vì vậy, hãy luôn mỉm cười và kiên cường trong mọi hoàn cảnh sống.

Người 'ngụy quân tử' đều có những điểm này

Người giả tạo luôn luôn thể hiện mình là người có đạo đức, muốn phô trường cho thiên hạ thấy mình nổi bật. Một người có đạo đức thật sự chính là người luôn nghiêm khắc với bản thân kể cả khi có một mình, họ luôn sống mà không vì hư vinh.

1. Giúp người nưng không vô tư

Kỳ bí chuyện hàng phục yêu ma siêu phàm của thiền sư Việt

(Kiến Thức) - Chuyện kể rằng trước khi đạt đạo, đang ngồi thiền thì thiền sư Hương Hải bị đám ma quái hiện hình bủa vây dẫn đến một cuộc đấu phép ly kỳ.

Cuộc đấu trong cõi vô hình
Theo tài liệu "Hương Hải thiền sư ngữ lục giảng giải" của Hòa thượng Thích Thanh Từ, thiền sư Hương Hải vốn là dòng dõi con nhà danh gia vọng tộc. Bản thân ngài cũng từng có thời kỳ làm quan cho chúa Nguyễn ở Đàng Trong nhưng được mấy năm thì ngài hâm mộ đạo Phật nên xin xuất gia. Ngài cùng một số đệ tử đi thuyền ra hòn đảo Tim Bút La ở Biển Đông để tu hành. Chính tại đó, lũ yêu ma đã nhiều lần tìm cách phá hoại sự tu hành của ngài.

Giúp người khác nhưng trong lòng chứa 4 tạp niệm làm phạm ác nghiệp

Phật dạy, giúp đỡ người khác, giúp đỡ người khác nhưng có tính toán, tự tư tự lợi, không chỉ khiến lòng phiền não mà còn phạm ác nghiệp.

1. Không thật tâm