Doanh thu Vinafood 2 đạt 7.703 tỷ đồng trong 8 tháng

(Vietnamdaily) - Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) Nguyễn Ngọc Cảnh cùng đại diện các Vụ chức năng, Văn phòng và Trung tâm Thông tin đã có buổi làm việc với Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2).

Tại buổi báo cáo làm việc, ông Võ Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinafood 2 cho biết, trong 8 tháng năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình trạng hạn hán gia tăng cả trong, ngoài nước đã tác động đến tâm lý người dân trong nước mua gạo tích trữ.

Các nước nhập khẩu gạo tăng nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Doanh thu toàn Tổng công ty trong 8 tháng đạt 7.703 tỷ đồng, ứng với 65% kế hoạch năm.

Doanh thu Vinafood 2 dat 7.703 ty dong trong 8 thang
 Ông Võ Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinafood 2.

Theo ông Nguyễn Quế Dương - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Nông nghiệp, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thời gian tới Vinafood 2 cần xây dựng kế hoạch chi tiết vay vốn và trả nợ với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khẩn trương tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2020, trong đó sớm thống nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020 trên cơ sở kế hoạch kinh doanh có lãi làm cơ sở các ngân hàng xem xét, tiếp tục cấp hạn mức tín dụng cho Tổng công ty.

Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thời gian tới Vinafood 2 cần xây dựng kế hoạch chi tiết vay vốn và trả nợ với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khẩn trương tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2020, trong đó sớm thống nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020 trên cơ sở kế hoạch kinh doanh có lãi làm cơ sở các ngân hàng xem xét, tiếp tục cấp hạn mức tín dụng cho Tổng công ty.

Trong công tác quản lý tài chính, Vinafood 2 cần thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, trong ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty mẹ, các đơn vị trực thuộc.

Rà soát và trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính tại doanh nghiệp còn đang thua lỗ theo đúng quy định của nhà nước nhằm đảm bảo an toàn về tài chính cho Tổng công ty.

Về công tác quản trị doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh giao nhiệm vụ cho Vinafood 2: Tăng cường quản trị doanh nghiệp theo các văn bản của Ủy ban chỉ đạo về công tác tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp,...

Vinafood2 lỗ "tới chân" nhưng vẫn đặt kế hoạch năm 2019 có lãi

(Vietnamdaily) - Trong tháng 10 này, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2, VSF) sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên để bàn về một trong những kế hoạch năm 2019 là có lãi.

Năm 2018, Vinafood2 ghi nhận 17.849 tỷ đồng doanh thu nhưng lỗ ròng tới 1.363 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ khủng của đại gia lúa gạo miền Nam chỉ trong thời gian ngắn sau khi cổ phần hóa. 

Theo Vinafood2, nguyên nhân thua lỗ do Tổng công ty trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hơn 655 tỷ đồng; trích lập dự phòng tổn thất tài sản tại Công ty Lương thực Trà Vinh gần 662 tỷ đồng; trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính 425 tỷ đồng; trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 41 tỷ đồng.

Đại gia lúa gạo miền Nam - Vinafood2 báo lỗ 170 tỷ đồng năm 2019

(Vietnamdaily) - Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2, VSF) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán cho năm 2019 với con số lỗ hơn 100 tỷ đồng và nhận về nhiều ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên.

Năm 2019, Vinafood2 ghi nhận hơn 16.811 tỷ đồng doanh thu, giảm 6% so với cùng kỳ và Công ty báo lỗ ròng gần 170 tỷ đồng, tuy vậy con số này đã cải thiện hơn so với số lỗ đến 1.363 tỷ đồng của năm trước. Như vậy sau khi cổ phần hoá, đại gia lúa gạo miền Nam hầu như ghi nhận lỗ.

Vinafood2 cho biết nguyên nhân lỗ là do chính sách nhập khẩu gạo của các nước có nhiều thay đổi theo khuynh hướng tự do hoá thương mại, gia tăng các rào cản để bảo hộ sản xuất, cạnh tranh gay gắt, giá chào người mua đưa ra rất thấp so với giá thành sản xuất.

Xuất hiện nhiều đại gia giấu mặt chi tiền bạo để nắm quyền sở hữu doanh nghiệp

(Vietnamdaily) - Trong thời gian gần đây, hoạt động thoái vốn diễn ra khá sôi nổi và tích cực, điểm lạ là chủ nhân mới mua lại các khoản vốn này đều là các nhà đầu tư cá nhân bí ẩn.

Sự việc một cá nhân đã chi ra đến 105 tỷ đồng để mua cả lô 5 triệu cổ phần của CTCP Chăn nuôi Tiền Giang (Librexco) từ tay Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Nhà nước (SCIC). Theo đó cá nhân này khá vung tay chi bạo cao hơn 61% giá khởi điểm để có được 97,42% vốn Librexco.

Vì không phải là doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán nên danh tính của vị “cá mập” này không được tiết lộ. Một điều khá khó hiểu ở đây là việc trước đó SCIC cũng đưa ra đấu giá số cổ phần trên với giá "hạt dẻ" hơn, có đến 7 nhà đầu tư cá nhân tranh nhau chào mua nhưng sau cùng đã bỏ cọc và số cổ phần đó vẫn chưa được chuyển nhượng.