EVN lỗ lũy kế hơn 41.800 tỷ đồng, trả lãi vay 52 tỷ đồng mỗi ngày

(Vietnamdaily) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo lỗ sau thuế 26.772 tỷ đồng trong năm 2023. Công ty phải trả tổng cộng 18.982 tỷ đồng lãi vay trong năm qua, tương đương mỗi ngày EVN phải trả hơn 52 tỷ đồng tiền lãi.

EVN lo luy ke hon 41.800 ty dong, tra lai vay 52 ty dong moi ngay
EVN lỗ lũy kế hơn 41.800 tỷ đồng, trả lãi vay 52 tỷ đồng mỗi ngày 
Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Trong đó, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 500.720 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng gần 8% lên 487.678 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 13.042 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2022, tương ứng với biên lợi nhuận gộp đạt 2,6%.
Doanh thu tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giảm mạnh 45% xuống còn 4.065 tỷ đồng do khoản lãi từ chênh lệch tỷ giá giảm sút. Ngược lại, chi phí tài chính vọt lên 25%, đạt 22.686 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí lãi vay tăng cao.
Kết quả, EVN ghi nhận lỗ sau thuế 26.772 tỷ đồng trong năm 2023, cao hơn so với mức lỗ 20.747 tỷ đồng của năm 2022. Trong đó, lỗ ròng (lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ) lên tới hơn 27.847 tỷ đồng.
EVN lo luy ke hon 41.800 ty dong, tra lai vay 52 ty dong moi ngay-Hinh-2
Doanh thu thuần của EVN giai đoạn 2014 - 2023 
EVN lo luy ke hon 41.800 ty dong, tra lai vay 52 ty dong moi ngay-Hinh-3
 Lợi nhuận trước thuế của EVN giai đoạn 2014 - 2023
Theo báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồi tháng 3, EVN đã trải qua một năm khó khăn do giá nhiên liệu và tỷ giá ngoại tệ tăng cao, ảnh hưởng đến cân đối tài chính của tập đoàn và các đơn vị thành viên.
Mặc dù EVN đã thực hiện nhiều giải pháp nội tại, nhưng chi phí mua điện tăng quá cao trong khi giá bán lẻ điện chưa được điều chỉnh kịp thời, khiến lỗ hổng tài chính không được bù đắp, dẫn đến kết quả thua lỗ nặng nề.
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của EVN giảm 3% xuống còn 648.983 tỷ đồng, tương đương 17.182 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt và tương đương tiền lên tới 81.308 tỷ đồng, mang lại khoản lãi tiền gửi 3.232 tỷ đồng trong năm 2023.
Tuy nhiên, nợ phải trả của EVN lại tăng 3% lên 452.849 tỷ đồng, gấp 2,3 lần vốn chủ sở hữu. Tổng nợ vay cuối kỳ gần 311.092 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay dài hạn 263.904 tỷ đồng. Do đó, EVN phải gánh chịu chi phí lãi vay lên tới 18.985 tỷ đồng trong năm 2023, tương đương hơn 52 tỷ đồng mỗi ngày.
Tại thời điểm cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của EVN đạt 196.134 tỷ đồng, nhưng lỗ lũy kế vẫn còn cao, lên tới 41.824 tỷ đồng.
EVN lo luy ke hon 41.800 ty dong, tra lai vay 52 ty dong moi ngay-Hinh-4
 Cơ cấu nguồn vốn của EVN tại thời điểm 31/12/2023

Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 bị đánh giá 'có yếu tố nhạy cảm về môi trường'

Bộ TN&MT đang công khai tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 tại tỉnh Hà Tĩnh. 

Nha may nhiet dien Vung Ang 2 bi danh gia 'co yeu to nhay cam ve moi truong'

Toàn cảnh dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2. Ảnh Minh Tường

Theo ĐTM, dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường, khoảng cách tới khu dân cư gần nhất cách dự án khoảng 150m về phía Đông Bắc là khu dân cư thuộc thôn Hải Phong (xã Kỳ Lợi, TX. Kỳ Anh). Khu dân cư này thuộc diện phải di dời. Cách dự án 2,5km về phía Tây Nam là khu dân cư thôn Tây Yên.

GVR hưởng lợi từ chuyển đổi đất, giá mục tiêu 36.100 đồng/cổ phiếu

(Vietnamdaily) - SSI Research dự báo lợi nhuận của Tập đoàn Công nghiệp Cao su (GVR) sẽ tăng trưởng 2 con số trong năm 2024 và 2025, nhờ giá cao su tăng và chuyển đổi đất trồng cao su sang khu công nghiệp.

GVR huong loi tu chuyen doi dat, gia muc tieu 36.100 dong/co phieu
 Sản xuất cao su tự nhiên chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của GVR 

Trong quý đầu năm, GVR đạt doanh thu 4,5 tỷ đồng, tăng trưởng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm 14% xuống còn 650 tỷ đồng, chủ yếu do thu nhập từ hỗ trợ đền bù đất trồng cây cao su giảm. Tăng trưởng doanh thu đến từ các mảng sản xuất cao su tự nhiên, chế biến gỗ, sản xuất kinh doanh sản phẩm cao su và phát triển các khu công nghiệp.

Mảng sản xuất cao su tự nhiên đạt doanh thu 3,3 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 395 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 16% và 14% so với cùng kỳ năm trước. Mảng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cao su phục hồi mạnh mẽ với doanh thu 143 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 36,6 tỷ đồng.

Mảng chế biến gỗ cao su gặp khó khăn do nhu cầu giảm và cạnh tranh gay gắt về giá, dẫn đến doanh thu giảm 5% xuống còn 538 tỷ đồng. Mảng khu công nghiệp duy trì tăng trưởng ổn định với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 166 tỷ đồng và 85 tỷ đồng.

GVR đang có tình hình tài chính vững mạnh với 16,3 nghìn tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, đồng thời giảm nợ ngắn hạn và dài hạn. Trong 5 tháng đầu năm 2024, GVR đạt doanh thu 7,12 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.108 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 28,5% và 32,2% kế hoạch năm. Kết quả tích cực này đến từ việc giá cao su tăng mạnh 18% so với cùng kỳ năm trước.
GVR huong loi tu chuyen doi dat, gia muc tieu 36.100 dong/co phieu-Hinh-2
Cơ cấu doanh thu và biên lợi nhuận gộp theo từng mảng hoạt động của GVR 

Becamex IDC (BCM) huy động 15.000 tỷ đồng cho loạt khu công nghiệp mới

(Vietnamdaily) - Becamex IDC (BCM) dự kiến phát hành 300 triệu cổ phiếu thông qua đấu giá công khai, nhằm huy động vốn cho các dự án khu công nghiệp lớn và tái cấu trúc tài chính.

Becamex IDC (BCM) huy dong 15.000 ty dong cho loat khu cong nghiep moi
Sau khi huy động 800 tỷ đồng trái phiếu, BCM tiếp tục thông qua kế hoạch phát hành 300 triệu cổ phiếu

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, mã chứng khoán BCM) vừa thông qua kế hoạch phát hành 300 triệu cổ phiếu mới thông qua hình thức đấu giá công khai trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).

Mục tiêu của đợt phát hành này là huy động tối thiểu 15.000 tỷ đồng, với giá khởi điểm không dưới 50.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu trúng đấu giá lần đầu sẽ được tự do giao dịch ngay. Tuy nhiên, nếu đợt đấu giá không thành công và phải chào bán lần hai, số cổ phiếu bán ra trong lần này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Số vốn huy động được sẽ được phân bổ cho các mục tiêu sau: 6.300 tỷ đồng sẽ được sử dụng để đầu tư vào Khu công nghiệp Cây Trường và Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng; 3.634 tỷ đồng sẽ được dùng để góp vốn vào các công ty con của Becamex IDC; 5.066 tỷ đồng còn lại sẽ được sử dụng để tái cấu trúc tài chính của công ty.

Nếu đợt phát hành thành công, vốn điều lệ của Becamex IDC sẽ tăng từ 10.350 tỷ đồng lên 13.350 tỷ đồng, tương đương mức tăng 29%.

Vào giữa tháng 6, Becamex IDC đã phát hành thành công 800 tỷ đồng trái phiếu mã BCMH2427001. Cụ thể, mã trái phiếu BCMH2427001 có kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 17/6/2027 với lãi suất 10,5%/năm.

Trước đó, Becamex IDC cũng đã thông qua kế hoạch mua lại 400 tỷ đồng, tương đương 20% tổng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu mã BCMH2025002. Việc mua lại dự kiến thực hiện vào ngày 31/8.

Tính đến ngày 12/6, tổng giá trị trái phiếu BCMH2025002 đang lưu hành là 1.200 tỷ đồng, sau khi đã mua lại 800 tỷ đồng. Trái phiếu này có kỳ hạn 5 năm, được phát hành vào ngày 31/8/2020 và sẽ đáo hạn vào ngày 31/8/2025. Lãi suất của trái phiếu là 10,5% mỗi năm và được trả định kỳ 6 tháng một lần.

Becamex IDC cũng thông qua việc giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống còn 65% vào cuối năm 2025, theo Quyết định 426 của Phó Thủ tướng Chính phủ. Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp công ty giảm áp lực nợ và tăng vốn góp vào các liên doanh như VSIP và BW.