Doanh nghiệp nào hưởng lợi nếu áp thuế chống bán phá giá thép HRC?

(Vietnamdaily) - Hòa Phát sẽ là công ty hưởng lợi lớn nhất nếu thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với HRC. Tuy nhiên, sẽ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất thép mạ trong nước vì họ sử dụng HRC làm nguyên liệu đầu vào.
 
 

Ngày 26/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1985/QĐ-BCT để khởi xướng điều tra chống bán phá giá chính thức đối với HRC (28 mã HS) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ dưới mã vụ việc mới, AD20.
Theo đó, giai đoạn điều tra để xác định hành vi bán phá giá là từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024. Còn để xác định thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa là từ ngày 1/7/2021 đến ngày 30/6/2024.
Quyết định cho thấy, các bên khiếu nại đã cung cấp đủ dữ liệu cho thấy biên độ bán phá giá là 27,83% đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và 22,27% đối với HRC nhập khẩu từ Ấn Độ, cùng với các đề xuất về mức thuế CBPG tương đương.
Theo Chứng khoán Vietcap (VCSC), vụ CBPG đối với HRC hiện đang ở bước 3 (tức là Bộ Công Thương khởi xướng điều tra), tương tự như tiến độ của vụ CBPG đối với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bước tiếp theo, Bộ Công Thương có 90-150 ngày để hoàn tất điều tra trước khi quyết định có áp dụng thuế CBPG tạm thời đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ hay không. Do đó, nếu đủ bằng chứng về bán phá giá được tìm thấy, các biện pháp CBPG tạm thời sẽ được áp dụng sớm nhất vào cuối tháng 10/2024.
Doanh nghiep nao huong loi neu ap thue chong ban pha gia thep HRC?
 
Theo Cục Phòng vệ Thương mại, kể từ năm 2009, Việt Nam đã khởi xướng điều tra 16 vụ kiện chống bán phá giá (CBPG) đối với 16 sản phẩm khác nhau (trong đó có 14 vụ kiện dẫn đến áp thuế) và 6 vụ tự vệ (TV) cho 6 sản phẩm khác nhau (với 5 vụ thành công).
Trong ngành thép, đã có 6 vụ kiện CBPG và 2 vụ TV, tất cả đều có tỷ lệ thành công đạt 100%. 3 vụ lớn nhất (2 vụ TV và 1 vụ kiện CBPG) được khởi xướng trong giai đoạn 2016-2017 để chống lại việc Trung Quốc bán phá giá thép trong giai đoạn 2014-2016.
Các vụ kiện này bao gồm các trường hợp liên quan đến thép xây dựng, tôn mạ và tôn mạ màu. VCSC lưu ý chưa từng có vụ kiện CBPG nào xảy ra với HRC nhập khẩu. 
VCSC tin rằng ngành thép trong nước của Việt Nam đối mặt với rủi ro đến từ nguồn cung dư thừa và xuất khẩu thép của Trung Quốc đạt mức tương đương với năm 2014 vào năm 2023.
VCSC kỳ vọng nguồn cung dư thừa và xuất khẩu thép Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong năm 2024, do sản lượng xuất khẩu tăng 25% so cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2024.
Ngoài ra, Việt Nam ghi nhận lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 5 tháng đầu năm 2024 và giá thép nhập khẩu đang giảm.
Tuy nhiên, VCSC cho rằng khả năng áp dụng thuế CBPG đối với HRC ở mức thấp, chủ yếu do nguồn cung HRC trong nước hiện đang thấp. Nhu cầu HRC trong nước của Việt Nam (12-14 triệu tấn/năm) cao hơn đáng kể so với công suất trong nước tối đa của HPG và Formosa (8-9 triệu tấn).
Ngoài ra, do HPG và Formosa xuất khẩu HRC sang các nước khác nên nguồn cung trong nước chỉ đạt 4-5 triệu tấn/năm, đáp ứng chưa tới 50% nhu cầu trong nước.
Do đó, việc áp dụng thuế CBPG có thể mang lại cho HPG và Formosa sức mạnh thị trường vượt trội, tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất tôn mạ và ống thép ở hạ nguồn.
VCSC tin rằng mối nguy hiện tại đối với các nhà sản xuất tôn mạ là lớn và do đó khả năng áp dụng thuế CBPG sẽ cao hơn. Quyết định cuối cùng thuộc về Bộ Công Thương, dựa trên thông tin thu thập được từ các bên liên quan trong quá trình điều tra.
Hòa Phát (HPG) sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nếu áp dụng thuế CBPG cho cả 2 nhóm sản phẩm vì HPG bán cả HRC (thị phần đạt 47% trong 5 tháng đầu năm 2024) và tôn mạ (thị phần đạt 8% trong 5 tháng đầu năm 2024). Tuy nhiên, VCSC cho rằng việc áp dụng thuế CBPG đối với HRC sẽ ảnh hưởng các nhà sản xuất tôn mạ trong nước khi họ sử dụng HRC làm nguyên liệu đầu vào.
Các nhà sản xuất tôn mạ, bao gồm HSG và NKG, sẽ chỉ được hưởng lợi từ thuế CBPG đối với tôn mạ. VCSC kỳ vọng HSG sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi công ty nắm giữ thị phần trong nước lớn nhất tại Việt Nam với 29,1% trong 5 tháng đầu năm 2024, tiếp theo là NKG với 17,3% và Đông Á (UpCOM: GDA) với 16,2%.

Cổ phiếu HPG bỗng dưng 'hot', khớp lệnh hơn 57 triệu đơn vị

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu HPG tăng mạnh cùng giao dịch bùng nổ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư sau thời gian dài lặng sóng.

Thị trường chứng khoán phiên 27/2 chứng kiến sự bứt phá bất ngờ của nhóm cổ phiếu thép với mã HPG của Hòa Phát và lan rộng sang các mã cùng ngành với HSG, NLG, SMC, POM,....

Theo quan sát, cổ phiếu HPG tăng mạnh cùng giao dịch bùng nổ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư sau thời gian dài lặng sóng. Tính đến 11h, HPG giao dịch tại mức 30.300 đồng/cp (+5,2%) với khối lượng khớp lệnh đến hơn 57 triệu đơn vị, khối ngoại mua ròng hơn 8 triệu cổ phiếu.

Thông tin mới đây, Tập đoàn Hòa Phát đã thông báo mời nhà đầu tư đăng ký tham quan KLH Gang thép Hòa Phát Dung Quất. Thời gian tổ chức tham quan trong các ngày 26 – 27 – 28 tháng 3 năm 2024. Trong ngày đầu tiên mở link đăng ký đã có hơn 500 nhà đầu tư đăng ký tham gia chương trình. Lượng nhà đầu tư (bao gồm các Công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân) đăng ký nói trên cho thấy sức hút rất lớn của Khu liên hợp gang thép Dung Quất nói riêng và Tập đoàn Hòa Phát nói chung.

Co phieu HPG bong dung 'hot', khop lenh hon 57 trieu don vi
 HPG hút tiền mạnh chỉ trong phiên sáng 27/2.

Trong báo cáo ngành mới đây, SSI Research đánh giá, dù kết quả kinh doanh theo năm của các doanh nghiệp thép trong năm 2023 chưa hồi phục mạnh, thậm chí còn giảm sâu hơn so với kết quả kinh doanh năm 2022, nhưng giá lợi nhuận theo quý đã chạm đáy trong nửa cuối năm 2022, sớm hơn so với phần lớn các ngành nghề khác.

Theo ước tính trong quý 4/2023, tổng lợi nhuận ngành thép đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, tăng 22% so với quý 3 trước đó và khả quan hơn nhiều so với mức âm hơn 5.000 tỷ cùng kỳ 2022. Đây là quý thứ 2 liên tiếp lợi nhuận các doanh nghiệp thép hồi phục so với quý trước và cũng là mức cao nhất trong vòng 6 quý trở lại đây.

So với cùng kỳ 2022, hầu hết các doanh nghiệp thép đều ghi nhận lợi nhuận hồi phục mạnh mẽ, đặc biệt là Hòa Phát (HPG) với lãi ròng tăng gần 5.000 tỷ. Nhiều doanh nghiệp khác cũng có lợi nhuận hồi phục hàng trăm tỷ so với quý cuối năm 2022 có thể kể đến như Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), VNSteel (TVN), Tôn Đông Á (GDA),…

Về triển vọng 2024, SSI Research dự báo tổng sản lượng tiêu thụ thép có thể phục hồi hơn 6% so với cùng kỳ trong năm 2024, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%. Mức tiêu thụ thép cũng sẽ được hỗ trợ nhờ tình hình vĩ mô và thị trường bất động sản khởi sắc hơn. Trong chu kỳ trước, tiêu thụ thép xây dựng năm 2013 đã tăng khoảng 3% so với mức đáy năm 2012.

Bên cạnh đó, khối lượng xuất khẩu có thể duy trì tăng trưởng nhờ triển vọng nhu cầu toàn cầu tích cực. Theo hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép thế giới dự kiến sẽ tăng 1,9% trong năm 2024 so với 1,8% trong năm 2023. Nhu cầu từ các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ tăng 2,8% trong năm 2024 sau khi giảm 1,8% trong năm 2023. Trong khi đó, nhu cầu từ các nước ASEAN (trừ Việt Nam) dự kiến sẽ tăng tăng 5,2% trong năm 2024, cao hơn mức 3,8% trong năm 2023.

Đội ngũ phân tích SSI Research kỳ vọng lợi nhuận của các công ty thép sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2024 từ mức nền thấp năm 2023 nhờ sản lượng tiêu thụ cải thiện, đặc biệt là của HPG và HSG, và biên lợi nhuận gộp tăng trở lại từ mức thấp trong nhiều năm do giá thép nhiều khả năng đã kết thúc xu hướng giảm của những năm trước.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu hiện đã được định giá ở mức cao, phần nào phản ánh triển vọng lợi nhuận 1 năm của ngành, với P/E dự phóng 1 năm dao động trong khoảng 15x-17x, vượt mức trung bình lịch sử khoảng 10x. Giá cổ phiếu thép thường được định giá cao ở thời kỳ đáy lợi nhuận. Ngoài ra, cổ phiếu thép cũng được ưa chuộng trong những năm gần đây khi được coi là cổ phiếu có hệ số beta cao.

Hòa Phát dự kiến phát hành thưởng 581 triệu cổ phiếu để tăng vốn

(Vietnamdaily) - Hòa Phát sẽ tăng vốn điều lệ thêm 5.814,8 tỷ đồng thông qua phát hành 581,5 triệu cổ phiếu. 

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với 9 nội dung cần được thông qua, trong đó có một số vấn đề nổi cộm như kế hoạch kinh doanh, phương án thưởng cổ phiếu và cơ cấu nhân sự.

Về mục tiêu kinh doanh, HPG đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 là 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 46% so với thực hiện năm 2023.

Habeco có lãi trở lại song vẫn giảm gần 13% do doanh thu tài chính

(Vietnamdaily) - Kỳ này doanh thu hoạt động tài chính của Habeco giảm 31,6% nguyên nhân chủ yếu do giảm mạnh lãi tiền gửi tiền cho vay đã kéo lãi ròng suy giảm.

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) ghi nhận doanh thu thuần quý 2/2024 ở mức 2.305 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 11% so cùng kỳ.

Giá vốn chiếm 1.662 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp ở mức 643 tỷ đồng, tăng 21%, tương ứng tỷ suất lãi gộp biên cải thiện từ mức 25,5% của cùng kỳ lên 27,8%.