Đố bạn biết vì sao cáp quang Internet lại được đặt dưới đáy biển?

Mặc dù việc đặt cáp dưới đáy biển khiến việc sửa chữa gặp khó khăn song đây lại là lựa chọn tối ưu nhất.

Mới đây, theo thông tin mới cập nhật tuyến cáp quang biển AAG (Asia – America Gateway) lại đang gặp sự cố và dự kiến phải tới ngày 3/9 mới khắc phục xong. Đây không phải lần đầu tiên tuyến cáp AAG gặp phải sự cố trong năm nay. Câu hỏi đặt ra là nếu đặt cáp quang dưới đáy biển dễ đứt, hỏng hóc đến như vậy, tại sao con người không tính đến phương án đặt nó trên cạn?
Thực tế, theo một số nghiên cứu, việc đặt các đoạn cáp quang trên cạn cũng có thể dễ dàng bị đứt, hỏng hóc chẳng kém đặt cáp quang dưới đáy biển. Các thiết bị xây dựng là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng của cáp ngầm trên cạn. Trong khi đó, đối với cáp dưới lòng đại dương, cũng có không ít yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ bền của chúng, ví dụ như mỏ neo của thuyền bè, các sinh vật biển hay thậm chí là thảm hoạ tự nhiên dưới lòng đại dương.
Do ban biet vi sao cap quang Internet lai duoc dat duoi day bien?
 (Ảnh: BI)
Sửa cáp quang dưới đáy biển vốn cũng là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Dù vậy, sau khoảng 150 năm, con người cũng đã tìm ra được một số cách để tăng tốc quá trình này.
Mỗi khi một đoạn cáp gặp sự cố, các tàu biển chuyên dụng cho việc sửa chữa sẽ làm nhiệm vụ. Nếu cáp nằm ở vùng nước nông, robot sẽ được sử dụng để tiếp cận đoạn cáp và đưa nó lên. Tuy nhiên, nếu cáp nằm ở vùng nước sâu, tàu sửa chữa sẽ sử dụng các móc sắt chuyên dụng để đưa đoạn cáp lên mặt nước, phục vụ công tác sửa chữa. Để giúp mọi thứ đơn giản hơn, các móc sắt này đôi khi sẽ cắt đoạn cáp hỏng làm đôi và thuyền sửa chữa sẽ nâng mỗi đầu cáp lên để sửa trên mặt nước.
Việc xác định chính xác vị trí đoạn cáp đứt cũng là một thách thức đối với đội sửa chữa và đôi khi mất khá nhiều thời gian cho nhiệm vụ này.

Hoàn thành khắc phục sự cố trên các tuyến cáp quang biển

Hiện các sự cố xảy ra hồi cuối năm ngoái trên ba tuyến cáp quang biển AAG, IA và AAE-1 đều đã được khắc phục xong.

Thông tin từ đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam, sau nhiều lần phải lùi lịch sửa do điều kiện thời tiết bất lợi, hôm qua (3/3), nhánh S2 của tuyến cáp quang biển này đã được sửa xong, khôi phục 100% kênh truyền trên tuyến.

Hoan thanh khac phuc su co tren cac tuyen cap quang bien
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

VNPT cũng cho biết, tuyến cáp biển Asia America Gateway - AAG xảy ra sự cố sáng 22/12/2019 đã được đối tác quốc tế xử lý xong vào 6h30 ngày 2/3/2020. Toàn bộ lưu lượng trên tuyến cáp AAG đã được khôi phục hoàn toàn.

Trước đó, lỗi cáp trên tuyến IA (nhánh S1) và tuyến cáp Asia Africa Europe 1 (AAE-1) đã lần lượt được sửa xong vào ngày 31/1/2020 và ngày 17/2/2020.

Như vậy, với việc các đối tác quốc tế vừa hoàn tất sửa chữa tuyến IA (nhánh S2) và tuyến các AAG, thời điểm hiện tại, các sự cố xảy ra hồi cuối năm ngoái trên 3 tuyến cáp quang biển AAG, IA và AAE-1 đều đã được khắc phục xong, lưu lượng kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế được đảm bảo hoạt động ổn định trở lại.

Trong 3 tuyến cáp cùng gặp sự cố vào cuối năm ngoái, AAG và IA là các tuyến cáp được Việt Nam dùng từ lâu, có vai trò rất quan trọng đối với Internet Việt Nam. Trong đó, tuyến cáp AAG mặc dù hay sự cố nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dung lượng Internet Việt Nam.

Trong khi đó, AAE-1 là tuyến cáp biển mới được đưa vào khai thác tháng 7/2017, có vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi HongKong và Singapore. Tuyến cáp biển này được ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất; mạng lưới, trạm cập bờ và các điểm kết nối được hoạch định tối ưu và linh hoạt, giúp các nhà mạng có thêm nhiều phương án thiết kế để điều chuyển lưu lượng.

Sợi cáp này có thể "hack" iPhone, máy tính của bạn trong vài phút

Sở hữu thiết kế, cách hoạt động như cáp lightning của Apple nhưng thiết bị này có thể giúp cho kẻ xấu truy cập vào iPhone, máy tính của bạn từ xa.

Theo biên tập viên Joseph Cox của trang Vice, trong một lần cắm cáp lightning vào iPod với máy Mac, anh nhân ra điều bất thường. Theo đó, sau khi kết nối iPod với Mac qua sợi cáp lightning, iTunes đã phát hiện ra thiết bị iPod và bật lên cửa sổ “xác nhận thiết bị đáng tin cậy”. Đây là thông báo bình thường của Apple khi thực hiện các kết nối.