Điều kỳ thú về cây cao nhất thế giới, cao hơn 110m

(Kiến Thức) - Cây tùng gỗ đỏ cao đến 115,6m, vượt trội hơn cả công trình Nữ thần Tự do và Tháp đồng hồ Big Ben được ghi nhận là cái cây cao nhất thế giới, khiến cho cả giới khoa học kinh ngạc.

Cây giữ kỷ lục cao nhất thế giới thuộc loài tùng gỗ đỏ ven biển (coastal redwood) mang tên Hyperion với chiều cao là 379.1 feet (khoảng 115,5 m). Hiện cái cây cao nhất thế giới này được tổ chức Tree Hugger xếp vào một trong những báu vật quốc gia của nước Mỹ.
Dieu ky thu ve cay cao nhat the gioi, cao hon 110m
 So sánh chiều cao giữa cây Hyperion và các công trình biểu tượng của chiều cao.
Người dân Mỹ rất ấn tượng với cây, nên trân trọng đặt tên cho nó là Hyperion (tên của 1 trong 12 vị thần Titan trong thần thoại Hy Lạp, con của thần bầu trời và nữ thần đất mẹ).
Cây Hyperion được phát hiện tại vườn quốc gia Redwood, California, bởi hai nhà tự nhiên học Chris Atkins và Michael Taylor.

Mời quý độc giả xem video: Trèo lên cái cây cao nhất thế giới

Để đo đạc chiều cao của cây Hyperion, các nhà khoa học phải sử dụng băng dính, trèo lên ngọn cây và thả băng cassette xuống mặt đất. Hyperion đã "đánh bại" cây Stratosphere Giant, vốn được xem là loài cây cao nhất thế giới trước đây.
Hiện vị trí chính xác của cây Hyperion vẫn được các nhà khoa học giấu kỹ để bảo vệ cây trước những tổn hại từ con người, đặc biệt là các tay săn gỗ vì cây đã trở nên nổi tiếng.
Cây Hyperion nằm trong số 4% những loài cây cổ thụ ít ỏi còn sót lại cho tới ngày nay.

Rùng mình cây "những ngón tay người chết", ăn một ít sẽ chết ngay

(Kiến Thức) - Tuy có ngoại hình khá bắt mắt, củ giống như củ cải vàng và vị giống như cây hương liệu mùi tây, thế nhưng cây độc cần nước lại là một loài thực vật vô cùng độc, có thể giết người trong chớp mắt.

Những ngày gần đây, tại khu vực bãi biển Cornwall, thuộc thành phố St Ives, xuất hiện một loài cây lạ có củ như như củ cải vàng, mùi vị cũng rất giống như mùi tây, nhưng trên thực tế, đây là một loài cây cực độc.
Đây là cây độc cần nước, tên khoa học là Conium maculatum, còn có tên gọi khác là cây râu quỷ, cây hải ly độc. Chỉ ăn vào một chút, nạn nhân sẽ trúng độc nặng dẫn đến mất mạng nhanh chóng.

Khám phá loài ngỗng sư tử “vặt cỏ” nhanh hơn máy xén

(Kiến Thức) - Cùng với ngỗng trời, ngỗng xám cổ trắng thì ngỗng sư tử cũng là một trong những giống ngỗng được nuôi phổ biến ở nước ta. Chúng ăn rất tạp,  được ví như những “cỗ máy xén cỏ”.

Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen
 Ngỗng sư tử có bộ lông màu xám, mào màu đen, đầu to trông khá dữ tợn. Đây là giống ngỗng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Ảnh wikimedia.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-2
 Ngỗng sư tử đực trưởng thành có thể nặng tới 7kg trong khi ngỗng cái có thể đạt trọng lượng 6kg. Ảnh vatgia.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-3
 Ngỗng sư tử cái có thể đẻ từ 50 - 70 trứng/năm với quả trứng có kích thước lớn, từ 160g - 180g/quả. Ảnh caycanhvatnuoi.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-4
 Ngỗng sư tử có nguồn gốc từ Trung Quốc và Xiberi. Giống ngỗng này được đưa vào nước ta từ rất lâu và đến nay nó gần như một giống ngỗng nội. Ảnh wikimedia.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-5
 Ở nước ta, ngỗng sư tử được nuôi phổ biến ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Hồng và tập trung ở tỉnh Hà Tây cũ. Ảnh ngongquyettien.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-6
 Giống ngỗng sư tử này ăn tạp tất cả loại cỏ, từ cỏ non, cỏ già, cỏ dại và chúng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ. Vì vậy mà chúng được ví như những “cỗ máy xén cỏ”. Ảnh dacsansach.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-7
 Khả năng vặt cỏ của giống ngỗng sư tử này thậm chí còn tốt hơn cả loài bò. Ảnh ytimg.
Mời quý vị xem video: Những động vật đáng yêu

Sự thật thú vị về cây trôm đa tác dụng có ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Cây trôm là loài cây đa tác dụng và có giá trị kinh tế cao, thường phân bố ở các tỉnh như Ninh Thuận, Lâm Đồng, Kontum...

Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam
Trên thế giới, cây trôm phân bố ở nhiều nước vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Philippines... (Nguồn Blogcaycanh) 
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-2
 Ở Việt Nam, cây trôm phân bố ở các tỉnh như Ninh Thuận, Lâm Đồng, Kontum,...(Nguồn Blogspot)
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-3
 Ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, cây trôm được trồng làm cảnh hoặc trồng trong các công viên để lấy bóng mát. (Nguồn Binhphuoc)
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-4
 Cây trôm thuộc cây lâm nghiệp, cao từ 25m - 30m, lá kép chân vịt, hoa màu đỏ có mùi hôi, quả có lông màu đỏ tím. (Nguồn Tangcangiamcan)
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-5
 Cây trôm rất phù hợp trên vùng đất đồi, núi đất khô hạn. Hiện nay, ở nước ta có khoảng 25 loài cây trôm khác nhau như: trôm quạt, trôm thon,...(Nguồn Blogspot)
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-6
Mủ trôm hay nhựa trôm tiết ra từ cây trôm có chứa nhiều khoáng chất như canxi và ma-giê, ngoài ra còn chứa nhiều chất xơ. (Nguồn Cinet) 
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-7

Vì vậy, mủ trôm được sử dụng làm thức uống giải khát có tác dụng giải độc và tránh táo bón. (Nguồn Kyluc)

Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-8
 Bên cạnh đó, mủ trôm giúp cải thiện tình trạng mỡ máu, điều tiết lượng đường trong máu ở người béo phì và tiểu đường. (Nguồn Nuoitrong123)