Điện thoại cục gạch sống khỏe, chiếm gần 40% thị phần Việt Nam

Theo thống kê từ tổ chức nghiên cứu thị trường GfK, tháng 9/2019 thị trường điện thoại Việt Nam tiêu thụ khoảng 1,7 triệu máy, trong đó khoảng 37% là feature phone - điện thoại phổ thông (hay còn gọi là điện thoại 'cục gạch').

    Theo đó, có khoảng 600.000 điện thoại cục gạch được bán ra trong tháng 9/2019, chiếm 37% thị trường xét theo số lượng. Tuy nhiên, vì mức giá của loại sản phẩm này chỉ khoảng dưới 1 triệu đồng nên dù chiếm thị phần đáng kể thì mức doanh thu của điện thoại cục gạch chỉ chiếm 4,7% thị trường.
    Người tiêu dùng thích mua điện thoại giá rẻ qua hình thức online nhiều hơn bởi không phải suy nghĩ quá nhiều do giá thành rẻ. Phần lớn các sản phẩm loại này có giá dưới 500 nghìn đồng (chiếm 80%). Dòng sản phẩm điện thoại 'cục gạch' trên 1 triệu đồng bán được rất ít, xếp sau cả dòng có giá từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.
    Thị phần của điện thoại 'cục gạch' tại thị trường Việt Nam ổn định trong năm 2019 và thường giữ ở mức trên dưới 35%. Thậm chí, thời gian gần đây thị phần của dòng sản phẩm này còn tăng trưởng khá ấn tượng, từ 34,1% của tháng 7 lên 36,8% của tháng 9.
    Dien thoai cuc gach song khoe, chiem gan 40% thi phan Viet Nam
     
    Nokia là đơn vị dẫn đầu trong mảng kinh doanh điện thoại cục gạch ở Việt Nam, chiếm thị phần trên dưới 55% trong khoảng thời gian gần đây. Trong đó, hãng điện thoại một thời 'lừng lẫy' này chiếm tới hơn một nửa trong số những chiếc feature phone bán chạy nhất Việt Nam trong tháng 9. Đứng thứ 2 ở thị trường này thuộc về một thương hiệu điện thoại Việt Nam có tên Masstel với khoảng 14 - 15% thị phần.
    Thông tin điện thoại 'cục gạch' vẫn chiếm một phần không nhỏ thị trường Việt Nam và có tăng trưởng khiến nhiều người bất ngờ. Bởi lẽ rất nhiều hãng điện thoại hiện nay đã tập trung vào việc sản xuất smartphone giá rẻ. Khách hàng chỉ cần bỏ ra khoảng dưới 2 triệu đồng là đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại thông minh.
    Tuy nhiên, theo hãng GfK thì điện thoại 'cục gạch' được ưa chuộng bởi có hỗ trợ 2 SIM, cứ 10 người mua feature phone vào tháng 9/2019 thì có 8 người chú ý và chọn máy có hỗ trợ 2 SIM. Điều này khiến nhiều hãng điện thoại hiện nay rất chú trọng tính năng 2 SIM trên sản phẩm.
    Theo nhiều chuyên gia, điện thoại 'cục gạch' vẫn sẽ 'sống khỏe' trong ít nhất vài năm nữa bởi giá thành rất rẻ và đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu như nghe, gọi. Ở những dòng sản phẩm như vậy, người ta quan tâm đến giá thành, giá càng rẻ thì càng nhiều người mua mà ít để ý đến chất lượng. Đó là lý do khiến những thương hiệu đến từ Trung Quốc rất 'vô danh' nhưng vẫn tồn tại được.
    Minh chứng cho việc giá rẻ hấp dẫn người dùng chính là việc những mẫu sản phẩm bán chạy nhất thường có giá dưới 500 nghìn đồng. Thương hiệu Itel đứng thứ 3 thị phần điện thoại 'cục gạch' nhờ những sản phẩm có giá dưới 200 nghìn đồng như Value 100, IT2161. Cùng với đó, thiết bị bán chạy nhất thị trường là Nokia 105 chỉ có giá 350.000 đồng.
    Đầu tháng 10/2019, Bộ Thông tin - Truyền thông đã thông báo sẽ tắt sóng 2G vào năm 2022 để tiết kiệm tài nguyên quốc gia và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Khi đó, những chiếc điện thoại 'cục gạch' chỉ hỗ trợ sóng 2G (loại đang chiếm đa số trên thị trường) sẽ ngừng hoạt động và không thể thực hiện các chức năng cơ bản như nghe gọi được nữa. Nhiều người dự đoán năm 2022 sẽ là ngày tàn của điện thoại 'cục gạch' tại Việt Nam.
    Tuy nhiên, dường như nắm bắt được điều này, nhiều hãng sản xuất điện thoại 'cục gạch' hiện nay đã cho ra mắt những sản phẩm feature phone có hỗ trợ cả 4G. Với đà tăng trưởng đáng kể, giá thành rất rẻ cũng như sự nhạy bén của các hãng sản xuất, có vẻ như điện thoại 'cục gạch' vẫn còn đất sống và sống khỏe tại Việt Nam.

    Điện thoại cục gạch "đội mồ sống dậy" gây sốt giới trẻ

    (Kiến Thức) - Tường chừng đã lùi vào dĩ vãng, những chiếc điện thoại "cục gạch" giờ đây bất ngờ hồi sinh, tạo nên cơn sốt trong giới trẻ.

    Dien thoai cuc gach

    Điện thoại cục gạch” – cụm từ chỉ những thiết bị cung cấp các chức năng nghe gọi, nhắn tin SMS cơ bản, gắn với những ký ức tuổi thơ đầy thân thương của biết bao người. Đi cùng với đó là tên tuổi của hãng công nghệ huyền thoại Nokia, từng một thời độc tôn làm mưa làm gió khắp địa cầu. Dần theo thời gian, Nokia bị Apple, rồi Android soái ngôi. Những tưởng điện thoại cục gạch sẽ lùi vào dĩ vãng, nhưng bất ngờ, một làn sóng hồi sinh những chiếc điện thoại cơ bản này lại gây sốt cộng đồng.

    Dien thoai cuc gach

    Đặc điểm chung của những “cục gạch” này là… không có gì, ngoài các chức năng cơ bản, với mức giá bán rẻ như cho và pin siêu trâu. Điển hình như chiếc Nokia 102, 105, 105 hai sim… và mới nhất là Nokia 106 phiên bản 2018, với nhiều màu sắc bắt mắt, kích thước cầm vừa tay, thời lượng pin siêu khủng: hơn nửa tháng. Bổ sung duy nhất khác thời oanh liệt khi xưa là cổng sạc micro USB rất phổ biến và trang bị màn hình hiển thị màu. Những chiếc điện thoại bền bỉ này bán tốt đến nỗi các hãng đối thủ đều phải học theo, cho ra các sản phẩm na ná, như: Samsung E1200, Philip E103, Mobiistar B221… với mức giá đều dưới 500.000 đồng.

    Dien thoai cuc gach

    Cao cấp hơn một chút là dòng Nokia 130, 150, 210, 216, 230… với mức giá nằm trong khoảng 500.000 – 1 triệu đồng. Các máy phân khúc này được bổ sung camera, màn hình màu VGA kích thước lớn hơn, khe thẻ nhớ micro SD, đi kèm với khả năng nghe nhạc và xem video định dạng MP4 phổ biến. Đặc biệt, chúng còn được trang bị kết nối tối thiểu nhất tới mạng xã hội Facebook và trình duyệt web Opera mini, giúp chủ sở hữu không trở thành “người tối cổ”.

    Dien thoai cuc gach

    Tiếp theo là những chiếc Nokia mới ra mắt với thiết kế độc đáo, lấy cảm hứng hoài cổ từ những huyền thoại một thời, như: “chiếc bánh ú” Nokia 3310, “trái chuối vàng” nắp trượt, cong sexy Nokia 8110… với mức giá trên 1 triệu đồng. Những máy dạng này đều có kết nối không dây Bluetooth, kho game tích hợp sẵn, thậm chí là kết nối 4G vào Facebook. Thời lượng pin vẫn luôn dẫn đầu phân khúc với khả năng đàm thoại liên tục gần 24 giờ, hay thời gian giờ lên tới hơn 30 ngày. Điểm đặc biệt nhất của chiếc 8110 là khả năng Wifi-hotspot, dùng máy làm cục phát sóng 3G/4G thành Wi-Fi để chia sẻ cho các thiết bị khác.

    Dien thoai cuc gach

    Giật mình nhất có lẽ là chiếc Nokia 515 với giá bán ra mắt lên tới 3,1 triệu đồng. Tiệm cận với mức giá của các smartphone giá rẻ, song Nokia chỉ là một chiếc điện thoại nghe gọi cơ bản, có bổ sung kết nối 3G vào Facebook, trình duyệt web mini. Điểm đáng nói nhất ở Nokia 515 là thiết kế vuông vức, bo tròn các cạnh hợp lý, màu sắc sang trọng và một mặt lưng chất liệu nhôm sáng bóng, chất lượng hoàn thiện tốt, cho cảm giác cầm nắm rất đã tay như các sản phẩm cao cấp. Máy được trang bị viên pin 1.200 mAh, cho khả năng chờ kỷ lục, lên tới… 38 ngày.

    Dien thoai cuc gach
    Phân khúc “cục gạch” sôi động đến mức mới đây, hãng công nghệ mới nổi Xiaomi đã cho ra mắt bộ đôi Qin 1 và Qin 1s vô cùng thú vị, để cạnh tranh với Nokia. Máy được bán với mức giá chỉ dưới 1 triệu đồng, với thiết kế cơ bản và gọn gàng, nhưng vẫn được trang bị kết nối 2G hoặc 4G, hay thậm chí là Wifi, tùy phiên bản. 

    Dien thoai cuc gach

    Thậm chí máy còn được trang bị cả định vị GPS hỗ trợ tra cứu bản đồ. Điều đặc biệt nhất là Xiaomi đều trang bị trí thông minh nhân tạo AI cho cả hai chiếc máy. Nhờ đó, bạn chỉ cần nhấc máy, ra lệnh giọng nói, máy sẽ tùy theo đó chỉ đường đi du lịch, hay phiên dịch ngoại ngữ và thậm chí là điều khiển điều hòa, TV… cùng nhiều thiết bị gia dụng khác, thông qua cổng hồng ngoại.

    Cay cú Google, ứng viên tổng thống Mỹ kiện đòi 50 triệu USD

    Nữ nghị sĩ đảng Dân chủ bang Hawaii, Tulsi Gabbard cho rằng Google đã tạm ngưng chiến dịch tranh cử từ tài khoản quảng cáo cá nhân trong khi bà đang cố gắng lấy điểm tín nhiệm.

    Nữ nghị sĩ đảng Dân chủ Tulsi Gabbard hôm 25/7 cho biết sẽ kiện Google, tố cáo “gã khổng lồ” tìm kiếm này đã can thiệp vào quá trình bầu cử. Đơn kiện đã được nộp lên tòa án liên bang tại Los Angeles và đánh dấu sự kiện lần đầu tiên mà một nhân vật tầm cỡ như ứng cử viên tổng thống kiện một công ty công nghệ thuộc nhóm "Big Tech" bao gồm Amazon, Apple, Facebook và Google.