Điểm thi không đáng sợ bằng 5 câu cha mẹ EQ thấp nói với con

Thay vì đồng hành cùng con, nhiều cha mẹ lại vô tình làm con tổn thương sâu sắc bằng những lời nói tưởng như vô hại sau mỗi mùa thi căng thẳng.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT khép lại cũng là lúc nhiều gia đình bước vào giai đoạn… “căng thẳng hậu công bố điểm”. Điểm cao hay thấp không còn là vấn đề lớn bằng phản ứng của cha mẹ. Trong khi một số phụ huynh chọn cách đồng hành, vỗ về và động viên con, thì không ít người lại buột miệng những câu nói tưởng vô hại nhưng lại “đâm sâu” vào lòng con trẻ. Đây không chỉ là biểu hiện của chỉ số cảm xúc (EQ) thấp mà còn là những lời khiến con thêm mặc cảm, tự ti, thậm chí tổn thương lâu dài trong hành trình trưởng thành.

Dưới đây là 5 câu nói cha mẹ nên tuyệt đối tránh sau khi biết kết quả thi của con.

1. “Bằng này điểm thì chỉ có nước đi làm công nhân”

Nghe có vẻ thực tế, nhưng đây là câu nói mang tính hạ thấp, đánh đồng và phủ nhận mọi cố gắng của con. Mỗi học sinh có một xuất phát điểm, khả năng và hoàn cảnh riêng. Việc không đạt kết quả như mong muốn không đồng nghĩa với “thất bại toàn diện”.

Khi cha mẹ so sánh điểm số với địa vị xã hội, con trẻ sẽ nghĩ rằng giá trị bản thân chỉ được đo bằng học lực. Điều đó dễ khiến các em suy sụp tinh thần, mất động lực và cảm thấy tương lai chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

2. “Bố/mẹ đã nói rồi, học thế thì hỏng đời”

Câu nói mang tính “tiên tri tiêu cực” này không giúp con tốt hơn, mà chỉ khiến con cảm thấy bị phủ nhận toàn bộ quá trình học tập. Đây cũng là cách mà nhiều cha mẹ EQ thấp thể hiện sự giận dữ thông qua việc trách mắng, chỉ trích thay vì tìm hiểu lý do và cùng con khắc phục.

Điều tồi tệ hơn là con trẻ sẽ dần hình thành tâm lý sợ sai, không dám thử thách, luôn sống trong lo lắng vì sợ “hỏng đời” như cha mẹ từng cảnh báo.

3. “Học hành như thế thì sau này làm được gì?”

Kết quả thi không tốt là một sự kiện nhất thời, nhưng câu hỏi này lại gieo mầm cho nỗi nghi ngờ năng lực dài lâu. Cha mẹ có EQ cao sẽ nhìn nhận điểm thi là một phần rất nhỏ trong chặng đường dài của con, còn EQ thấp thường dùng điểm số để quy chụp tương lai.

Trên thực tế, rất nhiều người thành công không có học bạ xuất sắc, nhưng lại có chí hướng, nỗ lực và được gia đình tin tưởng. Khi thiếu đi niềm tin từ cha mẹ, con sẽ khó xây dựng lòng tin nơi bản thân.

4. “Con nhìn bạn A, bạn B kìa, người ta học hành thế nào?”

So sánh là một trong những cách giao tiếp phá hoại nhất trong mối quan hệ cha mẹ – con cái. Dưới góc nhìn tâm lý học, hành vi này không chỉ tạo áp lực vô hình mà còn làm gia tăng khoảng cách giữa cha mẹ và con.

Mỗi người đều có điểm mạnh riêng, và việc so sánh với người khác sẽ khiến con cảm thấy mình “thua cuộc”, không được cha mẹ nhìn nhận một cách công bằng. Thay vì so sánh, hãy giúp con hiểu rõ điểm mạnh yếu của mình và khuyến khích cải thiện.

5. “Thôi, giờ hối hận cũng muộn rồi”

Đây là một câu “kết thúc cuộc trò chuyện” mang tính tiêu cực, chặn đứng mọi cơ hội lắng nghe và chia sẻ. Với EQ thấp, cha mẹ thường muốn thể hiện sự thất vọng mà không quan tâm đến cảm xúc của con. Trong khi đó, EQ cao sẽ giúp họ đặt câu hỏi: “Con thấy điều gì khiến mình chưa đạt được như mong muốn?” để tạo không gian đối thoại và thấu hiểu. Khi bị dập tắt hy vọng, con trẻ dễ buông xuôi và đánh mất cả những cơ hội thứ hai.

Không phải cha mẹ nào cũng được dạy cách làm cha mẹ. Nhưng điều tối thiểu nên có là khả năng điều tiết cảm xúc, thấu cảm và đồng hành cùng con trong lúc con yếu đuối nhất. Kết quả thi không định đoạt cả cuộc đời, nhưng một lời nói thiếu kiểm soát của cha mẹ có thể định hình cảm xúc tiêu cực trong suốt hành trình trưởng thành của con.

Cha mẹ có EQ cao là người biết lựa lời để nói, biết khi nào nên im lặng để ôm con và khi nào nên động viên để con đứng dậy. Kỳ thi quan trọng thật, nhưng quan trọng hơn là cách gia đình bước qua nó cùng nhau, không để ai bị bỏ lại phía sau.

doisongphapluat.nguoiduatin.vn

9 bức ảnh cuối triều Thanh khiến hậu thế ngỡ ngàng sửng sốt

Loạt ảnh màu cực hiếm ghi lại khoảnh khắc chân thực, khác xa hình dung từ phim ảnh, tiết lộ vẻ tàn lụi và kỳ lạ của một đế chế sụp đổ.

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc Từ Hi Thái hậu chụp hình cùng phu nhân của các sứ thần. Mọi người đều mặc lễ phục tinh xảo, chỉnh tề, ngay cả trang phục của bé gái cũng toát lên vẻ hiện đại.

Cú đùa ám ảnh tuổi thơ khiến Lý Tiểu Long sợ nước cả đời

Ít ai ngờ “ông hoàng võ thuật” Lý Tiểu Long cả đời không biết bơi, chỉ vì một lần bị chị gái nhấn đầu xuống nước khiến ông hoảng loạn suốt đời.

Dù huyền thoại Lý Tiểu Long đã qua đời được hơn nửa thế kỷ, triết lý võ thuật của ông vẫn cho thấy tính đúng đắn và giữ nguyên được giá trị cho tới ngày nay. Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của ông chính là câu thoại tại bộ phim "Con đường dài" lên sóng vào năm 1971.

"Hãy làm rỗng tâm trí, vô hình vô dạng như nước vậy. Cho nước vào một cái cốc, nước hóa thành cái cốc. Cho nước vào ấm trà, nước cũng biến thành ấm trà. Nước có thể chảy xiết, tan ra, nhỏ giọt hoặc phá hủy. Hãy giống như nước, người bạn của tôi".

Kế hoạch điên rồ của Hitler khi làm bá chủ thế giới

Trùm phát xít Hitler đã lên kế hoạch đầy tham vọng, thậm chí điên rồ khi xây dựng "thủ đô của thế giới" sau khi đánh bại quân Đồng minh trong Thế chiến 2.

hitler-1-1.jpg
Trong 12 năm nắm quyền ở Đức, trùm phát xít Hitler đã vạch ra không ít kế hoạch điên rồ, bao gồm dự định xây dựng "thủ đô của thế giới". Đây là "đứa con tinh thần" được nhà độc tài Đức quốc xã đặt nhiều kỳ vọng nhưng cuối cùng không thể thành hiện thực.
hitler-7-1.jpg
Cụ thể, nhà độc tài Hitler có kế hoạch xây dựng Welthauptstadt Germania - trung tâm của "Đế chế Đức vĩ đại" do y đứng đầu.