Điểm danh các doanh nghiệp đầu cơ, 'xí phần' đất công nghiệp

Tại các khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp thuê đất nhưng không triển khai dự án theo giấy phép mà xí phần, cho thuê lại.

Doanh nghiệp 'xí phần' đất công nghiệp

Hiện nay, tại các khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp thuê đất nhưng không triển khai dự án theo giấy phép mà "xí phần", cho thuê lại. Khi TP. Đà Nẵng có quyết định thu hồi, các doanh nghiệp này chây ì, không chịu bàn giao, ngang nhiên hoạt động trái phép.

Đơn cử, năm 2009 Công ty Cáp điện Việt Á ký hợp đồng thuê 100.717 m2 (trong đó có khoảng hơn 60.000 m2 là diện tích nhà xưởng và khoảng 40.000 m2 là diện tích đất trống chưa triển khai) tại lô K, đường số 6, KCN Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng) để thực hiện dự án đầu tư nhà máy sản xuất các loại dây điện và cáp điện tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Tuy vậy, Công ty này đã không triển khai bất kỳ dự án sản xuất nào trên lô đất thuê trong thời gian dài, sử dụng đất sai mục đích khi cho các doanh nghiệp khác vào thuê trái phép khiến cho cơ quan chức năng gặp khó khăn trong vấn đề quản lý đất đai, ảnh hưởng tới phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Hay tại KCN Hòa Khánh mở rộng, Công ty Ecico cũng thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư gia công sản xuất các sản phẩm ống thép. Tuy nhiên, Ecico không đầu tư nhà máy sản xuất mà cho các doanh nghiệp khác vào thuê trái phép nhà xưởng, kho bãi.

Sau khi bị thu hồi dự án Gia công sản xuất sản phẩm ống thép, Erico tiếp tục bị Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký với cơ quan thuế. Vì vậy, Công ty Ecico không còn là doanh nghiệp có tư cách hoạt động theo quy định của pháp luật, mọi giao dịch và cho thuê tại lô đất trong KCN giữa Ecico với các đối tác là hoàn toàn vi phạm pháp luật và có hành vi lừa đảo. 

Diem danh cac doanh nghiep dau co, 'xi phan' dat cong nghiep

UBND TP. Đà Nẵng cũng giao Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp kiểm tra, rà soát việc cho thuê lại đất trong khu công nghiệp, có biện pháp xử lý đối với các trường hợp đầu cơ đất công nghiệp. Ảnh: Thành Vân.

Mặc dù cả 2 doanh nghiệp này đã bị yêu cầu chấm dứt hoạt động, thu hồi dự án từ năm 2015 nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động trái phép, gây lãng phí nguồn tài nguyên, thất thoát ngân sách cho thành phố. 

Trước đó, tại buổi làm việc với Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu Ban quản lý rà soát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tham mưu đề xuất thành phố kiên quyết xử lý dứt điểm, thu hồi các dự án chậm triển khai.

"Phải cương quyết xử lý những dự án chậm triển khai trong Khu công nghệ cao và các KCN. Việc này phải làm mạnh, thu hồi ngay đối với những dự án, doanh nghiệp chây ì. Không có chuyện đầu tư tài sản công để đắp chiếu, gây lãng phí. Càng không thể có chuyện xí phần đất trong các KCN", Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh. 

Xử lý tình trạng đầu cơ đất công nghiệp

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Phước Sơn vừa ký công văn giao Sở Xây dựng, Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp và các đơn vị liên quan nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khu công nghiệp.

Theo đó, UBND TP. Đà Nẵng giao Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp thành phố thực hiện giám sát, đánh giá các dự án đầu tư trong các Khu công nghiệp, phối hợp với Sở KH&ĐT thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư. 

Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp có nhiệm vụ rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp về phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét tháo gỡ. Cùng đó, theo dõi, quản lý về giá cho thuê lại đất, phí sử dụng hạ tầng trong các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp do tư nhân làm chủ đầu tư.

"Thực hiện các biện pháp hạn chế tình trạng 'găm đất' làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận đất đai trong khu công nghiệp của nhà đầu tư thứ cấp, rà soát đối với khu công nghiệp sau nhiều năm nhưng tỷ lệ lấp đất còn thấp, quỹ đất còn trống nhiều so với quy mô khu công nghiệp. Đồng thời, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp mới phải đánh giá, rà soát kỹ lưỡng để lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm", ông Sơn yêu cầu.  

UBND TP. Đà Nẵng cũng giao Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp kiểm tra, rà soát việc cho thuê lại đất trong khu công nghiệp, có biện pháp xử lý đối với các trường hợp đầu cơ đất công nghiệp.

Cùng với đó, phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư nghiên cứu, rà soát xây dựng và điều chỉnh định hướng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2021 - 2030; có giải pháp thu hút đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. 

Ngoài ra, UBND TP. Đà Nẵng cũng giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát việc sử dụng đất đảm bảo phù hợp mục đích sử dụng đất, không tham mưu chuyển mục đích sử dụng đất của KCN sang mục đích khác khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật...   

Bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận có dấu hiệu khởi sắc

(Vietnamdaily) - Báo cáo của DKRA cho thấy trong 6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản Nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận những tín hiệu khởi sắc về nguồn cung và tình hình tiêu thụ ở hầu hết các phân khúc.

 Nhiều tín hiệu khởi sắc

Cụ thể, phân khúc căn hộ có 5 dự án mở bán, tập trung toàn bộ tại Đà Nẵng, cung cấp ra thị trường khoảng 386 căn, tăng 93% so với cùng kỳ năm 2021 (200 căn). Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới ở mức thấp, chỉ đạt 44% (khoảng 170 căn), tăng 65% so với cùng kỳ năm trước (103 căn). Quảng Nam không ghi nhận nguồn cung mới mở bán, sự khan hiếm này có thể sẽ kéo dài trong 2 - 3 năm tới.

Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng 'dự án treo'

(Vietnamdaily) - Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 4358 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về tình trạng "quy hoạch treo", "dự án treo".

Theo đó, để khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo”, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Xây dựng sửa đổi trong đó có mục tiêu phát huy hiệu quả, giải phóng nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế liên quan đến vấn đề quy hoạch "treo”, dự án "treo” nêu trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường, phối hợp đồng bộ thực hiện.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng: sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng, xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn theo Chương trình xây dựng luật của Quốc hội.

Vietstar Đà Lạt nghiên cứu quy hoạch khu vực 12.300 ha ở Lâm Đồng

(Vietnamdaily) - UBND TP Bảo Lộc vừa có công văn gửi Công ty Cổ phần Vietstar Đà Lạt về việc nghiên cứu khảo sát, tài trợ kinh phí lập ý tưởng quy hoạch tại TP.

UBND TP Bảo Lộc cho biết, ngày 15/6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phát đi Công văn số 4305 về việc chấp thuận chủ trương Công ty Cổ phần Vietstar Đà Lạt JSC đề xuất nghiên cứu khảo sát, tài trợ kinh phí lập ý tưởng quy hoạch tại TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm.

Theo UBND TP Bảo Lộc, dù sắp quá thời gian hoàn thành ý tưởng quy hoạch (dưới 2 tháng), nhưng đến nay UBND TP chưa nhận được đề nghị, liên hệ của doanh nghiệp..