Bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận có dấu hiệu khởi sắc

(Vietnamdaily) - Báo cáo của DKRA cho thấy trong 6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản Nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận những tín hiệu khởi sắc về nguồn cung và tình hình tiêu thụ ở hầu hết các phân khúc.

 Nhiều tín hiệu khởi sắc

Cụ thể, phân khúc căn hộ có 5 dự án mở bán, tập trung toàn bộ tại Đà Nẵng, cung cấp ra thị trường khoảng 386 căn, tăng 93% so với cùng kỳ năm 2021 (200 căn). Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới ở mức thấp, chỉ đạt 44% (khoảng 170 căn), tăng 65% so với cùng kỳ năm trước (103 căn). Quảng Nam không ghi nhận nguồn cung mới mở bán, sự khan hiếm này có thể sẽ kéo dài trong 2 - 3 năm tới.

Phân khúc căn hộ hạng C tiếp tục giữ vị trí chủ đạo, chiếm 60% tổng nguồn cung mới trong kỳ, đa phần là người mua tại Đà Nẵng với nhu cầu ở thực. Mặt bằng giá sơ cấp và thứ cấp duy trì ổn định. Trong giai đoạn này, các chủ đầu tư tiếp tục áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng như: giãn tiến độ thanh toán, ân hạn nợ gốc, hỗ trợ lãi vay,…

Phân khúc nhà phố - biệt thự ghi nhận 7 dự án mở bán trong 6 tháng đầu năm 2022, cung cấp ra thị trường khoảng 656 căn, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước (343 căn). Tỷ lệ tiêu thụ chung trên toàn thị trường đạt khoảng 83% tương đương 542 căn, gấp 2.5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021 (219 căn). Nguồn cung tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng và Quảng Nam.

Những sản phẩm có diện tích nhỏ khoảng từ 85 - 150 m2, với mức giá trung bình khoảng 3.5 - 8.0 tỷ đồng/căn thu hút tốt sự quan tâm của thị trường. Giá bán sơ cấp tăng nhẹ 1.5% so với cùng kỳ, đáng chú ý có dự án tại Quảng Nam ghi nhận mức tăng lên đến 6%, tuy nhiên kèm theo đó là nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khách hàng như chiết khấu, ân hạn nợ gốc,... Giá bán thứ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang và không có nhiều biến động so với cùng kỳ.

Bat dong san Da Nang va vung phu can co dau hieu khoi sac
 

Ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, thị trường đón nhận nguồn cung mới đến từ 3 dự án với khoảng 103 căn, gấp 6.8 lần so với cùng kỳ năm trước (15 căn). Tỷ lệ tiêu thụ đạt 54% (tương đương 56 căn), gấp 28 lần so với 6 tháng đầu năm 2021. Lượng tiêu thụ trong kỳ hầu hết tập trung vào những dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn, uy tín và có giá bán dao động từ 15.0 - 30.0 tỷ đồng/căn. Chi phí đầu vào, lạm phát ngày càng tăng tạo áp lực lên giá bán, do đó giá bán sơ cấp ghi nhận mức tăng từ 8% - 10% so với nửa đầu năm 2021.

Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng, nguồn cung trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận 138 căn mở bán, đến từ giai đoạn tiếp theo của một dự án hiện hữu, gấp đôi năm 2021, chiếm tỷ trọng khoảng 6% trong tổng nguồn cung mới của cả nước. Nguồn cung tập trung chủ yếu ở Quảng Nam, riêng Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế không có nguồn cung mới. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 100% (138 căn), cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tiêu thụ cả năm 2021.

Phân khúc condotel chứng kiến sự gia tăng nguồn cung so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp so với giai đoạn trước năm 2019.

Thị trường Đà Nẵng và vùng phụ cận ghi nhận 177 căn condotel mở bán đến từ 2 dự án. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 24% (43 căn), chủ yếu đến từ một dự án trên đường Võ Nguyên Giáp. Mặt bằng giá bán sơ cấp dao động từ 22.0 - 120.0 triệu đồng/m2 và không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn cung, sức cầu tiếp tục tăng nhưng khó đột biến

Theo dự báo từ DKRA Vietnam, nguồn cung mới của phân khúc đất nền trong 6 tháng cuối năm dao động từ 2,000 - 2,500 nền, tập trung chủ yếu ở quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), thị xã Điện Bàn, TP Hội An (Quảng Nam).

Sức cầu chung toàn thị trường dự báo tăng, tập trung vào các dự án có pháp lý đầy đủ, hạ tầng hoàn thiện và đặc biệt các dự án gần khu vực giáp sông sẽ có lợi thế cạnh tranh. Đà tăng giá sơ cấp có thể chững lại trong 6 tháng cuối năm do những khó khăn chung của thị trường. Thanh khoản thị trường thứ cấp có khả năng được cải thiện trong nửa cuối năm nhưng sẽ khó có sự đột biến.

Bat dong san Da Nang va vung phu can co dau hieu khoi sac-Hinh-2
 

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới dự kiến tăng so với nửa đầu năm 2022 với khoảng 600 - 800 căn, tập trung tại thị trường Đà Nẵng, sự khan hiếm nguồn cung có thể tiếp tục diễn ra ở các thị trường còn lại. Giá bán sơ cấp và thứ cấp duy trì ổn định, không có nhiều biến động. Sức cầu chung toàn thị trường có thể hồi phục, tuy nhiên khó có sự tăng trưởng đột biến trong ngắn hạn.

Nguồn cung mới phân khúc nhà phố/biệt thự duy trì ở mức tương đương 6 tháng đầu năm, dao động khoảng 600 - 700 căn.

 Quảng Nam và Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu nguồn cung, riêng Thừa Thiên Huế khan hiếm nguồn cung mới. Sức cầu thị trường dự kiến tăng và tập trung chủ yếu ở những khu đô thị quy mô lớn, được quy hoạch bài bản và được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào, lãi suất, lạm phát tăng cao tiếp tục gây áp lực lên giá bán sơ cấp. Thị trường thứ cấp không có nhiều biến động và tiếp tục xu hướng đi ngang.

Với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung mới condotel dự báo tăng so với 6 tháng đầu năm, cung cấp ra thị trường khoảng 500 - 600 căn. Dự báo nguồn cung phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng có khoảng 400 - 500 căn được đưa ra thị trường. Trong khi đó, nguồn cung nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng 6 tháng cuối năm duy trì sự khan hiếm.

 Sức cầu chung thị trường có thể tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm nhưng khó có sự gia tăng đột biến. Giá bán sơ cấp tiếp tục xu hướng tăng do áp lực chi phí đầu vào, lạm phát, lãi suất,... Những dự án được quản lý vận hành bởi thương hiệu quốc tế 4 - 5 sao tiếp tục được khách hàng ưu tiên lựa chọn

11 dự án được bán nhà ở hình thành trong tương lai ở Đà Nẵng

Sở Xây dựng Đà Nẵng công bố 11 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê, thuê mua.

Ngày 10/4, Sở Xây dựng Đà Nẵng công bố danh sách các dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê, thuê mua trên địa bàn thành phố.

Chiêu trò tạo sốt đất ảo ở Đà Nẵng

(Vietnamdaily) - Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, thời gian gần đây xuất hiện một số nhóm người chủ ý tạo sốt đất ảo ở huyện Hòa Vang nhằm mục đích trục lợi.

Ngày 7/4, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng phát đi thông tin cảnh báo sốt đất ảo để trục lợi ở vùng nông thôn TP.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, thời gian gần đây, xuất hiện một số nhóm người có chủ ý tạo ra những đợt sốt đất ảo, nhất là địa bàn nông thôn ở các tỉnh, thành cả nước, trong đó có huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng).

Nhiều người mắc kẹt tiền tỷ vì liều ôm bất động sản ven đô

Bất động sản ven đô giảm giá khiến nhiều người mua lo sợ chôn vốn hàng tỷ đồng trong thời gian dài.

Dấu hiệu chững lại

Đầu năm 2022, thấy bất động sản ven đô tăng cao, bà Nguyễn Thị Châu (một nhà đầu tư) gom tiền tiết kiệm và vay thêm người thân để đầu tư. Được một nhân viên môi giới tư vấn, bà Châu tìm mua một mảnh đất ở Hoà Bình với giá 4 tỷ, lô đất rộng khoảng 1000m2, bao gồm đất thổ cư và đất vườn. Chỉ sau vài tháng, lô đất của bà Châu đã được môi giới thông báo có khách trả gần 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà Châu chưa bán, chờ thêm một thời gian để lời cao hơn.

Một thời gian sau đó, giá đất ven đô có dấu hiệu chững lại khi giao dịch không còn nhiều. Bà Châu sốt ruột vì số tiền vay thêm người thân phải trả. Bà như ngồi trên đống lửa khi không có khách nào hỏi thăm. Bà liên hệ với nhân viên môi giới thì đều bị từ chối vì khách hỏi mua không còn nhiều như trước. Trước áp lực tài chính, bà Châu hạ mức lợi nhuận xuống chỉ còn hơn 4,3 tỷ đồng nhưng không có khách chốt.

Tương tự như bà Châu, chị Nguyễn Thị Hường (Ba Đình, Hà Nội) cũng đang lo lắng vì trót ôm một căn liền kề tại một dự án ven đô có giá hơn 6,5 tỷ đồng. Giá bán của chủ đầu tư 5,5 tỷ đồng, nhưng do thị trường ở thời điểm đó đang sốt, giá liền kề này bán ra ngoài thị trường qua sàn đã chênh hơn 1 tỷ đồng. Với số tiền chênh thấp do mối quan hệ, chị Hường bán luôn đã lời mấy trăm triệu đồng.

Chị Hường cố giữ thêm một thời gian chờ mức chênh cao hơn rồi chốt lời. Nhưng sau đó, giá bất động sản khu vực này lên cao quá, chủ đầu tư mở bán thêm nhiều sản phẩm khác khiến cho lô của chị Hường không có khách nào quan tâm. Theo giá thị trường, lô của chị Hường đang có lãi hơn 1 tỷ đồng nhưng để chốt lời không hề dễ dàng. Nếu không bán, chị Hường xác định phải chôn vốn tại đây một thời gian dài.

Anh Nguyễn Văn Tiến (Cầu Giấy, Hà Nội) đang rao bán lô đất 100m2 tại Thạch Thất. Sau một thời gian dài không có khách hỏi, anh đã giảm từ 1,5 tỷ xuống còn 1,2 tỷ đồng.

Năm 2021, anh mua mảnh đất này 1,5 tỷ đồng, đến đầu năm nay có khách trả 1,7 tỷ đồng, nhưng anh không bán. Anh dự tính đất còn lên nữa, nên chờ lãi 500 triệu đồng mới chốt lời.

Anh lo lắng, nếu cơn sốt đất đi qua, khả năng cao anh mắc kẹt tiền tỷ ở đây. “Đất quê mà tăng quá cao nên người dân xung quanh thì khó có thể mua được, còn người thành phố thì không ai về đây ở làm gì”, anh nói.

Trên các hội nhóm, trang rao bán bất động sản xuất hiện hàng loạt rao bán nhà đất với các tiêu đề hấp dẫn như “Cần tiền gấp nên bán lô đất…”, “Cắt lỗ lô đất mặt đường…”, “Bán cắt lỗ gấp đất nền dự án…”,...

Dòng tiền gặp khó

Báo cáo của một số đơn vị nghiên cứu bất động sản cho thấy, giá nhà đã tăng quá cao so với khả năng mua của người dân. Theo CBRE Việt Nam, phân khúc biệt thự liền kề có giá trung bình trên 160 triệu đồng/m2, tăng hơn 50 triệu đồng/m2 so với cùng kỳ năm ngoái. Giá bán thứ cấp cũng ghi nhận mức tăng từ 5 - 17% so với cùng kỳ năm trước. Còn theo nghiên cứu của batdongsan.com.vn, giá rao bán đất thổ cư tăng đồng loạt tại các huyện vùng ven Hà Nội như Chương Mỹ (74%), Quốc Oai (26%), Gia Lâm (21%), Đông Anh (20%),...

Giá đất nền các tỉnh tăng 10 – 20% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt những nơi mặt đường lớn vị trí đẹp, giá tăng từ 30 – 40%. Ở các tỉnh như Bắc Ninh và Bắc Giang, giá đất nền cũng tăng khoảng 20 - 30% so với năm ngoái. Trong quý vừa qua, sản phẩm nhà phố mở bán tại Hưng Yên dao động từ 120 - 160 triệu đồng/m2, shophouse có giá từ 146 - 184 triệu đồng/m2, biệt thự có giá từ 126 - 194 triệu đồng/m2.

Nhieu nguoi mac ket tien ty vi lieu om bat dong san ven do

Nhiều dự án tăng giá nhưng không có khách hỏi mua. Ảnh: Hoàng Hà

Theo báo cáo của Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thanh khoản trên thị trường bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt so với giai đoạn sốt đất nửa cuối năm trước và đầu năm nay. Giai đoạn dòng tiền dễ đã thực sự đi qua, cùng với đó là chính sách kiểm soát tín dụng thận trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có bất động sản.

Giao dịch trên thị trường phần lớn là giới đầu cơ mua bán với nhau nhằm đẩy giá, tạo ra bong bóng và đến một thời điểm nhất định bong bóng sẽ vỡ, lúc đó buộc phải bán rẻ để thu hồi vốn dẫn đến thua lỗ. Việc thanh khoản thị trường chững lại đang tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư cũng như người mua nhà ở thực.

TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS cho rằng, thực trạng “mua dễ, bán khó” đang hiện hữu. Tâm lý thị trường đang xuống thấp, người mua nhà tỏ ra dè dặt nên các dự án khó bán hàng. Hơn nữa, khi nguồn vốn tắc nghẽn sẽ dễ dẫn đến nguy cơ các dự án nhà ở hình thành trong tương lai nói riêng, thị trường bất động sản nói chung rơi vào tình trạng “nằm im, thở khẽ”.

Theo VARS, việc mua nhà để đầu tư, đặc biệt khi sử dụng các đòn bẩy tài chính cần được cân nhắc. Dòng tiền cần chờ đợi những cơ hội thực sự an toàn trong tương lai sau khi cân nhắc kỹ càng những yếu tố vĩ mô.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Bất động sản cho rằng, nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường bất động sản thời điểm này cần có kiến thức, đầu tư giai đoạn này sẽ khó hơn, không phải mua đâu cũng thắng được. Cần xem xét các chỉ số về quy hoạch, chính sách, vốn đầu tư, chỉ số lượng quan tâm, mặt bằng giá...