Đề xuất VKSND tối cao là đầu mối tương trợ tư pháp hình sự

Dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự đề xuất VKSND tối cao là cơ quan Trung ương của Việt Nam trong tương trợ tư pháp về hình sự.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 26/5, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày Tờ trình dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Theo đó, dự thảo Luật quy định 11 hình thức tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài. Bao gồm: Tống đạt văn bản, tài liệu trong tố tụng hình sự; Lấy lời khai trực tiếp, trực tuyến; Thu thập, cung cấp chứng cứ; Khám xét, thu giữ; Áp dụng các biện pháp tố tụng nhằm bảo đảm việc tịch thu, trao trả, xử lý vật chứng, tài sản; Tổ chức cho người ở nước được yêu cầu sang nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ; Tổ chức cho người có thẩm quyền ở nước yêu cầu sang nước được yêu cầu có mặt trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự;

Ngoài ra còn có: Chuyển giao tạm thời người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù ở nước được yêu cầu sang nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ; Chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự; Trao đổi thông tin và Các hình thức tương trợ khác.

Dự thảo Luật cũng quy định VKSND tối cao là cơ quan trung ương của Việt Nam trong tương trợ tư pháp về hình sự.

z61-2247.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng.

Đối với quy định xử lý trường hợp nước ngoài đề nghị Nhà nước Việt Nam đưa ra cam kết không áp dụng hình phạt tử hình hoặc không thi hành hình phạt tử hình để thực hiện yêu cầu tương trợ của Việt Nam, dự thảo Luật quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan trung ương, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để thống nhất việc đưa ra cam kết.

“Trong đó, cơ quan trung ương về tương trợ tư pháp hình sự làm đầu mối trình Chủ tịch nước xem xét quyết định trong từng trường hợp cụ thể; quy định trường hợp Việt Nam yêu cầu nước ngoài cam kết không thi hành hình phạt tử hình để thực hiện yêu cầu tương trợ”, ông Tiến nói.

Thẩm tra nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội (UBPLTP) Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tương trợ tư pháp về hình sự; trên cơ sở tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý điều chỉnh riêng lĩnh vực đặc thù tương trợ tư pháp về hình sự.

Qua đó thể chế hóa chủ trương của Đảng về đẩy mạnh cải cách tư pháp, tăng cường hội nhập quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng; khắc phục những hạn chế, bất cập qua hơn 16 năm thi hành các quy định của Luật hiện hành.

Mặt khác, tiếp tục nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các luật có liên quan trong hệ thống pháp luật; tạo thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế.

UBPLTP cũng cơ bản tán thành việc tiếp tục kế thừa các hình thức tương trợ tư pháp về hình sự tại Luật Tương trợ tư pháp hiện hành và bổ sung các hình thức tương trợ tư pháp khác về hình sự nhằm khắc phục những khó khăn trong quá trình đàm phán các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự cũng như thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp khi có yêu cầu của nước ngoài thời gian qua do Luật hiện hành chưa quy định đầy đủ, cụ thể các hình thức tương trợ tư pháp về hình sự.

Tuy nhiên, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc hình thức tương trợ “chuyển giao tạm thời người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù ở nước được yêu cầu sang nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ”.

Theo ông Tùng, hình thức này có thể xuất phát từ phía Việt Nam yêu cầu hoặc từ phía nước ngoài yêu cầu, tuy nhiên, điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển giao mới chỉ quy định nước ngoài yêu cầu là chưa đầy đủ, đề nghị bổ sung các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục tương ứng với trường hợp phía Việt Nam yêu cầu.

Về quy định xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình, UBPLTP cơ bản tán thành nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thời gian qua khi một số yêu cầu tương trợ tư pháp của Việt Nam bị nước ngoài từ chối do có liên quan đến hình phạt tử hình nhưng Luật Tương trợ tư pháp hiện hành chưa có cơ chế cam kết không áp dụng hình phạt tử hình hoặc không thi hành hình phạt tử hình.

Mặt khác, UBPLTP cũng tán thành quy định về VKSND tối cao là Cơ quan trung ương trong tương trợ tư pháp về hình sự, tiếp tục kế thừa quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự và phù hợp với các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự hiện nay. Tuy nhiên, UBPLTP đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, điều chỉnh nhiệm vụ cụ thể của cơ quan này để bảo đảm phù hợp với vai trò là đầu mối.

Hôm nay, Quốc hội bàn về Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi)

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) và Bộ trưởng Bộ Tài chính phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Theo chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, sáng nay (26/5), Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ trình bày Tờ trình dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật.

vo-tay-1747458379633775607069.jpg

Hôm nay, Quốc hội thẩm tra Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí

Quốc hội sẽ bàn về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Theo chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, sáng 22/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Đồng thời, trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội sẽ trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo các Nghị quyết trên.

Vấn đề công bằng trong tiếp cận nhà ở xã hội

ĐBQH cho rằng, việc “ấn định cứng” trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch mà không cho phép điều chỉnh là rào cản lớn, khiến doanh nghiệp không dám đầu tư.

đề xuất chủ đầu tư được xác định giá bán tạm nhà ở xã hội

Sáng 21/5, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.