Đề xuất quân đội chung khiến Mỹ “lạnh nhạt” với châu Âu?

(Kiến Thức) - Sự kiện Tổng thống Obama từ chối gặp Tổng thư ký NATO ở Washington đã dấy lên quan ngại về căng thẳng giữa Mỹ và các nước đồng minh Châu Âu.

Tổng thư ký mới của NATO Stoltenberg đang ở Washington tuần này, nhưng bất chấp yêu cầu gặp mặt, Nhà Trắng vẫn từ chối. Liệu đây có phải là dấu hiệu của mối quan hệ căng thẳng giữa Tổng thống Obama với các nhà lãnh đạo Châu Âu trước đề xuất quân đội chung của Châu Âu?
De xuat quan doi chung khien My
 Tổng thống Obama từ chối gặp Tổng thư ký NATO vì vấn đề thành lập quân đội chung của các nước đồng minh Châu Âu?
Theo cựu đại diện của Mỹ trong khối NATO, ông Kurt Volker, chính quyền nước này đã tuyên bố chắc nịch rằng, nếu Tổng thư ký NATO tới Washington, Tổng thống Obama sẽ có cuộc gặp với ông ấy. Tuy nhiên, khi ông Stoltenberg thực hiện chuyến công du ba ngày tới Washington thì ông Obama lại không đáp lại lời đề nghị gặp gỡ từ phía Tổng thư ký. Đây là hành động bất ngờ đối với hầu hết Châu Âu.
“Chúng ta đang thực hiện củng cố quốc phòng chung lớn nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc”, ông Stoltenberg phát biểu. Hành động này của nước Mỹ là ví dụ mới nhất về mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh Châu Âu trước đề xuất thành lập một quân đội chung của Châu Âu.
“Tôi nghĩ ý tưởng về chính sách quốc phòng chung của Châu Âu chỉ là một ý tưởng cũ và nó luôn là vấn đề bất đồng giữa Mỹ và khối đồng minh Châu Âu”, ông Mateusz Piskorski, Giám đốc Trung tâm Phân tích Địa chính trị châu Âu cho biết. “Lần cuối chúng tôi nghe về ý tưởng này là vào năm 2003-2004, khi cuộc chiến ở Iraq đang diễn ra”.
Một số chính trị gia từ các nước thành viên chủ chốt trong khối NATO đã thể hiện sự ủng hộ cho quân đội Châu Âu. Một trong số đó là ông Alexander Neu, thành viên chủ chốt đến từ Đức.
“Tôi cho rằng quốc gia chủ chốt sẵn sàng ủng hộ ý tưởng thành lập quân đội Châu Âu là Đức. Sau đó là các quốc gia như Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và Pháp”, ông Piskorski phát biểu.
http://sputniknews.com/us/20150325/1020001617.html

Nga có thể phá hủy kinh tế Mỹ bằng “USD xăng dầu”

Một trong những nhà đầu tư nổi tiếng của Mỹ, ông Jim Sinclair, nhận định Nga có thể làm sụp đổ nền kinh tế Mỹ bằng “đô- la xăng dầu”.

Theo ông Sinclair, sức mạnh của đồng USD dựa trên thỏa thuận giữa Mỹ với Saudi Arabia, rằng tất cả các hợp đồng chuyển giao nhiên liệu đều được thanh toán bằng đồng USD. Hiện tại, Moscow có thể làm sụp đổ “đô-la xăng dầu” này trong nhanh chóng và gây chao đảo chỉ số Dow Jones.
Theo ông Sinclair, các biện pháp trừng phạt hiện tại nhằm vào nước Nga chỉ như cú sút vào chân. Chuyên gia này cho rằng giá trị thật sự trên thế giới ngày nay là "đô-la xăng dầu", nhưng Nga có thể phá hủy giá trị này khi yêu cầu thanh toán bằng đồng euro hay Nhân dân tệ khi các đối tác mua dầu của họ.

Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu-Mỹ chia rẽ vì lệnh trừng phạt Nga

(Kiến Thức) -Châu Âu và Mỹ không đoàn kết như vẻ bề ngoài khi đưa ra những lệnh trừng phạt dành cho Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trong khi chính phủ Mỹ và các đồng minh phương Tây đang thắt chặt lệnh trừng phạt chống lại Nga thì tại cung điện Yusupovsky ở St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc gặp thân mật với cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder.
Bức ảnh chụp lại cái ôm giữa ông Putin và ông Schröder tại bữa tiệc sinh nhật lần thứ 70 của ông Gerhard Schröder đã được đưa lên trang chủ nhiều tờ báo ở châu Âu vào ngày 29/4 và gây cho chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel không ít bối rối.