Đầy tháng cháu, bà nội ở quê lên cho chiếc phong bì dày cộp

Chưa kịp than thở về chiếc phong bì đó thì mẹ đã gọi điện cho chồng tôi. Anh bật loa ngoài tôi nghe thấy hết.

Vợ chồng tôi từng yêu 3 năm rồi chia tay, sau đó lại quay lại sau 2 năm xa nhau rồi yêu thêm 1 năm nữa thì cưới. Đi một vòng chúng tôi lại trở về với nhau vì thấy cả hai là sự lựa chọn tốt nhất. Thế nhưng ngày tôi dẫn chồng về ra mắt, gia đình tôi không đồng ý vì quê anh xa, anh lại không có bố còn mẹ thì già yếu. Mẹ sợ tôi lấy về gia đình đó sẽ khổ, không được giúp đỡ gì. Nhưng tôi cứ quyết bố mẹ đành chiều.
Vì hai đứa không có tiền để dành nhiều, nhà hai bên không có điều kiện nên cưới xong chúng tôi vẫn ở nhà thuê. Hai vợ chồng tôi ở thành phố lập nghiệp, vì muốn tiết kiệm chúng tôi chuyển đến căn phòng trọ rẻ hơn. Cưới về tôi lại bầu bí luôn, sau này sẽ có nhiều khoản phải chi cần tiết kiệm. Lấy chồng nghèo, làm gì cũng phải chắt bóp, tằn tiện nhưng tôi không thấy khổ. Bởi tôi có người chồng tâm lý, chiều vợ và luôn muốn bù đắp cho vợ.
Vợ bầu bí, chồng tôi cứ đi làm về lại vào bếp cơm nước, dọn dẹp. Được chồng chiều là vậy, cứ đến ngày lĩnh lương anh tự động chuyển hết cho tôi số lương của anh nhận được. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi hay yêu cầu chồng điều đó. Tất cả là anh tự nguyện. Chồng tôi có thể rất hào phóng với vợ con, nhưng bản thân anh lại cực kỳ tằn tiện, không chơi bời hoang phí.
Ngày tôi sinh, bà nội bà ngoại cũng lên. Vì tôi sinh thường nên khoẻ, 3 ngày được ra viện về nhà. Hai mẹ muốn đón tôi về quê để chăm nhưng tôi từ chối, tôi muốn ở gần chồng. Mẹ chồng thì già yếu, tôi không thể bắt tội bà thêm được, còn bà ngoại vướng cháu nội nên tôi xin khất. Ở trên này cùng chồng, ngày anh đi làm, tôi tự xoay sở nhưng tính ra cũng chẳng phải làm gì vì trưa chồng tranh thủ về nấu cơm, bế con giúp tôi. Trộm vía con ngoan nên tôi không vất vả gì nhiều.
Day thang chau, ba noi o que len cho chiec phong bi day cop
Đầy tháng cháu, vợ chồng tôi quyết định làm mâm cơm mời ông bà, anh chị 2 bên tới dự. Nhà chồng chỉ có mỗi bà nội, còn nhà ngoại thì tới một đội quân vì mẹ tôi đẻ những 5 đứa. Mâm cơm gia đình vui vẻ, con trai tôi cũng nhận được kha khá quà từ ông bà, các bác. Người mua đồ cho cháu, người thì cho tiền.
Mọi người về hết, vợ chồng tôi mới mang 2 chiếc phong bì của ông bà ra xem. Ông bà ngoại cho cháu 5 triệu, còn chiếc phong bì của bà nội dày lắm. Tôi cứ ngỡ phải 10-15 triệu hoặc hơn. Vậy mà bóc ra tôi lặng người thấy số tiền bên trong. Tất cả đều là tiền lẻ, đồng mệnh giá cao nhất là 100 nghìn đồng, còn lại là 10, 20 nghìn, thậm chí 5 nghìn lẻ cũng có.
Vợ chồng tôi đếm đi đếm lại tất cả được 1 triệu. Chưa kịp than thở thì mẹ gọi điện cho chồng tôi. Anh bật loa ngoài tôi nghe thấy hết: "Đầy tháng cháu mà mẹ lại chẳng có nhiều tiền cho. Đây là số tiền tích góp mẹ bán rau được. Con có bóc phong bì thì lựa lời nói với vợ giúp mẹ nhé. Mẹ sợ con dâu giận!".
Chồng tôi chỉ dạ rồi cúp máy. Tôi nghe mà rưng rưng nước mắt thương mẹ rồi trách mình. Tôi thương mẹ già cả, gần 70 tuổi rồi vẫn ra chợ bán từng mớ rau, con cái không đỡ đần được nhiều để cho mẹ an nhàn tuổi già. Mẹ sống một mình lủi thủi ở quê chắc cũng buồn lắm. Nhưng với điều kiện bây giờ chúng tôi không thể báo hiếu, đón mẹ lên đây ở được.
Chồng hiểu điều tôi nói, anh thở dài trách bản thân vô dụng không lo được cho mẹ, cho vợ con. Tôi chẳng biết tâm sự gì để an ủi chồng ngoài cái ôm, vì có lẽ chúng tôi nghèo vật chất nhưng lại giàu về tình cảm, yêu thương.

Nhà chồng 1 năm 10 đám giỗ, con dâu ngồi im vẫn được khen đảm

"Em thì không được cái khoản nấu ăn nhưng riêng chuyện đối nhân xử thế, em không thua kém ai cả".

Em sinh ra trong gia đình có điều kiện, lại là con một nên nói thật là từ nhỏ đến lớn chẳng phải làm việc gì cả. Nhiều bữa vào bếp phụ mẹ mà chẳng nấu được món nào ra hồn. Những lúc ấy, mẹ em lại chép miệng quan ngại:

“Thế này mà sau làm dâu thì người ta lót lá trả về mất thôi con ạ. Sau nhớ kiếm thằng nào mà có mấy anh em trai ấy, đỡ phải sống chung với bố mẹ chồng. Chứ không thì khổ chết”.

Chẳng hiểu thế nào mà lời mẹ em lại vận vào đúng cuộc đời em luôn. Đến khi yêu và cưới, em lấy đúng vào gia đình có mỗi một cậu con trai. Còn lại thì toàn các bà cô. Đã vậy nhà anh lại còn là dòng trưởng nữa chứ. Tất cả những ngày giỗ chạp hay có việc gì lớn là lại tập trung để tổ chức.

Nha chong 1 nam 10 dam gio, con dau ngoi im van duoc khen dam

Bài chia sẻ (Ảnh chụp màn hình)

Con dâu đẻ được 10 ngày, mẹ chồng bắt dậy tự nấu nướng

Nghe mẹ chồng nói, em tủi quá, nước mắt cứ thế đua nhau chảy. Giờ con lớn, em đỡ vất vả đi nhiều nhưng nghĩ lại vẫn thấy sợ.

Nói thì lại bảo em làm dâu mà hỗn nhưng nói đúng là em không chịu nổi các chị ạ. Trần đời em chưa thấy ai ăn ở bạc bẽo, tính toán với con dâu như mẹ chồng em.

Nói chính xác thì chính mẹ chồng mai mối, dẫn dắt em về nhà bà làm dâu chứ không phải là trước kia em bị bà phản đối, ghét bỏ không cho cưới.