Dấu hiệu bạn là bà mẹ tồi, không biết nuôi con

(Kiến Thức) - Ít ai nghĩ mình là người mẹ tồi tệ, không biết nuôi con dù sự thật đúng là như vậy. Bạn đúng là bà mẹ tồi nếu có dấu hiệu sau.

Dau hieu ban la nguoi me toi te, khong biet nuoi con
 Một người mẹ tồi tệ thường hay la mắng con vì bất cứ việc gì bé làm sai hoặc trái ý. Không thể giữ bình tĩnh, la mắng trẻ quá nhiều không phải là điều tốt.
Dau hieu ban la nguoi me toi te, khong biet nuoi con-Hinh-2
 Nếu bà mẹ nào trót la mắng trẻ, hãy cố gắng lấy lại bình tĩnh và trấn an trẻ. Nếu việc la mắng trẻ trở thành thói quen của bản thân thì mẹ cần tìm cách kiểm soát sự tức giận và căng thẳng của mình, hãy tham gia vào một nhóm hỗ trợ về tâm lý, gặp cố vấn tâm lý hoặc tham gia vào các diễn đàn các bà mẹ trên mạng để học hỏi kinh nghiệm.
Dau hieu ban la nguoi me toi te, khong biet nuoi con-Hinh-3
 Bà mẹ chỉ phó mặc việc chăm sóc con mình cho giúp việc, cho bà nội bà hoặc mà không muốn tự tay chăm sóc con không phải bà mẹ tốt. Việc quá lệ thuộc vào người giúp việc khiến khoảng cách mẹ con ngày càng bị nới rộng, rồi sẽ đến một ngày con quên mất mẹ đẻ của mình và lầm tưởng người giúp việc là mẹ.
Dau hieu ban la nguoi me toi te, khong biet nuoi con-Hinh-4
 Luôn tìm cách dỗ dành con bằng cách hối lộ con món đồ gì đó như đồ ăn, đồ chơi không phải là cách dạy con của một bà mẹ tốt.
Dau hieu ban la nguoi me toi te, khong biet nuoi con-Hinh-5
 Việc bố mẹ thường xuyên dùng những món ngon, món đồ chơi để dụ dỗ trẻ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách sau này của bé sau này.
Dau hieu ban la nguoi me toi te, khong biet nuoi con-Hinh-6
 Đánh thức con dậy để thay tã kể cả khi bé ngủ ngon cũng không phải việc làm mà bà mẹ tốt nên làm.
Dau hieu ban la nguoi me toi te, khong biet nuoi con-Hinh-7
 Bé rất khó chịu khi tè dầm ẩm ướt nhưng nếu bé vẫn ngủ ngon thì việc tè dầm chưa ảnh hưởng đến bé. Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, nếu chỉ vì trẻ tè dầm mà hy sinh giấc ngủ của trẻ thì không đáng. Nếu trẻ tè ướt khó chịu, trẻ sẽ khóc nhắc nhở mẹ thì lúc bấy giờ mẹ mới thay tã.
Dau hieu ban la nguoi me toi te, khong biet nuoi con-Hinh-8
 Bạn sẽ là một bà mẹ tồi nếu chỉ luôn bênh vực con mình. Nhiều mẹ thậm chí còn mù quáng đến nỗi đứng ra bênh vực và chịu mọi trách nhiệm thay con. 
Dau hieu ban la nguoi me toi te, khong biet nuoi con-Hinh-9
Tuy nhiên đôi khi chính sự che chở quá đà của cha mẹ khiến trẻ hình thành nên những thói hư tật xấu. Việc làm đó của mẹ sẽ khiến đứa bé trở thành đứa trẻ khó bảo, ương bướng, cứng đầu, ích kỷ và không bao giờ biết nhận lỗi.

5 vụ nắng nóng gây chết người kinh hoàng nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Trước vụ hàng nghìn người Ấn Độ chết vì nắng nóng, nhân loại đã nhiều lần đối mặt với thảm họa tương tự, thậm chí ở các xứ lạnh.

5 vu chet vi nang nong kinh hoang nhat lich su
Ở Ấn Độ vừa qua, nắng nóng hoành hành khắp vùng Telangana và Andhra Pradesh kể từ giữa tháng 4 khiến cho hơn 1000 người chết vì nắng nóng. Có những hôm, nhiệt độ ở đây lên đến 47 độ C khiến do dân chúng không thể làm gì để dễ chịu hơn.  
5 vu chet vi nang nong kinh hoang nhat lich su-Hinh-2
Các nhà khí tượng học cho biết, đợt nắng nóng kỷ lục kinh hoàng này là do thiếu mưa. Chính phủ chỉ có thể nhắc nhở người dân ra ngoài đội mũ nón, uống nhiều nước và áp dụng các biện pháp khác. Hiện đang rất lo ngại rằng, những bang bị ảnh hưởng tồi tệ nhất có thể sẽ lại phải chịu tình trạng khô hạn trước khi có mưa. 

Tuyệt chiêu ăn quả vải thỏa thích mà không bị nóng

(Kiến Thức) - Nếu bạn không dám ăn quả vải vì sợ nhiệt thì nên biết rằng, việc ăn vải đúng cách sẽ khiến bạn không bị nóng, ngay cả khi dùng hơi nhiều. 

Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong
Vải là loại trái cây phổ biến ở nước ta vào mùa hè. Là trái cây có hương vị đậm đà, thơm ngon, và nhiều tác dụng chữa bệnh nên vải là sự lựa chọn của rất nhiều người. Tuy nhiên, vải là loại quả nóng, nếu không ăn đúng cách sẽ không tốt cho thể. Ăn quá nhiều vải còn có thể gây ra chứng “say vải”, thậm chí bị ngộ độc. Vậy thế nào là ăn vải đúng cách? Ảnh: webphunu 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-2
Ăn vải tươi, lành lặn. Không nên quả vải bị giập nát, sâu đầu. Chỗ bị úng trên quả vải thường phát sinh vi khuẩn gây hại, khiến cơ thể bị nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí tiêu chảy. Ảnh: hoinongdan 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-3
Ăn lúc sáng sớm. Sáng sớm khi sương còn chưa ráo, ăn quả vải được vặt từ trên cây xuống sẽ không bị sinh hỏa. Lí do là lúc này vải được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng giảm đi rất nhiều. Đây là thời điểm quả vải đều ở trạng thái tươi ngon nhất, ăn nhiều cũng không sợ bị nóng. Ảnh: thongtinthoidai 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-4
Ăn lớp màng trắng. Khi ăn nhiều người có thói quen bỏ lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải đi. Tuy vậy, ăn cả lớp màng trắng sẽ không bị sinh hỏa. Dù có vị chát nhưng khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Ảnh: bacsytructuyen 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-5
 Ăn quả vải ở cây phía đông. Người thích ăn vải ngọt thường vặt quả vải ở phía tây. Tuy nhiên, vải “chín nhờ nắng phía tây” bổ nhưng mà nóng. Những người sợ sinh hỏa sẽ thường ăn vải ở phía đông. Quả vải “chín nhờ nắng phía đông” không ngọt sắc nhưng không nóng. Ảnh: vtc
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-6
Ngâm muối. Đem vải đã bóc hết vỏ (không bóc lớp màng trắng) ngâm vào nước muối 30% trước khi ăn khoảng 1 giờ cũng có thể giảm được phần lớn tính hỏa trong quả vải. Hoặc có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, chè đậu xanh trước khi ăn vải. Đây cũng là phương pháp phòng trừ sinh hỏa hiệu quả. Ảnh: thucphamantoan 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-7
Tránh ăn quá nhiều cùng một lúc. Nếu ăn nhiều vải có thể gây nóng, làm rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây ra chứng “say vải” rất khó chịu lưỡi họng đau rát, buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt. Ảnh: suckhoenhi 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-8
 Các chuyên gia khuyến cáo, khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3 - 4 quả 1 lần. Đặc biệt bệnh nhân đái tháo đường phải cẩn trọng khi ăn vải. Ảnh: media