Đầu độc đồng nghiệp tới sống thực vật vì... thích thí nghiệm?

Một tòa án ở Đức đã tuyên phạt một người đàn ông 57 tuổi án tù chung thân vì đầu độc bánh mì sandwich của các đồng nghiệp.

Đài CNN hôm 8-3 đưa tin bị cáo được xác định là Klaus O. Người này đã bỏ kim loại nặng vào đồ ăn của đồng nghiệp tại nhà máy nơi ông ta làm việc ở thị trấn Schloss Holte-Stukenbrock trong nhiều năm.
Hôm 7-3, tòa án ở TP Bielefeld – Đức cho biết bị cáo Klaus O đã phạm tội giết người nên tuyên phạt án tù chung thân.
Các nạn nhân của bị cáo bao gồm 2 người bị tổn thương thận nghiêm trọng và người thứ ba đang trong tình trạng thực vật sau khi hôn mê.
Dau doc dong nghiep toi song thuc vat vi... thich thi nghiem?
Tại phiên xử, Klaus O không đưa ra bình luận nào. Ảnh: CNN
Tại phiên xử, Klaus O không đưa ra bình luận nào. Động cơ gây án của hắn cũng chưa được làm rõ.
Một chuyên gia sức khoẻ tâm thần nói tại toà án rằng bị cáo muốn chứng kiến cách chất độc tác dụng lên các đồng nghiệp như thế nào, tương tự một nhà khoa học tiến hành thử nghiệm trên thỏ.
Trước đó, vào tháng 5-2018, camera an ninh ghi lại được cảnh Klaus O mở hộp đồ ăn trưa của đồng nghiệp rồi bỏ một chất lạ vào chiếc bánh mì sandwich bên trong. Chủ nhân của chiếc bánh lúc phát hiện chất lạ đã báo quản lý và cảnh sát.
Sau khi Klaus O bị bắt, cảnh sát tìm thấy một chai nhỏ chứa chất bột trong túi của hắn. Kết quả xét nghiệm của văn phòng tội phạm khu vực North Rhine-Westphalia cho thấy chất trên bánh mì là chì acetate độc hại, đủ để gây tổn thương nội tạng nghiêm trọng.
Ngoài ra, thủy ngân, chì và cadmium cũng được tìm thấy trong căn hộ của Klaus O ở TP Bielefeld.
Cảnh sát đã mở rộng điều tra sau khi phát hiện thêm 2 trường hợp mắc bệnh khác tại nhà máy nơi bị cáo làm việc. Klaus O bị cáo buộc sản xuất các chất độc hại, bao gồm các hợp chất kim loại nặng, dựa trên những chất được tìm thấy trong căn hộ của hắn.

Sự thật không ngờ về cây sói rừng mọc hoang nhiều ở VN

(Kiến Thức) - Tuy mọc hoang nhiều ở Việt Nam, từ Lạng Sơn, Hoà Bình đến Kon Tum, Lâm Ðồng, nhưng ít ai có thể ngờ rằng cây sói rừng lại rất giàu dược tính và có nhiều công dụng.

Su that khong ngo ve cay soi rung moc hoang nhieu o VN
 Cây sói rừng có tên khoa học là Sarcandra glabra (Thunb) Nakai. Cây còn có nhiều tên gọi khác như cây sói nhẵn, cây cửu tiết trà, cây thảo san hô, cây quan âm trà, cây tiếp cốt mộc... Ảnh: dkn.

Su that khong ngo ve cay soi rung moc hoang nhieu o VN-Hinh-2
 Sói rừng có chiều cao từ 1m - 2m. nhẵn, lá hình bầu dục hay ngọn giáo, hoa nhỏ màu trắng, quả mọng nhỏ, khi chín có màu đỏ rất đẹp. Ảnh: dkn.
Su that khong ngo ve cay soi rung moc hoang nhieu o VN-Hinh-3
 Cây sói rừng ra hoa vào tháng 6-7 và quả chín vào tháng 8-9. Ảnh: hstatic.
Su that khong ngo ve cay soi rung moc hoang nhieu o VN-Hinh-4
 Sói rừng là một loài cây bụi có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Trên thế giới, loài cây này có ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia. Ảnh: trungtamduoclieu.
Su that khong ngo ve cay soi rung moc hoang nhieu o VN-Hinh-5
 Ở Việt Nam, cây sói rừng hoang ở những vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm, từ Lạng Sơn, Hoà Bình đến Kon Tum, Lâm Ðồng. Ảnh: namlimxanh.
Su that khong ngo ve cay soi rung moc hoang nhieu o VN-Hinh-6
 Cây sói rừng thường được trồng để lấy hoa ướp trà. Ảnh: googleusercontent.
Su that khong ngo ve cay soi rung moc hoang nhieu o VN-Hinh-7
Trong khi đó, rễ và lá của cây sói rừng có thể được dùng dưới dạng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc. Ảnh: camnangbenhgut. 

Mời quý vị xem video: 7 cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Nguồn video: Cuộc sống hạnh phúc

Sóc Marmota háo hức học mót nghề của nhiếp ảnh gia

(Kiến Thức) - Con sóc Marmota giống như đang dùng hành động để chứng minh, nó không chỉ có thể đứng trước máy ảnh bị người chụp, nó cũng có thể đứng sau máy ảnh, chụp lại con người.

Mới đây, tại công viên quốc gia Grossglockner, Áo, một con sóc Marmota đã lợi dụng lúc nhiếp ảnh gia Sven-Erik Arndt không chú ý, tiến đến gần máy ảnh với sự tò mò, hiếu kỳ tràn đầy, tạo nên cảnh tượng hài hước, thú vị. 
Soc Marmota hao huc hoc mot nghe cua nhiep anh gia