Dấu chân

Con đường lên tới đỉnh đồi tuy còn xa, nhưng nếu đi với bước chân vững vàng, đi với cái tâm yên ổn, thì đường xa đâu còn quan trọng nữa...

Thằng bé nói: “Chị ơi! Em không thể leo lên ngọn đồi này. Chắc em phải ở lại dưới chân ngọn đồi này suốt đời, thật là quá tệ!”
Chị nó bảo: “Thật tội nghiệp! Nhưng em xem này, chị tìm ra một trò chơi vui lắm! Em hãy bước đi và em thấy dấu chân của em in trên mặt đất. Đây này, dấu chân của chị đây này. Cứ vậy mà làm đi em. Nào, giờ hãy cố lên, em sẽ thấy mình làm được ngay thôi”.
Thằng bé bắt đầu bước và nó reo lên: “A được rồi, chị ơi!” Thấy chưa! Chị nó nói: ”Cứ trông chị mà cố nữa lên. Chị nặng hơn nên bước chân chị sâu hơn. Có thế thôi em ạ, cố nữa lên!”
Giờ bước chân em cũng mạnh hơn rồi! Thằng bé la lên: “Nhìn này, chị! Một bước, một bước, một bước, chúng cũng sâu như chị”.
Ảnh bước chân trên cát (minh họa).
 Ảnh bước chân trên cát (minh họa).
Chị nó bảo: “Vậy thì tốt quá, giờ thì đến lượt chị nha. Trông chị này!”
Hai chị em tiếp tục bước từng bước một, cùng so sánh bước chân của nhau, rồi cười vang. chốc chốc thằng bé lại nhìn lên:
Chị ơi, đến chừng nào chúng ta mới tới được đỉnh đồi?
Chị nó bảo: “Tới ngay bây giờ em ạ!”
(Kể theo Laura E.Richards)
Bài học đạo lý
Con chim non khi đủ lông đủ cánh thì phải học bay, học kiếm ăn. Đứng trên tổ, chim non dang đôi cánh yếu mềm nhìn ra bầu trời cao rộng, nếu không được chim bố mẹ huấn luyện cho thì làm sao chim non có thể chập chững tung bay những bước đầu tiên vào cuộc đời. Khởi đầu cho cuộc sống tự lập về sau.
Em bé trong câu chuyện không khác chi chú chim non. Em bé cũng phải trải qua cái cảm giác lo âu khi lần đầu tiên muốn leo lên ngọn đồi cao để khám phá thế giới rộng lớn đang chào đón bé phía trước. Bé chưa có đủ tự tin vào khả năng của mình, bé cũng đang rất cần sự giúp đỡ của chị dìu dắt bé đặt những dấu chân đầu tiên của bé in trên con đường dốc.
Đối với em bé, để vượt qua con đường dốc leo lên đỉnh đồi, rất là khó! Đỉnh đồi là cái đích mà em bé ao ước đặt chân đến, cho nên trong mỗi bước chân của bé đều mang một tâm trạng nôn nóng bất an. Chị đã hiểu được điều đó, cho nên chị đã bày ra một trò chơi rất hay: in từng dấu chân trên đường. Mỗi bước chân sẽ in một dấu chân trên đường như ghi một dấu ấn hạnh phúc. Mỗi bước chân là đã về đã tới, không còn nôn nóng, không còn mong cầu, vì mỗi bước chân là một cái đích đến. Hai chị em đều sống thật sâu sắc trong hạnh phúc khi thấy một dấu chân, một dấu chân, rồi từng dấu chân mình in trên con đường thật đẹp.
Con đường lên tới đỉnh đồi tuy còn xa, nhưng nếu đi với bước chân vững vàng, đi với cái tâm yên ổn, thì đường xa đâu còn quan trọng nữa, như những bước thong dong chẳng quản ngại đường xa..
Chị dắt tay em lên ngọn đồi sim tím buổi chiều có nắng vàng. Chị ngã em nâng, em ngã chị nâng. Chị em lúc nào cũng giúp đỡ nhau. Lần đầu tiên chỉ đơn giản giúp nhau leo lên ngọn đồi. Sau này sẽ giúp nhau vượt qua những khó khăn trên đường đời.
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3 năm 2014

Nghĩ về lòng từ bi với loài vật

Con người với trí thông minh vượt trội, lại có quá nhiều người sống dựa vào bản năng nên nhân tâm tụt dốc thảm hại.

Nhà tôi có một căn gác nhỏ, trên lợp fibro nên rất nóng, dành để đựng đồ vật không thường dùng. Lần tôi lên đó tìm cuốn sách cũ. Ngạc nhiên tột độ. Một cái ổ nhỏ xinh nằm ngay ở thành cửa sổ, và hai chú chuột nằm gọn trong đó ngủ ngon lành. Tôi lặng đi, không muốn nhúc nhích, sợ chúng sẽ thức giấc vụt chạy. Lũ chuột thính tai thế mà không hay tôi đang đứng bên và có thể dùng thứ gì đó kết liễu cuộc sống của chúng. Tôi xuống kể lại câu chuyện này với người nhà, gọi chúng là đôi vợ chồng. Bẵng đi thời gian lâu, tôi lên lại căn gác và quên luôn chuyện này, đến nay cái ổ cũng biến đâu mất. Tôi không hề làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng, thật lạ là trong nhà chuột không sinh sôi thêm, không thấy phá phách gì.

Tết Đoan ngọ

Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Đặc biệt Tết Đoan ngọ năm nay năm Giáp Ngọ, tháng Canh Ngọ, vào giờ ngọ, 12 năm mới gặp lại một ngày này.

Tết Đoan ngọ là một ngày Tết truyền thống của một số nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn quốc, Triều Tiên Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h sáng tới 13h trưa. Ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là “Tết giết sâu bọ.”

“Vùng đất mang dấu chân Phật”

Từng là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á với tên gọi Burma, nhưng Myanmar chìm vào lãng quên như một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới gần nửa thập kỷ.

Với hơn 3.000 ngôi đền, tháp và chùa được xây dựng từ thế kỷ 11 (kỷ nguyên Bagan) trên vùng đất chỉ rộng 40km2, Bagan cổ được xem là thánh tích của Phật giáo Myanmar.
Với hơn 3.000 ngôi đền, tháp và chùa được xây dựng từ thế kỷ 11 (kỷ nguyên Bagan) trên vùng đất chỉ rộng 40km2, Bagan cổ được xem là thánh tích của Phật giáo Myanmar.
Chỉ khi quốc gia này mở cửa từ vài năm qua, lữ khách bàng hoàng nhận ra Myanmar vẫn còn nguyên vẹn hoang sơ như ngày xưa, khi người ta đặt cho nó cái tên “vùng đất bất tử”, “vùng đất vàng”, “vùng đất mang dấu chân Phật”...