![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Áp bàn tay thô ráp đầy những vết chai lên bụng em, anh dịu dàng lắng nghe cử động đầu tiên của con. Nhìn ánh mắt anh đong đầy hạnh phúc, em rơm rớm nước mắt.
Mới đó mà đã sáu năm, khoảng thời gian không phải dài với một đời người nhưng với tình yêu của vợ chồng mình thì không phải là ngắn. Chừng ấy năm, em cảm nhận được bao yêu thương từ anh. Chúng mình đã cùng nhau trải qua nhiều biến cố cách trở để rồi được bên nhau mãi mãi. Nhớ lại những giây phút đầu tiên, em thầm cảm ơn ông trời đã cho em gặp anh để biết thế nào là một tình yêu thật sự…
Mình gặp nhau trên chuyến tàu Bắc – Nam định mệnh, khi em trở lại thành phố cho kịp kỳ thực tập đầu tiên, còn anh sắp sửa xa quê hương đến một miền đất mới. Nhìn ánh mắt anh buồn xa xăm, em lấy hết dũng khí để bắt chuyện. Nhận ra đồng hương, câu chuyện rôm rả của mình cứ thế kéo dài suốt cuộc hành trình. Anh bảo, chẳng ai muốn đi xa cả nhưng vì mưu sinh nên đành chấp nhận. Gia đình anh đông con, anh không được học hành đến nơi đến chốn, đi xuất khẩu lao động như một lối thoát cho anh lúc này. Anh còn động viên em gắng học, có được tấm bằng tốt nghiệp mới thấy được tương lai.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Hai tuần trôi qua, anh gọi điện về báo cho em số điện thoại và địa chỉ nơi anh đến. Những cuộc điện thoại đường dài, những lá thư tay cùng những lần chat qua yahoo khiến mình gần nhau hơn. Dù vậy, anh chưa một lần nói lời yêu mà chỉ bâng quơ rằng: “Cho anh một cơ hội khi anh quay về”. Sau này em mới biết, sự chênh lệch học hành giữa hai đứa mình khiến anh ngại. Anh muốn tích lũy một số vốn để về nước lập nghiệp, có sự nghiệp rồi anh mới dám nghĩ đến chuyện ngỏ lời.
Nhưng dự định không thực hiện được, anh phải trở về nước trước thời hạn hai năm vì công ty phá sản, số tiền kiếm được chỉ đủ trang trải chi phí trước khi đi. Mình tưởng chừng đã xa nhau khi anh dùng dằng không dứt khoát còn gia đình em phản đối quyết liệt. Anh về hơn một năm mà vẫn thất nghiệp, em tốt nghiệp ra trường cũng không tìm được việc làm. Tương lai của hai đứa mù mịt không lối đi nhưng khoảng thời gian ấy làm em hiểu và thương anh hơn. Dù anh không có bằng cấp nhưng anh đủ từng trải và kinh nghiệm sống để che chở cho em. Nhìn em chán nản ưu phiền, anh cười tếu táo bảo: “Em lo gì, cùng lắm, anh đi phụ hồ cũng đủ nuôi hai đứa mà”.
Anh bươn chải rất nhiều nghề, từ chở hàng thuê đến đốt than, làm bánh. Sau hai năm, anh dành dụm được một số vốn, học thêm nghề sửa điện thoại và mở cửa hàng riêng. Trong khi em vẫn ở nhà chờ việc, tấm bằng tốt nghiệp cất sâu dưới đáy tủ. Bố mẹ em thấy được ý chí nghị lực của anh nên chuyển từ phản đối sang ủng hộ. Một đám cưới nhỏ được tổ chức sau khi anh xin cho em vào làm kế toán ở một xí nghiệp nhỏ…
Cuộc sống hiện tại của vợ chồng mình còn nhiều khó khăn nhưng đong đầy hạnh phúc. Cả anh và em đang chờ đợi từng ngày để đón con yêu chào đời. Quả là, đời không như mơ nhưng mình đã yêu nhau như thế…!
Vợ chồng tôi vẫn đi về một nhà, vẫn ăn cùng mâm, ngủ cùng giường nhưng tôi chưa bao giờ nhận được chia sẻ từ chồng. Nhiều lúc tôi nghĩ, có lẽ do mình dại dột ngay từ ngày mới cưới không có sự phân chia trách nhiệm nên anh đã quen để tôi một mình lo lắng tiền chi tiêu trong gia đình.
Chưa bao giờ anh tự giác đưa tiền lương cho tôi, ngay cả khi tôi đã sinh con, nếu tôi hỏi anh chỉ đưa cho có 1-2 triệu đồng, có khi không đưa. Dù tôi biết, thu nhập của anh nhiều hơn tôi. Nhiều lần tôi nhỏ- to tâm sự về những khoản chi tiêu trong nhà anh im lặng nhưng cũng không thay đổi. Trong khi chúng tôi ở chung cư, chỉ tính tiền phí chung cư, tiền gửi xe, tiền điện, tiền nước, tiền sữa cho con đã ngót 4 triệu đồng… Ngay cả khi gia đình có giỗ chạp, đình đám hai bên nội ngoại chồng vẫn cứ vô tư không hề chia sẻ coi đó là việc tôi phải lo. Hỏi đến tiền thì không bao giờ đưa quá 2 triệu đồng.
Nhiều đêm mất ngủ vì lo nghĩ làm sao để không hụt chi với số lương ít ỏi của mình nhưng bên cạnh chồng vẫn vô tư ngáy. Chuyện tiền nong là thế đến tình cảm tôi cũng rơi vào cảnh thiếu thốn đến vật vã. Ở nhà anh ấy ít nói, ít cười, chỉ chăm chú vào máy tính hoặc phim chưởng. Hiếm khi anh có những cử chỉ lãng mạn, còn muốn được tặng hoa, tặng quà trong ngày lễ tôi chỉ có nằm mơ.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nhiều lúc, tôi chỉ mong mỗi đêm nằm bên chồng, thay vì cứng đờ như khúc gỗ, hai tay khoanh trước ngực, anh hãy ôm tôi vào lòng, để tôi gối đầu lên cánh tay anh, cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương của anh.
Đã có không ít lần, trong đầu tôi hình thành ý nghĩ giải thoát mình ra khỏi anh ấy. Tôi vào phòng ngủ đóng chặt cửa, nghĩ đến những kỷ niệm tình đầu đẹp đẽ, người ấy biết nói những lời có cánh, biết yêu hết mình, biết mở rộng vòng tay khi tôi muốn sà vào lòng.
Tôi là người đàn bà “thiếu thốn” đủ thứ mặc dù chồng lúc nào cũng ở bên. “Thiếu thốn” dẫn đến sự thèm khát và ham muốn được thỏa lòng, được giải thoát. Một lần tôi lên facebook chém gió giải sầu, Hoàng Sơn- người đàn ông đã ly hôn chủ động chát cùng tôi. Tôi sớm bước vào cuộc tình vội vã với Sơn dù chỉ quen qua mạng. Khi chưa gặp nhau nhưng qua mạng chúng tôi đã rất thoải mái tâm sự những chuyện thầm kín riêng tư. Tôi thấy thoải mái khi tâm sự với Sơn, để rồi cái lần đầu tiên gặp nhau, món quà Sơn tặng cho tôi lại là những cử chỉ cực lãng mạn khó cưỡng, bó hoa lan tuyệt đẹp, lời thì thầm tôi thích và một nụ hôn khó quên tại một quán cafe vườn.
Sau lần đó, tôi thấy nhớ Sơn vô cùng. Gần đây, tôi chủ động liên lạc và gặp Sơn nhiều hơn, không kể ngày thường hay ngày nghỉ chỉ cần có cơ hội là tôi và Sơn gặp nhau. Tôi biết mình sai khi hẹn hò cùng Sơn, nhưng tôi thấy nếu không có Sơn có lẽ một ngày nào đó tôi sẽ chết vì kiệt sức khi luôn phải tự lo kinh tế, đau khổ với sự vô tâm, ích kỷ, keo kiệt và không cảm nhận được tình yêu thương của chồng.
Nhưng tiếp tục đến với Sơn tôi cũng đau khổ không kém bởi cảm giác tội lỗi của mình, tôi phải làm sao để có cuộc sống thanh thản đây?
Yêu nhau được hơn một năm thì chúng tôi quyết định cưới. Một năm yêu nhau chưa đủ thời gian để tôi hiểu hết về anh, những lúc đi chơi, ăn uống, mua sắm anh đều tỏ ra ga lăng, tôi cảm mến anh cũng bởi vẻ phóng khoáng ấy. Không phải yêu nhau vì vật chất, nhưng đàn ông con trai thì nên như vậy.
Đến khi lấy nhau về tôi mới biết anh chỉ phóng khoáng bên ngoài thôi, về nhà anh là con người ki bo, hay tính toán. Đối với con trai anh cũng vậy, hễ thằng bé ngửa tay xin anh tiền học, tiền sách bút… là anh lại càu nhàu, và không bao giờ đưa đủ số tiền con cái cần.
Đặc biệt là trong chuyện chi tiêu sinh hoạt, cơm thì anh muốn ăn ngon, nào là thịt là cá nhưng tiền thì anh đưa chỉ đủ mua rau. Cuối tháng lĩnh lương vợ con không ai biết đến đồng ngắn mặt dài nào của anh. Hỏi thì anh lại bảo vừa rồi gặp bạn mời bạn đi uống bia, bạn bè lâu ngày không gặp nên anh mời.
Được ngày nghỉ, muốn đi chơi họ hàng nội ngoại, hay nghỉ ngơi lấy sức thì anh lại lôi kéo bạn bè về nhà tụ tập, ăn uống. Một hai lần như vậy thì không sao, nhưng đây dòng dã tuần nào cũng vậy. Lần nào tôi cũng phải tất bật cơm nước, bia bọt rồi dọn dẹp “chiến trường”.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Làm to chuyện, cãi vã nhau cũng phỏng có ích gì, chỉ khổ con cái, lại ảnh hưởng đến việc học tập con. Nhiều lần góp ý với anh thì anh gạt phăng đi rồi càu nhàu “vợ với chả con, sống không có bạn bè gì cả. Nếu em không thích bạn anh đến nhà thì lần sau bọn anh ra quán, đến lúc ấy đừng có hét toáng lên là chồng đi bia ôm”.
Vậy là tôi phải ngậm đắng nuốt cay chiều chồng. Chồng gì mà ở nhà thì ki bo với vợ con từng đồng, ra đường lại phóng khoáng với bạn bè đến nhẵn cả túi.