Đào được loài khủng long khổng lồ chưa từng thấy trên thế giới

Một loài khủng long hoàn toàn mới được đặt tên là Meraxes gigas, nặng hơn 4 tấn, đã lộ diện ở Hệ tầng Huincul ở Las Campanas Canyon, tỉnh Neuquén - Argentina.

Nhóm nghiên cứu đa quốc gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Juan Canale từ Bảo tàng Cổ sinh vật học Ernesto Bachmann và Trường ĐH Quốc gia Río Negro (Argentina) cho biết dựa trên hộp sọ gần như hoàn chỉnh và một phần bộ xương, họ đã xác định dược loài khủng long mới thuộc về họ Carcharodontosauridae, thuộc nhóm "khủng long chân thú".
Theo Sci-News, Meraxes gigas có vẻ ngoài khá giống T-rex - thành viên nổi tiếng nhất của nhóm khủng long chân thú - với cặp chân sau khỏe mạnh, 2 chi trước teo nhỏ và chiếc đầu lớn mang bộ răng đáng sợ.
Dao duoc loai khung long khong lo chua tung thay tren the gioi
 Meraxes gigas - Ảnh đồ họa từ Carlos Papolio, thành viên nhóm nghiên cứu.
Kết quả giám định niên đại cho thấy nó đã 94 triệu tuổi, tức sống vào kỷ Phấn Trắng. Con khủng long có kích thước vĩ đại với phần thân dài 11 mét, nặng 4 tấn khi còn sống và là một khủng long ăn thịt dũng mãnh.
Theo tiến sĩ Canale, "cánh tay" teo nhỏ của loài này có thể là công cụ hỗ trợ hành vi sinh sản, ví dụ như ôm con cái trong khi giao phối và hỗ trợ chúng đứng dậy khi bị ngã,
Bộ xương Meraxes gigas là một trong những mẫu vật Carcharodontosauridae hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy ở Nam Bán cầu.
"Điều thú vị là chúng có sơ đồ cơ thể giống với các khủng long bạo chúa như T-rex. Nhưng chúng không đặc biệt liên quan với T-rex. Chúng đến từ các nhánh rất khác nhau của cây gia đình khủng long ăn thịt" - giáo sư Peter Makovicky từ Trường ĐH Minnesota (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Đây là 1 trong 3 loài khủng long chân thú ăn thịt phát triển với cấu trúc cơ thể gần giống nhau, cho thấy dường như hình thù đó mang đến những lợi thế đặc biệt - bao gồm "cánh tay" teo nhỏ buồn cười và khiến giới khoa học tranh cãi nảy lửa.
Hóa thạch này là một phát hiện rất quý giá của ngành cổ sinh vật học, vì họ khủng long Carcharodontosauridae đã gây tò mò khi các bằng chứng về các loài khác thuộc họ này trước đó cho thấy chúng tiến hóa nhanh đến kinh ngạc, rồi đột ngột biến mất khỏi hồ sơ hóa thạch cũng rất nhanh.

Nhân bản thành công chuột đông lạnh, quái vật tiền sử sắp hồi sinh?

Chỉ từ tế bào da đông lạnh, các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra những con chuột nhân bản khỏe mạnh đầu tiên. Điều này mở ra hy vọng hồi sinh những động vật từ thời tiền sử.

Nhan ban thanh cong chuot dong lanh, quai vat tien su sap hoi sinh?
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi chuyên gia Teruhiko Wakayama cùng đồng nghiệp tại Đại học Yamanashi sử dụng các tế bào soma đông khô của động vật để cung cấp vật liệu di truyền cần thiết cho việc nhân bản.

Những cơn mưa kỳ dị nhất quả đất, đến chuyên gia cũng "rối não"

Những cơn mưa giun, mưa nhện, mưa rắn, thậm chí là mưa máu... xuất hiện không chỉ một lần, gây bối rối cho giới khoa học suốt nhiều năm qua.

Nhung con mua ky di nhat qua dat, den chuyen gia cung

Mưa dơi. Vào tháng 1 năm 2018, ở vùng Campbelltown (Úc) đã xảy ra một trận mưa dơi kỳ lạ. Hàng trăm con dơi đã rơi lộp độp xuống mặt đất như một trận mưa rào khiến mọi người kinh hãi. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của trận mưa là do nhiệt độ thời điểm đó tăng quá cao, lên tới 44,4 độ C. Trong khi đó, dơi chỉ có thể chịu được mức nhiệt khoảng 30 độ C. Những con dơi rơi xuống là do bị sốc nhiệt và chết. Ảnh: Live Science.