![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Khi chúng ta quyết định kết hôn là đồng nghĩa với việc tự nguyện chung sống với ai đó suốt phần đời còn lại của mình. Nhưng, như thế không có nghĩa là lúc nào cũng phải bên nhau.
Nếu cả hai vợ chồng đều hiểu được nhu cầu cần có những giây phút ở một mình, chắc chắn họ sẽ không có cảm giác bị tổn thương khi người kia từ chối tiếp xúc. Một người đàn ông tâm sự: “Có khi về đến nhà sau những cuộc họp tranh luận căng thẳng ở cơ quan, tôi khao khát có được một khoảng thời gian và không gian riêng cho mình. Chỉ một chút thôi cũng đủ làm tiêu tan những căng thẳng trong ngày, sau đó chắc chắn tôi sẽ cư xử dịu dàng hơn với vợ”.
Các nhà tâm lý cho rằng, nhu cầu được có một khoảng thời gian cho riêng mình là nhu cầu có thật của đàn ông nói riêng và con người nói chung; nhất là khi họ trở về nhà sau một ngày vật lộn với bao nhiêu vụ việc đâu phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nếu vừa về đến nhà, đàn ông đã phải làm ngay một việc gì đó hoặc phải nói chuyện ngay, họ sẽ mang cả tâm trạng bực dọc đó vào lời nói của mình, vô tình làm cho quan hệ vợ chồng xấu đi.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Có hai con đường hoàn thiện bản thân:
Một là, sống chung và chịu ảnh hưởng của người khác.
Hai là, tách ra và tự hoàn thiện chính mình.
Spielberg khuyên: “Trong một số thời khắc nào đó của cuộc đời, bạn nên có những giây phút tĩnh lặng, cắt hết mọi quan hệ với người khác. Ngay trong cuộc sống gia đình hàng ngày, nếu lúc nào vợ chồng cũng cặp kè bên nhau sẽ làm cho hai bên phủ nhận nhu cầu tâm lý của nhau. Tách rời nhau ra, họ có cơ hội thăm dò chính mình, phát hiện giá trị bản thân. Nếu bạn không có thời gian đó, bạn sẽ không bao giờ hiểu được chính bạn”.
Vợ chồng giáo sư tâm lý học Richars White đã thử dùng phương pháp tạo ra những khoảng thời gian ở một mình một cách độc đáo. Vì công việc của giáo sư phần lớn làm ở nhà và liên quan đến những lý luận trừu tượng nên ông có nhu cầu tư duy một mình. Ông quy định khi nào đang suy nghĩ một vấn đề không muốn bị vợ làm gián đoạn, ông sẽ đội lên đầu một chiếc mũ nồi đen. Đó là tín hiệu: “Tôi đang suy nghĩ, lúc này hãy để tôi yên”. Vợ giáo sư cũng phát tín hiệu muốn ở một mình bằng cách quàng cái khăn màu tím. Nhờ cách đó, hai ông bà không bao giờ làm phiền nhau, luôn tôn trọng nhau và đã sống với nhau rất dễ chịu.
Vợ chồng anh Hưng, sống ở khu bờ hồ Tây Hà Nội. Cả hai đều thích tập thể dục vào buổi sáng nhưng anh Hưng thích đạp xe quanh hồ, trong khi chị Quyên - vợ anh, lại thích đi bộ. Lúc đầu chị phản đối việc chồng đạp xe, để chị đi bộ một mình. Sau anh phải nói thật là đạp xe một mình có cái thú của nó. Có lúc anh dừng xe bên ghế đá, ngồi ngắm mặt trời lên. Có lúc thả hồn phiêu du cho xe từ từ lăn bánh. Cuộc thể dục trở thành liệu pháp thư giãn tâm hồn. Chị Quyên cũng tìm được mấy người bạn gái đi cùng, vừa thể dục vừa trò chuyện vui vẻ. Hai người trở về ăn sáng cùng nhau, có bao nhiêu chuyện để nói. Thế mới biết, tách nhau ra một lúc không thiệt hại gì mà còn khiến cho cả hai cùng hài lòng.
Theo các nghiên cứu tâm lý hôn nhân, khi người đàn ông cần khoảng thời gian tách rời vợ, ngay cả sự quan tâm săn sóc chân tình cũng không có tác dụng gì mà trái lại, có thể làm cho nhau khó chịu. Nếu bạn ngại nói: “Xin đừng quấy rầy tôi” vì sợ làm tổn thương người bạn đời thì có thể quy định một tín hiệu phi ngôn ngữ. Người vợ nhạy cảm là người chỉ cần lướt qua ánh mắt chồng đã biết lúc nào anh ta không muốn nói chuyện, lúc nào có nhu cầu chia sẻ, gần gũi. Đến mức ấy mới là vợ chồng thực sự hiểu nhau và rất dễ sống bên nhau. Ở một mình không nhất thiết là phải mỗi người một phòng. Thực ra, vợ chồng cùng trong căn phòng nhưng nếu tôn trọng nhau vẫn có thể không làm phiền nhau. Có những người đàn ông hay bỏ đi ra khỏi nhà, đến một nơi nào đó, chẳng phải họ giận vợ hay muốn đi tìm “của lạ” mà có khi chỉ vì nhu cầu muốn ở một mình một lúc. Nếu chúng ta hiểu đó là nhu cầu cần thiết và chính đáng của mỗi người, chúng ta sẽ không cảm thấy bị xúc phạm khi người kia từ chối thân mật. Sự “xa cách” trong khoảnh khắc như vậy không bao giờ làm tình yêu suy giảm mà giống như những liều thuốc “tăng lực” làm cho tình cảm mặn nồng hơn.
Tôi biết có những anh, vợ đi đâu một ngày là tranh thủ gọi điện rủ bạn đến nhà chơi. Họ thích ngồi uống cà phê, nghe nhạc, xem phim cùng bạn bè hoặc đọc cho nhau nghe bài thơ mới làm, những thứ mà vợ chưa chắc đã thích, nhất là thơ tình thì thế nào chẳng có “em - anh”, vợ nghe thấy lại khó chịu hoặc làm cụt hứng. Tiếc là không phải người vợ nào cũng hiểu điều đó, cứ tưởng chồng muốn xa lánh mình hoặc không yêu, không quan tâm đến mình nữa, nên giận dỗi, nghi ngờ, ghen tuông vô cớ.
Điều trớ trêu là, đôi khi vào thời điểm mà sự thân mật giữa hai người đạt đến đỉnh cao thì trong người đàn ông, tiếng gọi độc lập lại vang lên. Điều này có khi làm chị em bối rối, chẳng hiểu mình đã làm gì khiến người-đàn-ông-của-mình lảng tránh. Họ đâu biết rằng chính anh ta cũng không chủ ý làm vậy. Nếu người vợ hiểu điều đó và chủ động tạo ra khoảng cách cần thiết, đồng thời dành thời gian cho riêng mình để đi mua sắm, đi làm đẹp, trò chuyện với bạn gái mà không cần có chồng đi kèm. Thế là sợi dây tình cảm của chồng được co vào, dãn ra nhịp nhàng. Tự nhiên, họ thấy chồng tươi tỉnh hơn, gắn bó với vợ hơn và nói chung là anh ta trở nên đáng yêu hơn nhiều.
Vợ chồng tôi chung sống với nhau hạnh phúc được hơn mười năm, chúng tôi có một cháu trai 7 tuổi. Nhưng do chồng tôi có tính lăng nhăng. Ba lần tôi phải đem quân đi đánh ghen. Có lần bụng mang dạ chửa, tôi một mình trong đêm tối chạy xe theo chồng để bắt quả tang anh ấy vào nhà nghỉ với một người phụ nữ già hơn anh ấy cả chục tuổi. Nhiều lần tôi góp ý, nặng có, nhẹ có, nhưng anh ấy chỉ hứa hẹn, rồi lại đâu vào đấy. Tôi không thể chấp nhận sống trong hoàn cảnh có chồng suốt ngày đi hoang như vậy, nên đã ly dị.
Chia tay xong, tôi rơi vào tình cảnh cô đơn, tuyệt vọng hơn. Thế là 2 năm sau ngày chia tay, chồng tôi đã có vợ, còn tôi vẫn chịu cảnh đơn chiếc. Thấy tôi chưa lấy ai, chồng tôi thường xuyên đưa con về thăm tôi vào những ngày nghỉ. Có lần anh ấy đề nghị tôi nối lại tình cảm, anh ấy hứa sẽ có trách nhiệm với tôi đến cuối đời. Tôi đã cảm động và nghĩ nhiều đến lời đề nghị ấy, tuy nhiên vì lòng tự ái, tôi chưa chấp nhận.
Tôi chỉ sợ những khi cô đơn, tôi sẽ mềm lòng. Tôi muốn biết có nhiều đôi chia tay nhau rồi lại nối lại tình xưa không và những đôi như vậy có hạnh phúc được hay không? Tôi có nên chấp nhận lời đề nghị của chồng tôi không? Làm như vậy có ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình anh ấy không? Rất mong các chuyên gia chia sẻ với tôi tình cảnh này.
Ảnh minh họa.
Có thể chồng cũ của chị thấy hoàn cảnh cô đơn của chị, mà muốn có sự đi lại theo kiểu cặp bồ không? Có thể anh ấy nghĩ rằng như vậy tốt cho đứa con chung, còn anh ấy cũng không mất gì, chỉ được thêm? Có thể vì quá cô đơn, mà có lúc chị đã nghĩ rằng thế cũng được, còn hơn không có gì. Nhưng chị hãy thử suy nghĩ kĩ hơn một chút, sẽ thấy sự việc không đơn giản như vậy.
Anh ấy hiện nay không còn là chồng chị nữa. Trước đây chị đã rất ghét anh ấy ở cái tính lăng nhăng, lẽ nào giờ đây chị lại chấp nhận chia sẻ chồng với người phụ nữ khác? Chuyện đi lại ấy liệu có giữ được bí mật không, hay khi vợ anh ấy phát hiện ra, sẽ ghen tuông, sẽ làm ầm ĩ chuyện lên? Khi ấy người bẽ bàng sẽ là chị. Chị hy vọng anh ấy sẽ chia sẻ với chị được những gì, hay những lúc chị cần thì anh ấy không thể đến cùng chị, anh ấy chỉ đến khi anh ấy cần cái gì đó? Hơn nữa, khi cháu bé con anh chị lớn lên, nó hiểu rõ hơn mối quan hệ của anh chị, nó sẽ nghĩ thế nào? Chấp nhận sự đi lại của anh ấy chị có thật sự hết cô đơn, hay đó chỉ là sự khoả lấp tạm thời. Biết đâu sau những giây phút ở cùng nhau vui vẻ, khi anh ấy về với vợ anh ấy, chị sẽ càng thấy khổ tâm hơn? Nếu cân nhắc kĩ, có khi chị thấy chuyện này tưởng vui mà lại không vui đâu.
Không phải sự đơn lẻ nào cũng là bất hạnh. Hạnh phúc hay bất hạnh phụ thuộc rất nhiều vào cách nhìn nhận của chúng ta.