![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tôi có rất nhiều người bạn chưa từng cưới chồng hoặc chưa hề dám cưới vợ. Thực tế, họ vẫn có cuộc sống tình cảm và thậm chí cả cuộc sống lứa đôi gia đình hạnh phúc, chỉ là họ chưa đăng ký kết hôn mà thôi.
Yêu rồi quên cưới
Bạn bè tôi, có người đã sống với người vợ chưa hôn thú thứ hai(!), có người đã bước qua cuộc sống trăng mật với người chồng chưa cưới tới… năm thứ mười.
Tôi rất ngạc nhiên bởi “ăn cơm trước kẻng”, hoặc “sống thử” dường như chỉ nghe nói nhiều ở giới nghệ sĩ đầy mình cá tính, hoặc ở lứa sinh viên, đến với nhau vì nghèo và ít điều kiện để lựa chọn.
Tôi chỉ hỏi những người bạn ấy: Tại sao các cậu không cưới nhau? Bạn bè tôi thường tránh trả lời. Có thể câu trả lời sẽ làm tổn thương họ hoặc làm tổn thương người họ yêu. Hoặc quá dài.
Tôi thường tò mò hỏi nữa, vậy có yêu nhau không, có ý định gắn bó lâu dài không? Câu này thì tất cả đều gật đầu, nói có.
Không lẽ tờ hôn thú ngày càng mất giá trị, khi bạn bè tôi, có công ăn việc làm, có thu nhập và học vấn, đã lựa chọn tình yêu chứ không lựa chọn tờ hôn thú?
![]() |
Ảnh minh họa. |
Trong số bạn bè tôi quen, chỉ có một đôi sau thời gian “sống thử” đã cưới nhau thật, đó là khi người vợ mang bầu đứa con đầu lòng. Họ đăng ký kết hôn vì tương lai của đứa con chứ không phải vì bất kỳ điều gì khác.
Không lẽ tờ hôn thú ngày càng mất giá trị, khi bạn bè tôi, có công ăn việc làm, có thu nhập và học vấn, đã lựa chọn tình yêu chứ không lựa chọn tờ hôn thú? Hay bởi họ yêu nhau lâu quá rồi, lâu tới mức không buồn cưới nhau nữa?
Lần này thì khá nhiều anh bạn tôi đồng ý. Bạn tôi nói, sống chung ba bốn năm rồi, cái gì cũng đã biết hết về nhau, ngay cả thói xấu nhất cũng như bộ quần áo rách nhất, vậy thì cưới chỉ còn là thủ tục, thích cưới lúc nào chả được, vì cưới xong cũng chả có gì thay đổi trong cuộc sống cả!
Còn người bạn gái học chung cấp ba với tôi, đã yêu suốt bảy năm trời thì nói: chồng (chưa cưới) của tớ nói y hệt như thế đấy. Sống thế này khác gì đã cưới, lúc nào cũng ở trong tuần trăng mật, lại rất thuận lợi cho sự nghiệp, năm ngoái lại mới mở công ty, nên cứ dồn sức để sống và… yêu, kết hôn là thủ tục sẽ làm vào lúc chẳng đặng đừng.
Tôi rất muốn hỏi lúc chẳng đặng đừng là lúc nào? Bạn tôi chỉ kể thêm, người yêu bạn bây giờ, thời sinh viên đã sống chung với bạn gái ba năm, thế mà rồi sau còn bỏ nhau, chỉ vì cô kia không đợi được, ra trường cứ đòi cưới, rồi cuối cùng bỏ đi lấy chồng. Còn bạn tôi, bạn tôi không đợi đám cưới.
Tôi hỏi tại sao? Cô bạn nói, gia đình cô cũng luôn gây sức ép, nhưng hiếm gì gia đình có hôn thú mà bất hạnh, hiếm gì những đứa con sinh ra không được bố nó đoái hoài, cưới mà chấm hết thì thà không cưới mà hạnh phúc còn hơn. Cho dù miệng lưỡi thế gian cũng cay nghiệt lắm – cô công nhận! Và thực ra bạn tôi cũng muốn có được… một bộ ảnh cưới đẹp lung linh, muốn lắm chứ!
Ông xã của bạn tôi đi tới, mỉm cười, nói đùa rằng: trên tay em đã có nhẫn kim cương của anh, em còn cảm thấy thiếu hay sao? Nếu anh và em cưới nhau bảy năm rồi, thì liệu ngày hôm nay em có yêu anh như thế này không, hay lúc đó em sẽ ngồi nói kể tội anh và than vãn gia đình nhà chồng?
Cưới rồi quên yêu
Đó là sự thật. Người vợ bảy năm sau đám cưới sẽ ngồi khen con và chê chồng giữa đám bạn bè, như tôi và lũ bạn đàn bà cùng lớp cũ, chứ khó có thể như cô bạn tôi, xinh đẹp và hạnh phúc trong tuần trăng mật lứa đôi.
Thật khó nói được những gì chúng ta được và mất từ trong hôn nhân. Có nhiều người sau đám cưới mới được nhìn thấy toàn bộ thân thể người yêu, cũng như nhận ra toàn bộ cuộc sống thật đời thường của người mình vẫn yêu.
Tôi vẫn nhớ một cuốn sách có lời khuyên các cô gái trẻ đang tuổi yêu, hãy luôn mặc bộ đồ lót xinh đẹp bên trong bộ quần áo thời trang của bạn, bởi biết đâu, bạn sẽ gặp người đàn ông bạn yêu tối nay và rồi… sẽ cởi đồ trước chàng. Mà không gì làm chúng ta vỡ mộng thê thảm hơn việc, phát hiện đằng sau vẻ đẹp đẽ hấp dẫn, cô ấy (hay anh ấy) thực ra có một vết thủng trên quần đùi, hoặc một chiếc áo lót ố vàng cũ kỹ.
Tôi thấy hôn nhân thực chất là một cuộc cởi đồ toàn diện, cả về tính cách, thói quen sống lẫn kinh tế. Sau cưới, người đàn ông và người đàn bà sẽ trần trụi trước nhau, không phải chỉ khi tắt đèn trong phòng ngủ. Và những ngõ ngách của cuộc sống khi bị phơi trần ra, không còn thơ mộng như lúc ta chỉ gặp nhau đôi phút trong ngày, uống cùng một tách cà phê, trao cùng nhau một nụ hôn, rồi ai về nhà người nấy.
Cưới rồi, quên yêu là vì thế. Và tất cả những bạn bè cũ chúng tôi, lứa đã chồng con hay vợ con đề huề, đều ít nhiều trở thành nhân chứng cho điều đó. Không phải vì tình yêu không quan trọng trong cuộc sống gia đình, mà là vì chúng ta phải nhớ quá nhiều nghĩa vụ, đã quên dành ra thời gian để hôn nhau.
Quên cả cảm giác sợ sẽ mất nhau. Quên cả sự rung động mong nhớ khi không được gặp. Và lại có thêm nhiều thời gian nhìn thấy lỗ thủng trên quần đùi hoặc vết ố vàng trên áo lót.
Có nhiều cô cậu sinh viên đã góp gạo thổi cơm chung chỉ vì yêu nhau và tiết kiệm không gian, tiết kiệm tiền, không có nhiều lựa chọn. Có nhiều đàn ông đàn bà trưởng thành đã chọn cách này lại bởi yêu nhau và đã có được quá nhiều không gian, có được nhiều tiền, và lại có rất nhiều sự lựa chọn.
Thế mà vừa rồi, tôi lại nhận được thiệp mời cưới vào tháng sau của hai người bạn đã yêu nhau gần mười lăm năm, mà không cưới. Tôi hỏi, có phải cuộc marathon yêu chấm dứt?
Cô bạn tôi nói, không, cưới xong, hai chúng tôi vẫn ai ở nhà nấy, và ít nhất sẽ vẫn không thể đẻ con cho tới năm bốn mươi tuổi.
Vì sao vậy? Bạn tôi nói vì quá bận, anh kia đi làm về tối nhậu nhẹt bia bọt, la cà bạn bè, cưới hay không cưới thì vẫn chín mười giờ mới vác mặt về ăn cơm nguội của mẹ. Bạn tôi là bác sĩ, tan sở phải chạy ra phòng khám riêng làm cho tới chín rưỡi tối, mười giờ về nhà ăn uống tắm giặt lăn ra ngủ, sáu giờ sáng đã phải rắp ranh lên bệnh viện sớm, chưa kể những ngày cuối tuần trực cấp cứu. Làm gì còn thời gian dành cho nhau. Có cưới thì cũng vẫn sống riêng như hồi còn yêu.
Bây giờ đến lượt tôi buột miệng nói, nếu vậy, thì cứ yêu nhau tiếp đi, chứ cưới nhau làm gì?
Hiện tại tôi đang là ông bố độc thân. Cuộc sống của tôi đang rất thoải mái, nhẹ nhàng. Sở dĩ tôi nói như thế vì tôi vừa trải qua một cuộc hôn nhân tồi tệ.
Sau mười hai năm tưởng chừng hạnh phúc với vợ đẹp con ngoan, phút chốc tôi bàng hoàng nhận ra sự phản bội của người vợ mình yêu thương. Có ai ngờ rằng, món quà đầu tiên và cũng là cuối cùng cô ấy tặng tôi chính là tờ đơn ly dị.
Ngày xưa, bố mẹ tôi rất nghèo nên con cái không được học hành đến nơi đến chốn. Từ anh lớn đến con út, đứa nào cũng chỉ mới năm tuổi là đã phải đội mâm bánh bò đi bán dạo khắp các con hẻm. Bố tôi lầm lì, ít nói, lại thêm thất chí vì gia cảnh nên không khi nào ông ngọt ngào với mẹ. Đã vậy sau này, ông còn sinh tật đề đóm, rượu chè. Càng ngày càng bê tha, ông say xỉn suốt ngày, luôn hầm hè bắt con, bắt vợ phải nộp hết tiền cho ông nướng vào số đề.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tưởng như thế là đủ đầy cho hạnh phúc nhưng tôi đã lầm. Vợ tôi không suy nghĩ giống tôi, cô ấy kết tội tôi chỉ biết chạy theo đồng tiền mà không nghĩ đến vợ con. Tôi đã không quan tâm xem vợ cần gì và muốn gì ở chồng. Vợ tôi cần tiền nhưng vợ tôi cũng cần một người đàn ông biết yêu thương và chia sẻ.
Tôi công nhận là mình đã sai khi không nghĩ đến cảm giác của vợ nhưng mọi việc tôi làm đều là vì cô ấy, vì con cái. Suốt ngày quần quật với công việc, tôi về nhà mệt mỏi đến mức không còn muốn ăn cơm. Nhưng, rảnh lúc nào là tôi lại chở vợ con đi du lịch đây đó, thế thì tôi đâu phải ông chồng quá vô tâm? Thay vì tâm sự với tôi, cô ấy lại đem nổi niềm trút hết vào ông hàng xóm… Quan hệ bất chính đó kéo dài gần bốn năm thì bị vợ ông ta phát hiện. Bà ấy kéo cả dòng họ qua nhà tôi chửi rủa, gây náo loạn cả xóm. Vừa đau khổ vì bị lừa dối, vừa ê chề với mọi người, tôi giận dữ lao vào tát cho cô ấy một cái chảy cả máu miệng. Ngay hôm đó, vợ tôi dẫn con về nhà ngoại, tuyên bố ly thân.
Nhớ lại tình yêu trong quá khứ, tôi vẫn bàng hoàng không dám tin người vợ ấy đã phản bội mình, vì cô ấy quá hiền lành và an phận. Trong suốt thời gian sống chung, chúng tôi chưa từng to tiếng hay nặng lời xúc phạm nhau. Vậy mà khi sự việc xảy ra, vợ tôi khăng khăng đổ hết tội lỗi lên đầu tôi, cho rằng cô ấy mới là nạn nhân. Khi đưa đơn ra tòa, cô ấy giành quyền nuôi con. Ngoài việc đòi tài sản chia đôi, cô ấy còn bắt tôi phải trợ cấp hằng tháng để phụ nuôi con. Nỗi đau gia đình tan nát còn chưa nguôi, tôi lại tiếp tục hứng chịu nỗi đau xa con.
Ly dị được hai năm, thời gian đầu, tôi thấy cuộc sống chỉ còn là cô đơn và buồn chán. Ngoài mặt tôi tỏ ra mạnh mẽ nhưng thật sự tôi không còn muốn làm việc, chỉ muốn buông xuôi tất cả. May mà tôi còn có mẹ già bên cạnh, đã an ủi, khuyên bảo tôi rất nhiều. Dần dần, nỗi đau cũng nguôi ngoai. Tôi sống thoáng hơn, không còn bị tiền bạc ghì chặt nữa. Giờ con cái là nỗi quan tâm hàng đầu của tôi và cũng là mục tiêu để tôi phấn đấu. Cuối cùng, tôi lại thấy mình hạnh phúc với hiện tại và chưa muốn thay đổi điều gì khác.