Đặng Lê Nguyên Vũ: Tôi nợ người cho mượn tiền cả đời này

(Vietnamdaily) - Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ rằng: "Một người cho tôi vay tiền, tôi nghĩ rằng đó là người ta mang công sức bát gạo của bản thân họ gửi gắm vào tay mình".

Một người cho tôi vay tiền, tôi nghĩ rằng đó là người ta mang công sức bát gạo của bản thân họ gửi gắm vào tay mình. Tuyệt nhiên không dám nghĩ, ít nhiều cũng không dám nghĩ người ta thừa tiền nên đôi ba đồng cái công chỉ như cái kẹo.
Người ta không đòi bạn cũng chẳng phải vì người ta quên. Đồng tiền đi liền khúc ruột, họ im lặng để chờ xem sự tử tế của bạn có thật như những gì bạn đã hứa hẹn.
Tôi nói với quý nhân của mình rằng, tôi nợ họ, nợ trọn đời này. Cái nợ ấy không còn đơn giản là nợ vật chất nữa. Nếu tôi không đủ tiền để trả thì tôi sẽ trả bằng sự trung thành của mình, bằng sự tận tuỵ của mình, thậm chí bằng cả máu và nước mắt.
Dang Le Nguyen Vu: Toi no nguoi cho muon tien ca doi nay
 
Người cho tôi bát cơm lúc tôi giàu sang chưa chắc đã vì tôi mà cho. Nhưng người sẵn sàng kéo tôi ra khỏi khó khăn tuyệt vọng thì chắc chắn họ đã yêu thương và trân quý tôi thực sự.
Bạn có thể là một người nghèo nhưng đừng làm một người bội tín hay vô ơn. Bạn có thể không đủ tiền để trả nhưng phải biết dùng miệng để giữ lại chút tín nhiệm. Bội tín chính là sự suy sụp về mặt kinh tế, bội tín cũng chính là sự thất bại nặng nề về mặt nhân cách.
Bạn im lặng, bạn có thể được bố thí hoàn toàn số tiền đó, người hào sảng sẽ không gay gắt với bạn như phường nặng lãi. Nhưng bạn sẽ vĩnh viễn mất đi một ân nhân, một người anh em tử tế, một niềm hy vọng, một chiếc phao cứu sinh trong những cơn đắm chìm về sau.

Đặng Lê Nguyên Vũ: Sức ảnh hưởng vượt ra ngoài Trung Nguyên

Cách đây 4-5 năm, hơn 1 triệu cuốn sách về khởi nghiệp, làm giàu đã được ông Đặng Lê Nguyên Vũ tặng miễn phí cho người dân Việt Nam, là cách ông trao cho người trẻ phương tiện để tìm thấy động lực từ bên trong chính mình...

Trong những ngày qua, vụ tranh chấp của vợ chồng doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ đã khiến báo chí tốn không ít giấy mực.

'Vua cà phê' Trung Nguyên và chuyện King Coffee của người đàn bà đẹp

Cả ông "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ cũ – bà Lê Hoàng Diệp Thảo đều vốn rất kín tiếng trước truyền thông về cuộc sống, cũng như tâm tư chẳng mấy khi được thể hiện về cuộc hôn nhân của mình.
 

Chuyện người đàn bà đẹp và mối tình định mệnh

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ hưởng 60% tài sản, được điều hành Trung Nguyên

(VietnamDaily) - Cuối chiều hôm nay (27/3), TAND TP HCM đã đưa ra phán quyết cuối cùng, khép lại cuộc ly hôn và tranh chấp tài sản ồn ào, kéo dài suốt 3 năm qua của vợ chồng đại gia cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ.

Bà Thảo được nuôi 4 con, hưởng 40% tài sản

Theo đó, tòa đồng thuận cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo ly hôn do giữa hai người có nhiều mâu thuẫn, không thể hòa giải. Đối với 4 người con chung, tòa giao bà Thảo chăm sóc, nuôi dưỡng. Ông Vũ có trách nhiệm cấp dưỡng như thỏa thuận trước đó, tức là 10 tỷ/năm tính từ 2013. Ông Vũ có quyền chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên; ông Vũ có quyền yêu cầu tòa án thay đổi người nuôi con nếu có đủ điều kiện.

Về những tranh chấp tài sản giữa hai người, tòa tuyên ông Vũ được hưởng 60%, bà Thảo 40%.

Tòa chấp nhận đề nghị của ông Vũ, cho rằng việc chia cổ phần cho cả hai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp nên để ông Vũ sở hữu các cổ phần của bà Thảo. Ông Vũ sẽ trả lại bằng tiền cho bà Thảo tương ứng với giá trị cổ phần sở hữu. Phương án này sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với hàng chục bất động sản, tòa ghi nhận sự thoả thuận của hai bên, giao cho ông Vũ sở hữu 6 nhà đất đang quản lý, trị giá hơn 350 tỷ đồng. Bà Thảo sở hữu 7 nhà đất trị giá hơn 375 tỷ đồng. Bà Thảo có nghĩa vụ trả lại cho ông Vũ phần chênh lệch 12,5 tỷ đồng.

Tòa giao ông Vũ tất cả cổ phần trong các công ty của Tập đoàn Trung Nguyên tương ứng các tỷ lệ cổ phần đã nêu. Ông Vũ có quyền yêu cầu Sở Kế hoạch Đầu tư thay đổi giấy phép kinh doanh theo quy định và được quản lý tài sản đất và gắn liền với đất tương đương 6 bất động sản trị giá 350 tỷ

Về phía bà Thảo được giao tiền, vàng, bất động sản đang quản lý, quyền sử dụng đất và gắn liền với đất gồm 7 bất động sản trị giá 375 tỷ; tài sản quy ra tiền tương đương hơn 1.700 tỷ. Và ông Vũ có trách nhiệm thanh toán phần chênh lệch 1.200 tỷ cho bà Thảo.

Theo bản án, tòa đình chỉ các yêu cầu khác đối với các công ty phát sinh với tư cách cổ đông, thành viên công ty; hủy các biện pháp khẩn cấp tạm thời; tách quan hệ liên quan Trung Nguyên Singapore thành vụ kiện khác.

Giao Trung Nguyên cho ông Vũ quản lý

Nguyên nhân khiến tòa cho ông Vũ được hưởng 60% tài sản là do tòa xác định, tổng cộng ông Vũ bà Thảo sở hữu cổ phần trị giá hơn 5.700 tỷ đồng trong các công ty. Việc chia tài sản là cổ phần của vợ chồng về nguyên tắc là chia đôi có tính đến công sức đóng góp của hai bên (ai có đóng góp nhiều hơn được chia nhiều hơn).

"Căn cứ các tài liệu có cơ sở xác định, ông Vũ sáng lập Trung Nguyên nhờ vào tài sản là bán hai căn nhà của bố mẹ. Ông là người đứng tên giấy phép kinh doanh, phát triển công ty. Sau nhiều năm, tăng vốn điều lệ, trải qua các giai đoạn phát triển ông Vũ luôn giữ chức danh chủ tịch..., công sức đóng góp của ông Vũ nhiều hơn".

Căn cứ vào công sức của ông Vũ trong việc thành lập, hoạt động, điều hành Trung Nguyên... HĐXX cho rằng: "Cần thiết giao cho ông Vũ quyền điều hành Trung Nguyên, có như vậy mới đảm bảo quyền lợi của đương sự".

Ong Dang Le Nguyen Vu huong 60% tai san, duoc dieu hanh Trung Nguyen
 Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại tòa. Ảnh Zing.
Cũng theo tòa, từ 2015 đến nay, 2 bên xảy ra hàng loạt vụ kiện ảnh hưởng danh dự thương hiệu Trung Nguyên và hoạt động của các công ty ở Trung Nguyên. Tòa nhận định cần thiết giao cổ phần bà Thảo và ông Vũ trong Tập đoàn Trung Nguyên cho ông Vũ quản lý theo Luật Hôn nhân Gia đình.
Ông Vũ thanh toán lại bằng tiền cho bà Thảo; tạo điều kiện cho bà Thảo đầu tư vào thương hiệu cà phê mới. Có như vậy mới giúp các đương sự có cuộc sống mới.
Ong Dang Le Nguyen Vu huong 60% tai san, duoc dieu hanh Trung Nguyen-Hinh-2
 Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được giao quyền điều hành Trung Nguyên
Hơn 1.700 tỷ trong ngân hàng là tài sản chung

Về khối tài sản tại các ngân hàng trị giá 1.764 tỷ đồng (thay vì 2.100 tỷ đồng như ông Vũ phản tố trước đó) bà Thảo đang đứng tên, HĐXX xác định đây là tài sản chung, sẽ chia đôi nhưng có tính đến công sức đóng góp của các bên. Theo đó, tòa giao bà Thảo tiếp tục quản lý tài sản này, số tiền chênh lệch được cấn trừ vào số cổ phần ông Vũ nhận lại từ bà Thảo.

Vợ chồng ông Vũ phải nộp gần 80 tỷ án phí 

Tòa cũng tuyên bố số tiền án phí mà vợ chồng "vua cà phê" phải nộp lên đến con số gần 80 tỷ đồng. Cụ thể, bà Thảo phải chịu án phí dân sự 300.000 đồng; án phí cho phần tài sản 33 tỷ đồng; ông Vũ phải nộp 48 tỷ án phí tài sản.

Cấn trừ vào tiền đã tạm ứng trước đó, bà Thảo phải nộp 32 tỷ đồng án phí, ông Vũ phải nộp hơn 47 tỷ đồng. Tổng cộng 2 vợ chồng này phải nộp 79 tỷ đồng.

Án phí được quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14. Theo đó, với tranh chấp tài sản trong vụ án dân sự có giá trị tài sản trên 4 tỷ đồng, mỗi bên đương sự sẽ phải nộp tiền án phí cho Nhà nước là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.

Tranh chấp giữa vợ chồng ông Vũ trước phiên tòa cuối:

Năm 2015, sau thời gian dài có nhiều mâu thuẫn, bà Thảo đơn phương ly hôn, đề nghị được nuôi các con. Với cổ phần tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, bà đề nghị hưởng 51% (tương đương 2.114 tỷ đồng) trong Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên - công ty nòng cốt chiếm phần lớn giá trị của tập đoàn.

Tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên mỗi người 15% (khoảng 814 tỷ đồng), Công ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên - G7, mỗi người 7,5% (43 tỷ đồng). Đối với cổ phần của vợ chồng tại 4 công ty còn lại, bà Thảo đồng ý chia cho ông Vũ sở hữu toàn bộ.

Ông Vũ chấp thuận việc các con sống với mẹ, ông cấp dưỡng 10 tỷ đồng mỗi năm. Hai bên thống nhất để bà Thảo và các con sống ở căn nhà trên đường Tú Xương (quận 3), các nhà đất khác chia đôi. Với tài sản hơn 2.100 tỷ đồng tại ngân hàng, ông Vũ đòi chia theo tỷ lệ phần hơn 70/30.

Phía ông Vũ cũng đề nghị hưởng 70% giá trị cổ phần tại tất cả công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên và sẽ thanh toán lại cho bà Thảo bằng tiền mặt đối với số cổ phần còn lại.

Cả hai đều giành quyền điều hành công ty mang thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Ông Vũ cho rằng, bà Thảo không phải là người đồng sáng lập mà do ông và gia đình làm chủ. Năm 1996 để có vốn thành lập doanh nghiệp, cha mẹ ông đã bán nhà để có tiền phát triển công ty. Ông là linh hồn, trí tuệ, trái tim của Trung Nguyên. Hiện Trung Nguyên có 200.000 quán cà phê trên cả nước và đang có những đột phá mạnh mẽ cả trong nước và nước ngoài. Việc giao cho ông điều hành Trung Nguyên là tính đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp...

Trong khi đó bà Thảo cho rằng trước khi kết hôn, ông Vũ làm ăn thua lỗ và trắng tay. Chỉ khi 2 người kết hôn, nhờ vào sự hỗ trợ của bà ông Vũ mới vực dậy được công việc kinh doanh. Ngoài ra bà cũng đưa ra bằng chứng chứng minh bà chính là người góp vốn cho bố mẹ ông Vũ.