Đang dần bị chìm, quốc gia này vẫn kiếm bộn tiền từ lũ lụt

Đại sứ nguồn nước duy nhất trên thế giới, do Hà Lan bổ nhiệm, nói rằng thiệt hại từ các cơn bão và lụt lội có thể được giảm bớt, thậm chí là mang lại nguồn lợi lớn, với sự giúp đỡ của hệ thống quản lý nước mưa đổi mới của Hà Lan

Dang dan bi chim, quoc gia nay van kiem bon tien tu lu lut

Các mùa bão gần đây rất tàn khốc, năm ngoái đã giết chết hơn một trăm người và gây ra thiệt hại hơn 50 tỷ đô la cho Hà Lan. Đất nước này vẫn đang trong quá trình hồi phục và mùa bão năm nay vẫn tiếp tục khắc nghiệt hơn so với trước.

Chu kỳ không ngừng của thảm họa khiến nhiều cư dân của đất nước ven biển này cảm thấy tê liệt và bất lực. Và các nhà khoa học về khí hậu cho biết chúng ta có thể phải chịu những cơn bão thường xuyên hơn, mạnh hơn trong tương lai.

Dang dan bi chim, quoc gia nay van kiem bon tien tu lu lut-Hinh-2

Hà Lan nằm ở độ cao thấp hơn mức nước biển và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lụt lội (Nguồn: CBS)

Hà Lan, một trong những nơi dễ bị lũ lụt nhất trên thế giới. Hà Lan có diện tích gấp đôi New Jersey và là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới. Phần lớn diện tích nằm dưới mực nước biển, nhưng người Hà Lan không bận tâm đến bảo hiểm lũ lụt, thậm chí còn kiếm ra tiền nhờ lũ lụt.

Biến đổi khí hậu đang trở thành sản phẩm kinh doanh đặc trưng của Hà Lan. Hàng tháng đều đặn có những đoàn tham quan từ khắp các nơi trên thế giới tới thành phố cảng Rotterdam. Thông thường cuối cùng họ sẽ thuê các công ty Hà Lan vốn đang đứng đầu thế giới về trị thủy và kỹ sư công trình công nghệ cao.

Ngân hàng Thế giới ước tính rằng mỗi đô la chi cho công tác phòng chống lũ lụt mang lại lợi nhuận từ 7 đến 10 đô la cho Hà Lan nhờ những công trình khoa học mới. Bianca Nijhof, giám đốc điều hành mạng lưới đối tác nước Hà Lan, nói: “Lối suy nghĩ tiên tiến và tích hợp mà Hà Lan sở hữu là thứ mà bạn không thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên toàn thế giới, không nơi nào đạt được quy mô đó".

Quan điểm của đất nước này là thay đổi để phù hợp với thiên nhiên, để cho nước chảy vào bất cứ nơi nào có thể, sống chung với nước chứ không phải cố gắng chống lại sức nước. Những ao hồ, công viên, quảng trường và thậm chí là những bãi đỗ ô tô có thể dễ dàng trở thành những nơi trữ nước khổng lồ khi có lũ.

Dang dan bi chim, quoc gia nay van kiem bon tien tu lu lut-Hinh-3

Dự án Delta Work được coi là kỳ quan trị thủy tại Hà Lan (Nguồn: CBS)

Delta Works hiện là dự án tiêu biểu thể hiện tư duy sống chung với nước của Hà Lan. Ban đầu mục tiêu của dự án là chặn tất cả cửa sông nhằm hạn chế tối đa khả năng tấn công của nước biển vào trong đất liền, tuy nhiên sau 1 trận siêu bão gây thiệt hại lớn chưa từng có về kinh tế, dự án được điều chỉnh và có hai cửa sông không bị đóng hoàn toàn là Tây Scheldt và New Waterway.

Mặc dù dự án này – hiện là Maeslantkering - được hoàn thành từ năm 1997, tuy nhiên du khách nước ngoài thường coi nó là một thứ đến từ tương lai. Công trình bao gồm hai cánh tay kim loại, mỗi chiếc có kích thước tương đương một tháp Eiffel.

Hà Lan sẽ liên tục nâng cấp hệ thống phòng thủ của mình để đối phó với nước dâng cao. Đất nước này có thể xây dựng những ngôi nhà nổi, thậm chí là một sân bay nổi để thích nghi với điều kiện khí hậu.

Chùm ảnh lũ lụt tàn phá các nước châu Á

(Kiến Thức) - Nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ...đã phải hứng chịu những trận lũ lụt nghiêm trọng do biến đổi khí hậu trong thời gian vừa qua.

Chum anh lu lut tan pha cac nuoc chau A

Cơn bão Mora đã đổ bộ vào Bangladesh sáng ngày 30/5, với sức gió lên tới 135 km/giờ. Trận bão lũ đã phá hủy hàng nghìn nhà ở và hơn 500.000 người dân ở các làng ven biển phải sơ tán. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc “căng mình” vừa chống dịch COVID-19 vừa chống lũ

(Kiến Thức) - Một số địa phương ở Trung Quốc từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 thì hiện nay cũng đang phải hứng chịu trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 30 năm qua.

Trung Quoc “cang minh” vua chong dich COVID-19 vua chong lu
Trong khi đang quay cuồng khắc phục hậu quả của dịch COVID-19, Trung Quốc lại phải "căng mình" đối phó với thảm họa lũ lụt hoành hành. Ảnh: THX.  

Trung Quoc “cang minh” vua chong dich COVID-19 vua chong lu-Hinh-2
 Giới chức Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch nhằm vực dậy nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trận mưa lũ tồi tệ nhất trong 30 năm qua có khả năng sẽ làm phức tạp thêm những nỗ lực phục hồi nền kinh tế của nước này. Ảnh: CNN. 

Trung Quoc “cang minh” vua chong dich COVID-19 vua chong lu-Hinh-3
 Một số khu vực từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 cũng đang chịu tác động xấu nhất của đợt mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc những ngày qua. Ảnh: THX. 

Trung Quoc “cang minh” vua chong dich COVID-19 vua chong lu-Hinh-4
 Tại tỉnh Hồ Bắc, từng là tâm dịch khi chiếm 80% số ca nhiễm COVID-19 của Trung Quốc, nhiều thành phố chứng kiến lượng mưa kỷ lục, gây ngập diện rộng và lở đất. Ảnh: THX. 

Trung Quoc “cang minh” vua chong dich COVID-19 vua chong lu-Hinh-5
 Theo Tân Hoa Xã, mưa lớn kéo dài ở Hồ Bắc đã khiến hơn 9 triệu cư dân bị ảnh hưởng, gây thiệt hại kinh tế gần 1,6 tỷ USD. Ảnh: CD. 

Trung Quoc “cang minh” vua chong dich COVID-19 vua chong lu-Hinh-6
 Thành phố Vũ Hán, từng là tâm dịch COVID-19 ở Hồ Bắc, cũng đang hứng chịu trận mưa lũ lịch sử và nằm trong số các khu vực được theo dõi chặt chẽ khi mực nước sông dâng cao. Ảnh: CNN. 

Trung Quoc “cang minh” vua chong dich COVID-19 vua chong lu-Hinh-7
 Mưa lũ ở Trung Quốc đến nay đã làm ảnh hưởng đến gần 39 triệu người dân tại 27 tỉnh thành và khu vực nước này, hơn 2,2 triệu người phải sơ tán và hàng trăm người thiệt mạng hoặc mất tích. Ảnh: THX. 

Trung Quoc “cang minh” vua chong dich COVID-19 vua chong lu-Hinh-8
 Lũ lụt cũng phá hủy 29.000 ngôi nhà, gây thiệt hại đến nay ước tính lên tới 12,3 tỷ USD. Ảnh: Youtube. 

Trung Quoc “cang minh” vua chong dich COVID-19 vua chong lu-Hinh-9
 Dự báo, mưa lũ ở Trung Quốc còn tiếp diễn vì sẽ có mưa lớn những ngày tới. Ảnh: AW. 

Trung Quoc “cang minh” vua chong dich COVID-19 vua chong lu-Hinh-10
 Ngày 14/7, Cơ quan Khí tượng Trung Quốc ra cảnh báo xanh lam, dự báo mưa lớn từ ngày 14/7 đến ngày 18/7 tại nhiều tỉnh, bao gồm Tứ Xuyên, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tô và Chiết Giang. Ảnh: THX. 

Trung Quốc nâng mức ứng phó khẩn cấp vì lũ lụt nghiêm trọng

Ban chỉ huy Phòng chống Lũ lụt và Hạn hán Quốc gia Trung Quốc ngày 7/7 nâng mức ứng phó khẩn cấp lũ lụt từ cấp 4 lên cấp 3, điều động thêm 9 nhóm công tác hỗ trợ địa phương.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong
Trước tình hình mưa lớn liên tục, gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng ở nhiều địa phương, Ban chỉ huy Phòng chống Lũ lụt và Hạn hán Quốc gia của Trung Quốc ngày 7/7 thông báo điều chỉnh mức ứng phó khẩn cấp lũ lụt từ cấp 4 lên cấp 3. Ảnh: Tân Hoa xã. 

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-2
 Ghi nhận tình hình lũ lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi, Ban chỉ huy Phòng chống Lũ lụt và Hạn hán Quốc gia và Bộ Thủy lợi Trung Quốc một ngày trước đó cũng điều động thêm 9 nhóm công tác đến nhiều khu vực hỗ trợ điều phối ứng phó. Các địa phương nằm ở 4 tỉnh Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Nam và Giang Tây. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-3
 Trước đó, một số nhóm công tác đã được điều động đến 2 tỉnh Hồ Bắc và An Huy. Ngày 7/7, lũ lụt nghiêm trọng khiến một địa phương của tỉnh An Huy phải hủy ngày thi đầu tiên của kỳ thi đại học. Địa phương này có hơn 2.700 thí sinh nhưng đến 10h cùng ngày chỉ có khoảng 500 em có mặt tại các điểm thi, theo China Daily. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-4
 Ban chỉ huy Phòng chống Lũ lụt và Hạn hán Quốc gia cho biết sẽ hướng dẫn chính quyền các địa phương nâng cao khả năng dự báo, cải thiện công tác giám sát tình hình sông và hồ trữ nước, đảm bảo sinh kế của người dân không chịu ảnh hưởng từ lũ lụt. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-5
 Kể từ tháng 6 đến nay, mưa lớn liên tiếp tại miền Nam Trung Quốc đã gây nên nhiều thiệt hại về kinh tế và tính mạng. Những con sông trong khu vực chịu ảnh hưởng từ lũ lụt đã vượt ngưỡng báo động, trong đó khu vực đồng bằng châu thổ sông Trường Giang được đánh giá đã bước vào mùa lũ chính. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-6
 Chiều 7/7, Đài Khí tượng Trung ương (NMC) của Trung Quốc, trực thuộc Cục Khí tượng Trung Quốc, ra báo động "cam" về tình hình giông bão tại miền Nam nước này từ ngày 7-8/7. Đây là báo động cao thứ hai trên thang đo 4 cấp độ được Trung Quốc sử dụng nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của mưa lũ. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-7
 Thành viên ủy ban ứng phó khẩn cấp thị sát kè đá một sườn đồi đang được gia cố ở ngoại ô thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, phía đông nam Trung Quốc. Trong tuần qua, các cơ quan khí tượng và ứng phó thiên tai nước này đã cảnh báo nguy cơ sạt lở và lũ bùn vì mưa lớn và lũ lụt kéo dài. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-8
 Theo China Daily, thống kê thời gian qua cho thấy lượng mưa tại nhiều địa phương ở Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trong vòng 80 năm qua. Một bài bình luận ngày 7/7 cho rằng Trung Quốc chưa có đủ cơ sở hạ tầng thủy lợi. "Năng lực các hồ chứa nước trên những con sông lớn và hệ thống thoát nước tại một số thành phố của Trung Quốc cần được cải thiện", tác giả bài viết bình luận. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-9
 Lượng mưa lớn thời gian qua có nguy cơ khiến các hồ trữ nước của Trung Quốc quá tải và gây nên lũ lụt nghiêm trọng. Ủy viên Quốc vụ viện Vương Long tuần này kêu gọi các địa phương huy động toàn lực nâng cao khả năng dự báo và ứng phó khẩn cấp. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-10
 Chiết Giang hôm 7/7 đã nâng mức ứng phó với lũ lụt lên mức cao nhất dọc theo sông Tiền Đường, giữa lúc mưa lớn đã làm tràn bờ sông, hồ và dự báo còn tiếp diễn. Hồ chứa Tân An Giang, công trình chống lũ quan trọng ở phía thượng nguồn sông Tiền Đường, đã vận hành đập tràn lần đầu tiên trong 9 năm. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-11
 Từ đầu tháng 6, mưa lớn và lũ lụt đã xảy ra trên 26/31 tỉnh thành của Trung Quốc, chủ yếu tập trung ở phía nam trong lưu vực sông Trường Giang. Ít nhất 121 người đã thiệt mạng hoặc mất tích. Mưa lớn cũng đe dọa nhiều công trình thủy điện, bao gồm đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang tại tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Tân Hoa xã.