![]() |
Một con trâu rừng lao đến giải cứu đồng loại nhưng bị đàn sư tử đuổi cho chạy bạt mạng. |
![]() |
Một con trâu rừng lao đến giải cứu đồng loại nhưng bị đàn sư tử đuổi cho chạy bạt mạng. |
Xem clip: Trăn khổng lồ nuốt chửng chân người đàn ông, bị kéo ra ngoài (nguồn: Youtube)
Hành trình săn trăn khổng lồ Anaconda đầy nguy hiểm, có thể khiến thợ săn mất mạng bất cứ lúc nào sơ sẩy. Người thợ săn bị trăn cắn chân kẹp cứng, sau đó được một số thợ săn khác hỗ trợ kéo chân ra ngoài, có cả con trăn đang bám chặt trên đó. Họ lấy con dao cắt bỏ đầu trăn, thu chiến lợi phẩm mang về.
![]() |
Con trăn nuốt chửng chân thợ săn, bị kéo cùng ra ngoài. |
Trăn Anaconda là loài trăn khá thông minh nên người đi săn phải dùng tới mưu trí, mánh lới và mưu mẹo để dụ chúng. Nó được coi là loài trăn khủng khiếp nhất trên thế giới. Chúng có thể dài tới 10m và nặng hơn 100kg. Trong trường hợp bất đắc dĩ phải đối mặt với kẻ thù, những con trăn sẵn sàng há miệng, nhe răng tấn công bất kỳ một kẻ xâm nhập nào vào trong hang ổ của chúng ngay lập tức.
Khi ai đó hỏi bạn nghĩ loài nào là kẻ săn mồi nguy hiểm nhất? Chắc chắn nhiều người sẽ tưởng tượng ra đó là một con cá mập dữ tợn hay sư tử hung dữ. Nhưng chuồn chuồn mới chính là kẻ săn mồi đáng sợ nhất thế giới tự nhiên, các nhà khoa học cho biết.
![]() |
Chuồn chuồn săn mồi thành công hơn cả sư tử và cá mập. |
Chuồn chuồn là loài động vật ăn muỗi và các côn trùng nhỏ khác như ruồi, ong, kiến và ong bắp cày, bướm. Chúng thường đi săn mồi quanh đầm lầy, hồ, ao, suối và vùng đất ngập nước.
![]() |
Chuồn chuồn là kẻ săn mồi đáng sợ nhất thế giới tự nhiên. |
Các nhà khoa học ví sự tính toán khi săn mồi của chuồn chuồn (về cử động của chính con vật và các con mồi) giống như một vũ công ballet bắt nhịp gọn gàng với bạn nhảy của mình. Đây là trường hợp phát hiện động vật không xương sống đầu tiên có kỹ năng như vậy. Đôi mắt rất to của chuồn chuồn cho thấy tầm nhìn hình cầu trong khi nó đậu trên lá hoặc hàng rào chờ đợi rình con mồi.
Đến đúng thời điểm, chuồn chuồn phóng đến đuổi, tát con mồi bằng lông chân của nó chỉ trong chưa đầy một giây. Phản xạ bắt mồi nhanh như chớp kể trên của chuồn chuồn là nhờ tế bào thần kinh chuyên biệt có thể phát hiện các chuyển động của mục tiêu và hướng dẫn đôi cánh của nó để phản ứng, biến nó thành một thợ săn đáng gờm.