Cuộc “xâm lấn” của các ông lớn công nghệ vào thị trường ôtô điện

Không chỉ có các ông lớn giàu kinh nghiệm trong ngành công nghiệp ôtô dốc sức đầu tư vào thị trường xe điện, trong vài năm qua hàng loạt các hãng công nghệ cũng liên tục tuyên bố lấn sân sang lĩnh vực này.

 
Một trong những cái tên đáng chú ý nhất trong danh sách những tập đoàn, công ty công nghệ lớn đang tìm cách sản xuất xe điện là Apple. Với đầy đủ tiềm lực từ tài chính tới công nghệ, nhà “táo cắn dở” được xem là đối thủ “xứng tầm” với Tesla khi lấn sân vào ngành công nghiệp sản xuất xe ôtô tự hành chạy điện.
Trong vài năm qua, đã có rất nhiều thông tin xoay quanh kế hoạch, động thái tiến hành dự án Apple Car, chẳng hạn như “mời chào” hợp tác với một vài nhà sản xuất ôtô nhưng bị từ chối, các đối tác thành lập công ty để sản xuất pin, mua trung tâm thử nghiệm ôtô 125 triệu USD hay tự nghiên cứu công nghệ pin mới.
Cuoc “xam lan” cua cac ong lon cong nghe vao thi truong oto dien
Trong vài năm qua hàng loạt các hãng công nghệ cũng đã liên tục tuyên bố lấn sân sang lĩnh vực sản xuát xe ôtô điện đầy tiềm năng. 
Tuy nhiên, trước những tin đồn này Apple chỉ im lặng và không đưa ra bất kỳ thông tin xác nhận nào. Bên cạnh đó, nhà “táo cắn dở” cũng không để “lọt” ra ngoài bất kỳ một tài liệu hay hình ảnh cụ thể về dự án đang phát triển của mình. Có lẽ rằng, Apple đang muốn chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng và đợi thời cơ chính xác vì sản xuất xe điện là một thị trường tiềm năng nhưng cũng không ít những khó khăn.
Foxconn, đối tác sản xuất chính của Apple cũng không nằm ngoài sân chơi “nóng hổi” này. Đại diện công ty này cũng chia sẻ rằng xe ôtô điện công nghệ chính là "sản phẩm lớn tiếp theo" của Foxconn, tương tự như iPhone.
Cuoc “xam lan” cua cac ong lon cong nghe vao thi truong oto dien-Hinh-2
 Apple đang muốn chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng và đợi thời cơ chính xác vì sản xuất xe điện là một thị trường tiềm năng nhưng cũng không ít những khó khăn.
Theo Nikkei đưa tin, từ tháng 1/2020 công ty Đài Loan đã bắt đầu triển khai nghiên cứu xe điện với nền tảng phần cứng và phần mềm mở có thể tùy chỉnh được gọi tắt là MIH. Và mới đây, hình ảnh của mẫu sedan được cho là của Foxconn phát triển đã bị rò rỉ ra ngoài. Hình ảnh đăng tải bởi Autohome cho thấy chiếc xe gần như đã hoàn thiện và đủ khả năng chạy thực tế để thử nghiệm.
Huawei hiện đang là nhà sản xuất thiết bị viễn thông, hãng điện thoại đứng thứ ba thế giới sau Apple và Samsung. Từng là đối trọng một thời của Apple trong mảng kinh doanh thiết bị điện tử, nay Huawei cũng đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh ôtô và hành động này được cho là để công ty bù đắp vào mảng kinh doanh điện thoại thông minh bị giảm sút do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Cuoc “xam lan” cua cac ong lon cong nghe vao thi truong oto dien-Hinh-3
Xiaomi cũng tiếp bước Huawei chính thức gia nhập thị trường xe điện. 
Hiện Huawei đã có chiếc ôtô đầu tiên khi hợp tác cùng Cyrus, nhưng Huawei Seres SF5 cũng chưa phải là xe thuần điện hoàn toàn. Mẫu ôtô điện đầu tiên của Huawei được giới thiệu hồi tháng 4 tại Triển lãm ôtô Thượng Hải 2021. Xe được trang bị máy xăng 1.5L kết hợp cùng 2 mô-tơ điện, một dạng động cơ hybrid để làm tiền đề cho các sản phẩm xe điện tiếp theo.
Ông lớn Xiaomi cũng tiếp bước Huawei chính thức gia nhập thị trường xe điện. Tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã thành lập công ty sản xuất xe điện với tên gọi Xiaomi EV Inc với số vốn ban đầu 10 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,55 tỷ USD). Bên cạnh đó, kế hoạch dài hạn của Xiaomi EV được cho là sẽ đầu tư khoảng 10 tỷ USD trong thập kỷ này để xây dựng vị thế trong ngành xe điện.
Cuoc “xam lan” cua cac ong lon cong nghe vao thi truong oto dien-Hinh-4
Huawei và Xiaomi có những động thái rõ ràng trong mảng xe điện.
Để có thể rút ngắn thời gian phát triển cũng như tiết kiệm chi phí đầu tư vào khung gầm, pin hay thiết kế, các công ty công nghệ đã lựa chọn “bắt tay” với những đối tác tiềm năng.
Cụ thể như trước khi Huawei và Xiaomi có những động thái rõ ràng trong mảng xe điện, hai công ty này đã có nhiều thương vụ đáng chú ý với một vài nhà sản xuất ô tô. Rồi Baidu cùng Zhejiang Geely Holding Group hợp tác thành lập liên doanh sản xuất xe điện thông minh. Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba rót vốn vào công ty chung với SAIC Motor - hãng ôtô lớn nhất Trung Quốc.
Cuoc “xam lan” cua cac ong lon cong nghe vao thi truong oto dien-Hinh-5
 Amazon và Alphabet ở Mỹ đã “lặng lẽ” xây dựng ảnh hưởng của mình trong ngành công nghiệp ôtô. 
Bên cạnh đó, các công ty này còn muốn đưa những chiếc ôtô từ phương tiện vận tải thông thường trở thành các sản phẩm di chuyển và kết nối hiện đại trong tương lai. Chìa khóa của định hướng này là công nghệ tự hành và thông tin liên lạc.
Trong vài năm qua, Amazon và Alphabet ở Mỹ đã “lặng lẽ” xây dựng ảnh hưởng của mình trong ngành công nghiệp ôtô. Ngoài ra, tỷ phú Jeff Bezos cũng đã rót vốn vào hãng xe điện Rivian và công ty mẹ của Google thì đã đầu tư không ít tiền của và nhân sự cho dịch vụ taxi tự hành Waymo.
Được biết, dòng xe điện và công nghệ tự hành cũng được cho là định hướng mà Apple đang muốn xây dựng cho sản phẩm ôtô của mình. Dự án có tên gọi nội bộ là Project Titan, nhiều khả năng sẽ giới thiệu một phương tiện mang logo táo khuyết và không có vô-lăng
Cuoc “xam lan” cua cac ong lon cong nghe vao thi truong oto dien-Hinh-6
Tại thị trường Việt Nam, vào cuối tháng 8 vừa qua VinAI đã cho ra mắt 3 công nghệ hiện đại trên ôtô. 
Tại thị trường Việt Nam, vào cuối tháng 8 vừa qua VinAI đã cho ra mắt 3 công nghệ hiện đại trên ôtô. Trong đó đáng chú ý có hệ thống tự lái đạt cấp độ 2+ sử dụng camera, radar, bản đồ và các cảm biến để tự tính toán cũng như đưa ra các quyết định điều khiển tối cho xe.
Nhà sản xuất ôtô điện đầu tiên của Việt Nam cho biết, gần như chắc chắn rằng công nghệ tự hành sẽ có mặt trên các dòng xe điện VinFast sắp ra mắt thị trường. Trong đó, 3 model VF e34, VF e35 và VF e36 đều sở hữu tính năng tự hành cấp độ 2-3 và một loạt các tính năng thông minh khác.

Continental phát triển hệ thống túi khí mới an toàn hơn

Công ty Continental sẽ giới thiệu một loạt hệ thống an toàn mới tại Triển lãm IAA Mobility 2021, bao gồm công nghệ giám sát an toàn trước khi va chạm, van điều khiển túi khí mới và bộ phát hiện va chạm pin.

 

Continental bắt đầu phát triển bộ phận điều khiển túi khí (ACU) vào năm 1981, và chính thức đi vào sản xuất từ năm 1986. Từ đó đến nay, công ty đã sản xuất hơn 350 triệu đơn vị ACU và túi khí an toàn Continental.

Trong suốt 35 năm, ACU đã được cải tiến đáng kể, từ điều khiển một túi khí duy nhất đến điều khiển tới 48 mạch đánh lửa (tùy thuộc vào biến thể) và cả khả năng nhận các bản cập nhật phần mềm qua mạng để nâng cấp an ninh mạng. Ngay này, các hệ thống của Continental có thể phát hiện được cả sự cố trên xe điện khi xe đang sạc.

Xe Hàn được vinh danh về trải nghiệm công nghệ tốt nhất năm 2021

Cả Hyundai và nhãn hiệu xe sang Genesis đều lần lượt đứng đầu khảo sát về chỉ số trải nghiệm công nghệ tốt nhất trên ôtô năm 2021 do J.D. Power thực hiện. Đáng chú ý, xe Nhật Bản chỉ xếp thứ 3.

  

Mới đây, J.D. Power vừa thực hiện một cuộc khảo sát về chỉ số trải nghiệm công nghệ trên xe ôtô tại thị trường Mỹ. Những tưởng các thương hiệu đến từ châu Âu hay Nhật Bản sẽ đạt được thành tích tốt nhất và trở thành thương hiệu xe có chỉ số trải nghiệm công nghệ cao nhất từ người dùng, nhưng kết quả lại hoàn toàn khác.

Cụ thể, cả Hyundai và Genesis, hai thương hiệu đều thuộc Hyundai Motor Group đến từ Hàn Quốc đều giành được chỉ số cao nhất ở theo khảo sát. Ở phân khúc xe sang, Genesis đạt chỉ số 634 điểm, bỏ xa thương hiệu xếp thứ hai là Cadillac với chỉ số 551. Lần lượt xếp ở các vị trí tiếp theo là Volvo (550 điểm), BMW (545 điểm) và Mercedes-Benz (523 điểm).

Xe Han duoc vinh danh ve trai nghiem cong nghe tot nhat nam 2021
Genesis là thương hiệu xe có chỉ số trải nghiệm công nghệ tốt nhất ở phân khúc xe sang